:Bảng kết quả trách nhiệm chung của KTV trong kiểm toán BCTC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi của xã hội về chất lượng kiểm toán tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 62)

Giá trị trung bình (*)

Trách nhiệm chung của KTV trong

kiểm tốn BCTC là: KTV (n=13) Nhóm nhà quản lý và kế tốn (n=8) Nhóm NV ngân hàng, chứng khoán (n=9) Sinh viên (n=53)

1. Lập và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ,

chính xác của BCTC. 1.75 2.50 2.71 2.58 2. Chịu trách nhiệm về tính trung thực và

hợp lý trên BCTC được kiểm toán. 4.25 4.00 4.00 4.42 3. Cung cấp sự đảm bảo chắc chắn rằng

BGĐ cơng ty được kiểm tốn đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của họ.

2.13 3.17 3.29 2.68

4. Cảnh báo về bất kỳ sự hoạt động kém hiệu quả nào của BGĐ công ty được kiểm toán.

1.88 3.33 3.57 3.29

5. Đảm bảo về tính hoạt động liên tục của

cơng ty được kiểm tốn. 1.75 3.00 3.71 3.16 6. Đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống

kiểm soát nội bộ. 2.00 3.67 3.14 3.42 7. Bảo vệ tài sản của công ty được kiểm

toán. 1.75 2.33 2.86 2.35

(*) Giá trị trung bình dựa trên thang đo Likert 5 điểm

- Về câu hỏi về trách nhiệm chung của KTV trong kiểm tốn báo cáo tài chính, cả bốn nhóm KTV, nhà quản lý - kế toán, nhân viên ngân hàng, chứng khoán và sinh viên kế tốn đều khơng đồng ý rằng việc lập và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác của BCTC thuộc về trách nhiệm của KTV (điểm trung bình dưới 3). Tất cả đều cho rằng KTV chỉ chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp lý trên BCTC được kiểm tốn (điểm trung bình trên 4). Tuy nhiên, kết quả cũng chỉ ra phần lớn các nhà đầu tư vẫn có mong đợi về việc KTV sẽ chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác của BCTC khi có mức điểm trung bình là 2.71, cao hơn ba nhóm cịn lại. Đồng thời bản thân các KTV cũng không cho thấy được sự am hiểu chắc chắn 100% về vai trò và trách nhiệm của mình trong kiểm tốn BCTC khi điểm trung bình của nhóm này vẫn cịn là 1.75.

- Ở kết quả trả lời cho các câu hỏi số 3, 4, 5, ta nhìn thấy có một sự chênh lệch khá lớn giữa kỳ vọng của các nhân viên ngân hàng so với các nhóm cịn lại, đặc biệt là nhóm KTV về

trách nhiệm chung của đối tượng này trong kiểm toán BCTC. Số liệu phân tích cho thấy nhóm nhà đầu tư đặt quá nhiều mong đợi vào hoạt động kiểm toán khi muốn đảm bảo chắc chắn về tính hoạt động liên tục, về hiệu quả hoạt động của công ty và về trách nhiệm thực hiện của BGĐ cơng ty (điểm trung bình lần lượt là 3.71, 3.57 và 3.29), trong khi điểm trung bình của KTV cho những nội dung này chỉ dưới 2 điểm.

- Các nhà quản lý tài chính – kế tốn đặc biệt quan tâm và cho rằng trách nhiệm của KTV phải đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống kiểm sốt nội bộ của cơng ty (điểm trung bình

3.67) trong khi đó KTV lại đặt ít niềm tin vào hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ khi thực

hiện kiểm toán, bởi KTV cho rằng bộ phận này vẫn làm việc và phụ thuộc vào Ban giám đốc của cơng ty (điểm trung bình 2.00).

- Vấn đề bảo vệ tài sản của công ty được ba nhóm đồng ý rằng điều này không thuộc về trách nhiệm của KTV.

Nhìn chung, tồn tại khoảng cách đáng kể giữa nhóm KTV với ba nhóm sinh viên, kế toán và nhân viên ngân hàng liên quan đến trách nhiệm chung của KTV trong kiểm toán BCTC, đặc biệt là các nội dung đảm bảo về hoạt động liên tục của công ty, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty và trách nhiệm của BGĐ. Người sử dụng BCTC ln có mong muốn đạt được nhiều thơng tin hơn, có được nhiều sự đảm bảo hơn từ phía các kiểm tốn viên đối với BCTC đã được kiểm tốn. Do đó đây được xem là khoảng cách mong đợi do sự kỳ vọng chưa hợp lý từ phía người lập và sử dụng BCTC.

Định nghĩa về gian lận và trách nhiệm của KTV đối với phát hiện và cơng bố gian lận, sai sót

Bảng 2.5 trình bày các kết quả thống kê để phân định mức độ các loại gian lận và trách nhiệm KTV phát hiện cơng bố các gian lận sai sót, đồng thời thể hiện sự khác biệt giữa kỳ vọng của kiểm tốn viên với các nhà quản lý tài chính – kế tốn, và nhân viên chứng khốn, ngân hàng.

Bảng 2.5: Bảng kết quả định nghĩa về gian lận và trách nhiệm của KTV đối với phát hiện và cơng bố gian lận, sai sót.

Giá trị trung bình (*)

Định nghĩa về gian lận và Trách nhiệm của KTV đối với phát hiện và công bố gian lận, sai sót KTV (n=13) Nhóm nhà quản lý và kế tốn (n=8) Nhóm NV ngân hàng, chứng khốn (n=9) Sinh viên (n=53) * Định nghĩa về gian lận: 8. Gian lận là hành vi trộm cắp tài sản có tổ chức. 4.13 4.17 4.29 4.26 9. Gian lận là lỗi tính tốn về số học hoặc

ghi chép sai. 2.25 2.00 2.57 1.71 10. Sai sót là lỗi khơng cố ý và không gây

ảnh hưởng đến BCTC. 2.38 2.83 2.71 2.68 11. Gian lận cấp quản lý nghiêm trọng

hơn gian lận cấp nhân viên. 4.25 4.17 4.14 4.00 12. Gian lận từ bên ngoài nghiêm trọng

hơn gian lận nội bộ. 2.50 2.83 2.00 2.39 13. Gian lận vì lợi ích cá nhân nghiêm

trọng hơn gian lận vì lợi ích tổ chức. 2.50 2.50 2.71 2.87

* Trách nhiệm của KTV đối với phát hiện và cơng bố gian lận, sai sót:

14. KTV có trách nhiệm trực tiếp trong

việc phát hiện và ngăn chặn mọi gian lận. 1.88 2.17 2.29 2.26 15. KTV cần phát hiện tất cả các gian lận

làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, bất kể có thơng đồng hay khơng.

3.75 4.17 4.14 3.92

16. KTV không cần phát hiện gian lận khơng trọng yếu khi khơng có thơng đồng.

3.38 3.50 2.71 3.36

17. KTV cần phát hiện mọi hành vi vi

phạm pháp luật của nhà quản lý 2.15 2.50 3.14 3.06 18. KTV cần báo cáo gian lận không

trọng yếu cho đối tượng có liên quan (BGĐ, cơng chúng,..)

2.25 2.83 3.43 3.10

19. KTV báo cáo gian lận trọng yếu cho đối tượng có liên quan (BGĐ, công chúng,..)

3.33 3.83 3.14 3.26

 Định nghĩa gian lận, sai sót và mức độ gian lận:

Các câu hỏi phần này liên quan đến cách KTV, nhà quản lý tài chính – kế tốn, nhân viên ngân hàng, chứng khoán và các sinh viên kế toán xác định gian lận. Kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung, khơng có sự khác biệt lớn giữa các chỉ số đánh giá của các nhóm đối tượng với nhau.

- Nhóm nhà đầu tư (nhân viên ngân hàng, chứng khốn) có nhiều cơ hội hơn để đánh giá về gian lận so với KTV, với số điểm bình quân đạt 4.29 khi cho rằng “Gian lận là hành vi trộm cắp tài sản có tổ chức”, cao hơn KTV với điểm trung bình là 4.13.

- Theo định nghĩa thuật ngữ trong Chuẩn mực VSA 240, “Sai sót là những lỗi khơng cố ý

có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính”, và tất cả các câu trả lời đều đạt mức điểm trung bình

dưới 3 để khẳng định nội dung câu 10 là chưa chính xác. Mặc dù vậy các nhà quản lý tài chính, kế tốn viên lại có số điểm bình qn cao nhất là 2.83 trong tất cả các nhóm, cho thấy nhận thức về vấn đề “sai sót” ảnh hưởng đối với BCTC của nhóm đối tượng này cịn chưa cao.

- Cả bốn nhóm đều có cùng ý kiến về mức độ nghiêm trọng của các loại gian lận, trong đó, KTV nhấn mạnh gian lận cấp quản lý thì nghiêm trọng hơn so với cấp nhân viên; các nhân viên ngân hàng cho rằng gian lận nội bộ nghiêm trọng hơn gian lận từ phía bên ngồi.

 Trách nhiệm của KTV đối với phát hiện và cơng bố gian lận, sai sót:

- Do đã xác định KTV không chịu trách nhiệm về việc lập và đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của BCTC (câu số 1) nên tất cả người tham gia trả lời câu hỏi đều cho rằng KTV cũng khơng có trách nhiệm trực tiếp trong việc phát hiện và ngăn chặn mọi gian lận (điểm trung bình dưới 3).

Ở cả 3 câu 15, 16, 17, ta thấy có một sự chênh lệch đáng kể giữa mong đợi của các nhân viên ngân hàng và KTV.

- Câu 15: “KTV cần phát hiện tất cả các gian lận làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, bất kể có thơng đồng hay khơng”. Các nhà quản lý tài chính – kế tốn viên và nhân viên chứng khoán, ngân hàng đều đồng ý với số điểm trung bình lần lượt là 4.17 và 4.14. Tuy nhiên các KTV chỉ mong đợi ở mức điểm 3.75. Thơng đồng xảy ra khi có một nhóm người gian lận và

cùng nhau để che giấu điều để gây hiểu nhầm cho kiểm toán. Tuy vậy, kiểm tốn viên phải có thái độ hồi nghi mang tính nghề nghiệp trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện

kiểm tốn và phải ln ý thức được rằng có thể tồn tại những tình huống hoặc sự kiện dẫn đến những sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính [Đoạn 14_chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam số 240]. Chính vì vậy, trách nhiệm của KTV là đảm bảo hợp lý BCTC khơng cịn sai sót trọng yếu cho dù có thơng đồng xảy ra hay không. Như vậy, khoảng cách này được xem là khoảng cách năng lực của KTV khi chưa nhận thức được hồn tồn trách nhiệm của mình trong cuộc kiểm tốn.

- Câu 16: “KTV không cần phát hiện gian lận khơng trọng yếu khi khơng có thơng đồng”. Trong khi KTV, các nhà quản lý tài chính - kế tốn viên và sinh viên kế toán đồng ý với ý kiến này (điểm trung bình lần lượt là 3.38, 3.50 và 3.36) thì các nhân viên ngân hàng lại

khơng đồng ý với điểm trung bình 2.71. Các nhà đầu tư dường như kỳ vọng cao hơn vào việc KTV cần phát hiện tất cả các gian lận, dù có trọng yếu hay khơng. Chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam số 200 cho rằng KTV chỉ chịu trách nhiệm đối với những sai sót mang tính trọng yếu. Những kỳ vọng nêu trên sẽ không đạt được hiệu quả lợi ích - chi phí đối với KTV. Vì vậy, đây được xem là khoảng cách do mong đợi chưa hợp lý từ phía người sử dụng BCTC. Khoảng cách tương tự như vậy đối với câu 17 khi các nhân viên ngân hàng cho rằng KTV cần phát hiện mọi hành vi vi phạm pháp luật của nhà quản lý (3.14), cao hơn mức mong đợi của hai nhóm cịn lại (2.15 và 2.50). Nhận thức của sinh viên chuyên ngành kế

toán – kiểm toán về vấn đề này vẫn cần phải xem xét lại khi thể hiện số điểm trung bình là

3.06.

- Liên quan đến trách nhiệm báo cáo các gian lận và sai sót được phát hiện, có vẻ như các nhân viên ngân hàng khơng quan tâm đến tính trọng yếu của gian lận khi được báo cáo. Họ thậm chí mong đợi các gian lận, sai sót dù khơng trọng yếu cũng cần được báo cáo (điểm trung bình 3.43), trong khi các KTV lại không đồng ý với điều này (điểm trung bình 2.25), các nhà quản lý tài chính – kế tốn viên cũng khơng đồng ý như vậy, mặc dù khơng mạnh mẽ bằng, với điểm trung bình là 2.83. Đây có thể được xem như là khoảng cách do sự thiếu hụt trong chuẩn mực kiểm toán, khi xã hội luôn mong muốn nhận được đầy đủ tất cả những thơng tin về một báo cáo tài chính. Cả bốn nhóm đều đưa ra ý kiến đồng ý khi có các gian

lận, sai sót trọng yếu, chắc chắn phải được cơng bố cho các đối tượng có liên quan (BGĐ, cơng chúng,…) (điểm trung bình trên 3).

Tóm lại, liên quan đến trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện và báo cáo gian lận, sai sót, tồn tại các khoảng cách trong mong đợi giữa các nhóm tham gia trả lời câu hỏi. Các khoảng cách xảy ra bao gồm cả ba loại lý do: KTV chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình, người sử dụng BCTC có mong đợi chưa hợp lý, và khoảng cách do thiếu hụt trong các chuẩn mực kiểm toán. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý đến đối tượng sinh viên kế toán – kiểm toán, là nền tảng kinh tế tương lai, tuy nhiên vẫn còn một số nội dung liên quan đến kiến thức kiểm toán chưa được nhận thức một cách hồn tồn đúng đắn và chính xác.

Mục đích, ý nghĩa Báo cáo kiểm tốn

Bảng 2.6: Bảng kết quả mục đích, ý nghĩa Báo cáo kiểm tốn Giá trị trung bình (*)

Mục đích, ý nghĩa của Báo cáo kiểm tốn: KTV (n=13) Nhóm nhà quản lý và kế tốn(n=8) Nhóm NV ngân hàng, chứng khốn (n=9) Sinh viên (n=53) 20. Mục đích BCKT là đưa ra đánh giá về việc khơng có gian lận trọng yếu trong BCTC.

4.13 3.33 3.14 3.42 21. BCKT là bằng chứng quan trọng

trong việc đưa ra quyết định đầu tư (cho vay).

3.88 3.83 4.29 3.90 22. BCKT cung cấp đảm bảo tuyệt đối

về khả năng tồn tại của công ty trong

tương lai. 2.00 2.50 2.86 2.42

(*) Giá trị trung bình dựa trên thang đo Likert 5 điểm

Khi được hỏi về mục đích, ý nghĩa của báo cáo kiểm tốn, nhóm KTV đưa ra ý kiến đồng ý rằng mục đích của BCKT là cho ý kiến về việc khơng có gian lận trọng yếu trong BCTC (điểm trung bình 4.13), trong khi ba nhóm cịn lại là các nhà quản lý tài chính – kế tốn, nhân nhân viên ngân hàng, nhân viên chứng khoán và sinh viên cũng đưa ra ý kiến đồng ý nhưng với mức độ thấp hơn (3.33, 3.14 và 3.42). Nhà đầu tư đánh giá cao BCKT như là

(2.86), trong khi đó kiểm tốn viên khơng đồng ý vì điều này (2.00). Các nhà quản lý tài chính và kế tốn viên có mong đợi (2.50) gần với các nhân viên ngân hàng. Như vậy, một lần nữa cho thấy, mong đợi của những người sử dụng BCTC đặt ra ln cao hơn những gì mà KTV cho rằng họ có thể thực hiện, tạo nên khoảng cách kỳ vọng giữa nhóm thực hiện kiểm tốn BCTC và nhóm sử dụng kết quả kiểm tốn BCTC để phục vụ cho mục đích của mình.

Thuật ngữ thể hiện trên Báo cáo kiểm toán

Hiểu và nắm rõ ý nghĩa của những thuật ngữ trên báo cáo kiểm toán là điều hết sức cần thiết và quan trọng cho những ai có nhu cầu sử dụng báo cáo kiểm toán.

Bảng 2.7: Bảng kết quả Thuật ngữ thể hiện trên Báo cáo kiểm toán Giá trị trung bình (*) Giá trị trung bình (*)

Thuật ngữ thể hiện trên BCKT KTV (n=13) Nhóm nhà quản lý và kế tốn (n=8) Nhóm NV ngân hàng, chứng khốn (n=9) Sinh viên 23. “Trình bày trung thực và hợp lý...phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam và quy định pháp lý có liên quan" là tuân thủ theo đúng các chuẩn mực, chế độ, quy định có liên quan. Chữ “hợp lý” là dư thừa.

1.88 2.17 2.29 2.00

24. “Hợp lý” là cho biết thêm một cái gì đó quan trọng vào cụm từ. "Trình bày trung thực và hợp lý…" là tuân thủ theo đúng các chuẩn mực, chế độ, quy định có liên quan, đồng thời các sự kiện, nghiệp vụ phát sinh được báo cáo theo đúng bản chất thực tế của chúng.

4.13 3.83 3.57 3.71

25. Để đảm bảo tính trung thực, KTV phải thực hiện kiểm tra 100% các nghiệp vụ trong q trình kiểm tốn.

1.75 2.00 2.14 2.00

26. BCTC đã kiểm toán được xác định là trung thực thì sẽ khơng cịn gian lận, sai sót.

27. Sẽ khơng có rủi ro KTV khơng phát hiện hết các sai phạm làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính một khi KTV đã tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc và thủ tục kiểm toán, tuân thủ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận.

2.63 2.67 2.29 2.48

(*) Giá trị trung bình dựa trên thang đo Likert 5 điểm

- Kết quả khảo sát câu hỏi 23 và 24 cho thấy tất cả những người tham gia trả lời câu hỏi đều nhận thức được cụm từ “trình bày trung thực và hợp lý…” trên BCKT. Tuy nhiên, kiểm toán viên đưa ra ý kiến dứt khoát hơn (4.13) về ý nghĩa của chữ “hợp lý” trên báo cáo so với

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi của xã hội về chất lượng kiểm toán tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 62)