Các quy định liên quan chất lượng kiểm toán BCTC tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi của xã hội về chất lượng kiểm toán tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 49 - 53)

2.2.1. Các quy định liên quan hoạt động kiểm toán độc lập

Văn bản pháp lý đầu tiên về hoạt động kiểm toán độc lập là Quy chế hoạt động kiểm toán độc lập trong nền kinh tế Quốc dân, được ban hành theo Nghị định 07/CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ. Hướng dẫn thực hiện cho Nghị định này là Thông tư 22-TC/CĐKT ban hành vào ngày 19/03/1994. Ngồi ra, Bộ Tài Chính cịn ban hành Thơng tư số 60-TC/CĐKT vào ngày 01/09/1997 nhằm hướng dẫn thực hiện cơng tác kế tốn và kiểm tốn đối với các doanh nghiệp, tố chức có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Căn cứ vào Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Kế tốn, ngày 30/03/2004, Chính phủ ban hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP về Kiểm tốn độc lập. Văn bản hướng dẫn thực hiện cho Nghị định này là Thông tư 64/2004/TT-BTC được ban hành vào ngày 29/6/2004. Hơn 1 năm sau đó, ngày 31/10/2005, Nghị định 133/2005/NĐ-CP ra đời nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 về Kiểm tốn độc lập.

Ngày 01/12/2005, Bộ Tài Chính ra Quyết định 87/2005/QĐ-BTC về việc ban hành và công bố Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam. Từ năm 1999, Bộ Tài chính đã ban hành lần lượt các chuẩn mực kiểm tốn, tính đến nay hệ thống chuẩn mực kiểm toán bao gồm 37 chuẩn mực kiểm toán và 1 chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Ngày 06/12/2012, BTC chính thức ban hành Thơng tư số 214/2012/TT-BTC Ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam bao gồm 37 chuẩn mực kiểm toán mới thay cho hệ thống chuẩn mực kiểm toán hiện hành.

Ngồi ra, cịn có Thơng tư 60/2006/TT-BTC ngày 28/6/2006 hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp kiểm toán. Ngày 29/6/2006, Quốc hội đã ban hành Luật chứng khốn, trong đó có quy định về yêu cầu báo cáo tài chính phải được kiểm tốn và trách nhiệm của những người có liên quan đến báo cáo tài chính.

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10, ngày 29/03/2011, Quốc hội đã ban hành Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12, có hiệu lực vào 1/1/2012. Tiếp theo đó, ngày 13/03/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 17/2012/NĐ-CP nhằm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập; về tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán; doanh nghiệp kiểm toán; cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới; đơn vị được kiểm toán; báo cáo kiểm toán và lưu trữ, sử dụng và tiêu hủy hồ sơ kiểm tốn. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2012. (Phụ lục 2_ Hiệu lực các văn bản pháp lý, quy định liên quan hoạt động kiểm toán độc lập).

2.2.2. Các quy định có liên quan về chất lượng kiểm tốn độc lập

Dù khơng có chuẩn mực riêng đề cập đến chất lượng kiểm tốn, tuy nhiên vẫn có khá nhiều các chuẩn mực đã đề cập đến nội dung có liên quan, bao gồm:

2.2.2.1. Chuẩn mực kiểm toán số 220 - Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm tốn

Trong chuẩn mực này, các cơng ty kiểm toán được yêu cầu phải xây dựng và thực hiện các chính sách, thủ tục kiểm sốt chất lượng để đảm bảo tất cả các cuộc kiểm toán đều được tiến hành phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hoặc Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được Việt Nam chấp nhận nhằm không ngừng nâng cao chất lượng của các cuộc kiểm toán. Và để đạt được mục tiêu kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, cần có sự kết hợp áp dụng các chính sách sau bởi các cơng ty kiểm tốn: Tn thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, Kỹ năng và năng lực chuyên môn, Giao việc, Hướng dẫn và giám sát, Tham khảo ý kiến, Duy trì và chấp nhận khách hàng, Kiểm tra.

Tất cả các chính sách và thủ tục kiểm sốt chất lượng hoạt động kiểm tốn của cơng ty kiểm toán phải được phổ biến tới các cán bộ, nhân viên của công ty để giúp họ hiểu và thực hiện đầy đủ các chính sách và thủ tục đó.

2.2.2.2. Chuẩn mực kiểm toán số 200 - Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm tốn báo cáo tài chính kiểm tốn báo cáo tài chính

Chuẩn mực kiểm toán số 200 xác định “Mục tiêu của kiểm tốn BCTC”, trình bày và giải thích các thuật ngữ như “trọng yếu”, “đảm bảo hợp lý”, “trung thực”, “hợp pháp” được sử dụng trong báo cáo kiểm toán. Kiểm toán viên được yêu cầu phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán, như sau: a) Độc lập; b) Chính trực; c) Khách quan; d) Năng lực chun mơn và tính thận trọng; e)Tính bí mật; f) Tư cách nghề nghiệp và g) Tuân thủ chuẩn mực chun mơn.

Ngồi ra, chuẩn mực cịn xác định “Phạm vi kiểm tốn” là những công việc và thủ tục kiểm toán cần thiết mà KTV phải xác định và thực hiện trong quá trình kiểm toán để đạt được

mục tiêu kiểm tốn. Do ln có những hạn chế tiềm tàng trong quá trình thực hiện kiểm toán nên khả năng phát hiện ra sai sót trọng yếu của KTV là bị giới hạn. Để đưa ra ý kiến kiểm toán, KTV chủ yếu phải dựa vào sự đánh giá, xét đốn của mình thơng qua việc thu thập bằng chứng và rút ra kết luận từ những bằng chứng đó.

Trách nhiệm đối với BCTC giữa KTV và đại diện đơn vị được kiểm toán cũng được đề cập đến trong nội dung cuối cùng của chuẩn mực này. Việc kiểm tốn báo cáo tài chính khơng làm giảm nhẹ trách nhiệm của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm tốn đối với báo cáo tài chính.

2.2.2.3. Chuẩn mực kiểm toán số 240 - Gian lận và sai sót

Chuẩn mực VSA 240 đề cập đến trách nhiệm của kiểm tốn viên và cơng ty kiểm toán trong việc đánh giá rủi ro, phát hiện và thông báo các gian lận, sai sót đến Giám đốc đơn vị được kiểm toán, người sử dụng báo cáo kiểm tốn và các cơ quan chức năng có liên quan.

Bên cạnh đó, chuẩn mực cũng nêu rõ những hạn chế vốn có trong q trình kiểm tốn. “Rủi ro không phát hiện hết các sai phạm trọng yếu do gian lận cao hơn rủi ro không phát hiện hết các sai phạm trọng yếu do sai sót, vì gian lận thường đi kèm với các hành vi cố ý che dấu gian lận. Kiểm tốn viên có quyền chấp nhận những giải trình, các ghi chép và tài liệu của khách hàng khi có bằng chứng về việc khơng có gian lận và sai sót. Tuy vậy, kiểm tốn viên phải có thái độ hồi nghi mang tính nghề nghiệp trong quá trình lập kế hoạch và

thực hiện kiểm tốn và phải ln ý thức được rằng có thể tồn tại những tình huống hoặc sự kiện dẫn đến những sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính”[Đoạn 14].

2.2.2.4. Chuẩn mực kiểm toán số 700 - Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

Nội dung của chuẩn mực bao gồm việc đề cập những điểm cơ bản như sau: các yếu tố cơ bản của báo cáo kiểm toán, mở đầu của báo cáo kiểm toán, phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán, ý kiến của kiểm tốn viên và cơng ty kiểm toán, địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm tốn, chữ ký và đóng dấu, phạm vi cơng việc kiểm tốn bị giới hạn.

Ý nghĩa, điều kiện áp dụng đối với từng loại ý kiến KTV sử dụng trong báo cáo kiểm toán được quy định cụ thể trong chuẩn mực. Và một khi KTV phải sử dụng ý kiến khơng phải là ý kiến chấp nhận tồn phần, chuẩn mực yêu cầu KTV cần phải mô tả rõ ràng trong báo cáo kiểm toán tất cả những lý do chủ yếu dẫn đến ý kiến đó và định lượng, nếu được, những ảnh hưởng, điều chỉnh liên quan đến báo cáo tài chính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi của xã hội về chất lượng kiểm toán tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)