Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 41 - 42)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA NHTM

2.3 Tình hình huy động tiền gửi tại BIDVChi nhánh Đồng Nai

2.3.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng

Nhìn chung hoạt động huy động tiền gửi của BIDV Chi nhánh Đồng Nai giai đoạn năm 2011-2013 tăng trưởng khá tốt qua các năm, cơ cấu huy động tiền gửi theo đối tượng khách hàng chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng tiền gửi của nhóm khách hàng dân cư tăng nhanh và vươn lên dẫn đầu, thay thế vị trí trước đây của nhóm khách hàng là các tổ chức kinh tế.

Bảng 2.1: Huy động tiền gửi phân theo đối tượng khách hàng từ 2011 – 2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Đối tượng khách hàng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Tiền gửi của cá nhân 1.864 64% 2.948 70% 3.227 62% Tiền gửi của tổ chức kinh tế 680 23% 753 18% 1.154 22% Tiền gửi của đối tượng khác 383 13% 499 12% 824 16%

Tổng tiền gửi huy động cuối kỳ 2.927 100% 4.200 100% 5.205 100%

Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV Chi nhánh Đồng Nai 2011-2013

Khách hàng cá nhân có nguồn vốn nhàn rỗi khơng lớn nhưng với số lượng khách hàng đông sẽ tạo nên nền tảng huy động vốn lớn cho các NHTM. Tiền gửi của cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2011 chiếm 64%, năm 2012 và 2013 lần lượt là 70% và 62% trên tổng nguồn tiền gửi huy động cuối kỳ. Năm 2012 là một năm thành công của BIDV Chi nhánh Đồng Nai trong công tác huy động vốn dân cư với tốc độ tăng trưởng cao (tăng trưởng 58% so với năm 2011). Huy động vốn từ dân cư tăng trưởng đều đặn và ở mức cao do những năm gần đây, BIDV Chi nhánh Đồng Nai thực hiện theo chủ trương của HSC nhằm hướng tới mở rộng phát triển hoạt động Ngân hàng bán lẻ, xác lập hình ảnh, vị thế của BIDV trong hoạt động Ngân hàng bán lẻ. Nguồn vốn huy động từ dân cư ngày càng tăng qua các năm góp phần tăng tính ổn định nền vốn của Chi nhánh. Đây là nguồn vốn chủ đạo đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, sử dụng vốn để đầu tư và cấp tín dụng. Tuy nhiên, mức độ

mang lại hiệu quả của nguồn vốn này lại khá thấp vì đa số tiền gửi từ dân cư là tiền gửi có kỳ hạn.

Nguồn vốn huy động từ Tổ chức kinh tế là nguồn vốn có tỷ trọng cao thứ hai trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Nguồn vốn này có khả năng mang lại lợi nhuận lớn vì trong đó có nguồn tiền gửi khơng kỳ hạn với chi phí thấp. Nhưng trong giai đoạn 2011-2013 nguồn vốn này đang có dấu hiệu sụt giảm do nền kinh tế cịn nhiều khó khăn, dịng tiền từ sản xuất kinh doanh của khách hàng tăng chậm, nhiều khách hàng phải sử dụng nguồn tiền gửi để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến cuối năm 2011, huy động tiền gửi khối Tổ chức kinh tế chiếm 23% trên tổng nguồn tiền gửi huy động. Thị phần tiền gửi này tiếp tục giảm mạnh đến cuối năm 2012 chỉ còn chiếm 18% và cuối năm 2013 thị phần nguồn vốn huy động từ Tổ chức kinh tế là 22% trên tổng nguồn tiền gửi huy động.

Năm 2012, nguồn tiền gửi từ các đối tượng khác đạt 499 tỷ đồng, tăng 116 tỷ đồng ~ 30% so với năm trước. Tăng trưởng khá ấn tượng trong năm 2013 đạt 824 tỷ đồng, tăng 325 tỷ đồng ~ 65% so với năm 2012. Thị phần của nguồn tiền này trên tổng nguồn tiền gửi huy động có xu hướng gia tăng qua các năm và đây là nguồn tiền gửi có khả năng mang lại lợi nhuận cao cho BIDV Chi nhánh Đồng Nai. Nguồn tiền gửi từ nhóm khách hàng quan trọng như Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm xã hội vẫn chiếm vai trị chủ đạo, tuy nhiên nó thường bị sụt giảm vào những ngày cuối năm, đặc biệt là nguồn vốn của Kho bạc Nhà nước do phải quyết tốn cho các cơng trình thuộc ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)