Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 42 - 44)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA NHTM

2.3 Tình hình huy động tiền gửi tại BIDVChi nhánh Đồng Nai

2.3.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

Trong giai đoạn 2012 - 2013, để hỗ trợ nền kinh tế, NHNN liên tục điều hành lãi suất theo hướng giảm lãi suất huy động ở các kỳ hạn ngắn, đồng thời thả nổi lãi suất ở các kỳ hạn dài. Kết quả, đường cong lãi suất đã có xu hướng đi lên. Cũng chính vì thế, tỷ trọng huy động tiền gửi ở các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên của BIDV Chi nhánh Đồng Nai đã tăng lên đáng kể, từ mức 15% năm 2011 lên tới mức 63% ở năm 2012. Huy động tiền gửi ở các dải kỳ hạn dài tăng lên đã tạo thuận lợi cho công tác quản lý thanh khoản của hệ thống BIDV.

Bảng 2.2: Huy động tiền gửi phân theo kỳ hạn từ 2011 – 2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Kỳ hạn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Không kỳ hạn 537 18% 564 13% 959 18% Dưới 12 tháng 1.962 67% 1.003 24% 1.476 28% Từ 12 tháng 428 15% 2.633 63% 2.770 53%

Tổng 2.927 100% 4.200 100% 5.205 100%

Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV Chi nhánh Đồng Nai 2011-2013

Trong năm 2013, khách hàng cá nhân có xu hướng gửi các kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên nhiều hơn do lãi suất ở các dải kỳ hạn này cao hơn hẳn kỳ hạn ngắn hơn. Đặc biệt, huy động cá nhân tập trung chủ yếu ở kỳ hạn 12 tháng, với số dư lên tới 2.192 triệu đồng, chiếm 97% tổng số dư huy động từ 12 tháng trở lên.

Đối với khách hàng tổ chức kinh tế, do tính chất luân chuyển vốn, đa phần ưa thích sử dụng các sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn hoặc kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng. Cụ thể, tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế tại 31/12/2013 đạt 505 triệu đồng, chiếm 44% tổng huy động vốn từ khách hàng Tổ chức kinh tế, tiền gửi dưới 12 tháng đạt 526 triệu đồng, chiếm 45% tổng huy động vốn khách hàng Tổ chức kinh tế.

Tiền gửi của đối tượng khác: Tiền gửi không kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số dư không kỳ hạn của đối tượng khách hàng này, là nguồn vốn giá rẻ của Chi nhánh, bình quân thường ở mức 300 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau thời điểm triển khai thanh toán song phương với Kho bạc Nhà nước, nguồn vốn này tại Chi nhánh sụt giảm, vì theo quy định, Kho bạc Nhà nước Biên Hịa chỉ được duy trì khoảng 30 tỷ ở tài khoản mở tại BIDV Chi nhánh Đồng Nai. Trong năm 2013, HSC đã thực hiện ghi nhận số dư của Kho bạc Nhà nước Biên Hòa khi kết chuyển về tài khoản tập trung cho BIDV Chi nhánh Đồng Nai, do vậy số dư huy động vốn không kỳ hạn từ Kho bạc Nhà nước Biên Hòa vẫn được đảm bảo phần nào. Nhưng kể từ đầu năm 2014, cơ chế ghi nhận huy động vốn có sự thay đổi lớn

có khả năng dẫn đến sự sụt giảm mạnh nguồn vốn giá rẻ này. Đối với tiền gửi có kỳ hạn của Định chế tài chính, BIDV Chi nhánh Đồng Nai thực hiện huy động vốn từ Bảo hiểm xã hội với kỳ hạn khá ổn định và mức lãi suất tương đối hợp lý. Đây là những nguồn vốn đóng góp lớn vào lợi nhuận hoạt động huy động vốn của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)