Quy trình khảo sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 52)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA NHTM

2.5 Đánh giá kết quả khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền

2.5.1 Quy trình khảo sát

Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi

* Giai đoạn 1: Xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ dựa trên nền tảng các thông tin

* Giai đoạn 2: Chọn lọc và hiệu chỉnh các câu hỏi dựa trên ý kiến đóng góp

của các lãnh đạo BIDV – Chi nhánh Đồng Nai. Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn 20 khách hàng chuyên sử dụng và gắn bó nhiều năm với sản phẩm dịch vụ tiền gửi của BIDV – Chi nhánh Đồng Nai để tổng hợp ý kiến và kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi.

* Giai đoạn 3: Tác giả hiệu chỉnh và hoàn tất bảng câu hỏi, tiến hành gửi

bảng câu hỏi chính thức đến khách hàng (Phụ lục 1).

Bước 2: Xác định số lượng mẫu cần thiết và thang đo cho việc khảo sát:

Kích thước mẫu cịn tùy thuộc vào các phương pháp ước lượng sử dụng trong nghiên cứu cụ thể. Hiện nay, theo nhiều nhà nghiên cứu, vấn đề kích thước mẫu là bao nhiêu, như thế nào là đủ lớn vẫn chưa được xác định rõ ràng. Theo một số nghiên cứu, tính đại diện của số lượng mẫu được lựa chọn khảo sát sẽ thích hợp nếu kích thước mẫu là 5 mẫu cho 1 ước lượng (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Mơ hình nghiên cứu trong luận văn gồm 7 biến độc lập với 29 biến quan sát, 1 biến phụ thuộc với 3 biến quan sát do đó số lượng mẫu cần thiết là 32 x 5 = 160 mẫu trở lên. Kích thước mẫu dự tính là n = 300 nên tính đại diện của mẫu được đảm bảo cho việc khảo sát.

Mơ hình nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 điểm, nó bao gồm 5 mức độ phổ biến từ 1 đến 5 để tìm hiểu mức độ đánh giá của người trả lời. Vì vậy, bảng câu hỏi đã được thiết kế với 1: hồn tồn khơng đồng ý, 2: không đồng ý, 3: bình thường, 4: đồng ý và 5: hoàn toàn đồng ý.

Các thang đo nhân tố tác động đến huy động tiền gửi được xác định đầy đủ và mã hóa (Phụ lục 2), gồm 29 thang đo của 7 nhân tố tác động và 3 thang đo cho việc đo lường huy động tiền gửi của Ngân hàng.

Bước 3: Gửi phiếu điều tra cho khách hàng

Tác giả đã gửi 400 phiếu thăm dò ý kiến đến khách hàng của BIDV - Chi nhánh Đồng Nai

Bước 4: Liên hệ với khách hàng để theo dõi kết quả trả lời Bước 5: Thu nhận phản hồi từ phía khách hàng

Đã có 345 phiếu thăm dị ý kiến khách hàng được thu nhận lại, trong đó có 45 phiếu bị loại do khơng hợp lệ. Do đó, mẫu cịn lại để đưa vào phân tích là 300 phiếu.

Bước 6: Xử lý dữ liệu thơng qua việc sử dụng cơng cụ phân tích SPSS

2.5.2 Phân tích thống kê mơ tả kết quả khảo sát

Kết quả tổng hợp thông tin khách hàng tham gia khảo sát (Phụ lục 3) được mô tả chi tiết như sau:

Đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ tiền gửi tại BIDV-Chi nhánh Đồng Nai

Thông tin về mẫu khảo sát cho thấy số lượng khách hàng doanh nghiệp được khảo sát là 63 khách hàng, số lượng khách hàng cá nhân là 237 khách hàng, lần lượt chiếm 21% và 79% trong tổng số lượng mẫu khảo sát.

Thông tin về sản phẩm dịch vụ tiền gửi tại BIDV- Chi nhánh Đồng Nai

Thông tin về mẫu khảo sát cho thấy đa số khách hàng lựa chọn sản phẩm dịch vụ tiền gửi thường sử dụng nhất tại BIDV – Chi nhánh Đồng Nai là tiền gửi tiết kiệm (chiếm 51%), điều này cũng phù hợp với mẫu khảo sát vì khách hàng cá nhân chiếm 79% mẫu khảo sát và tiền gửi tiết kiệm là sản phẩm dành cho đối tượng là khách hàng cá nhân. Kế đến là tiền gửi thanh tốn chiếm 36.7%, tiền gửi có kỳ hạn chiếm 7.3%, sản phẩm ít được sử dụng nhất là giấy tờ có giá chỉ chiếm 5%.

Thời gian sử dụng dịch vụ của khách hàng tại BIDV – Chi nhánh Đồng Nai

Trong 300 khách hàng được khảo sát, số lượng khách hàng có thời gian giao dịch trên 3 năm chiếm tỷ lệ 49.7%, khách hàng mới giao dịch trong năm chiếm 10.3%. Nhìn chung, thời gian khách hàng giao dịch với BIDV – Chi nhánh Đồng Nai đa số là những khách hàng có quan hệ lâu năm với Ngân hàng.

Ngân hàng khác mà khách hàng hiện tại đang gửi tiền

Kết quả khảo sát 300 khách hàng có 73 khách hàng chỉ gửi tiền tại BIDV, còn lại 227 khách hàng hiện đang có gửi tiền tại Ngân hàng khác ngồi BIDV. Và theo đó, trong 1244 ý kiến trả lời của khách hàng có 235 khách hàng hiện đang gửi tiền tại Vietcombank chiếm 18.9% trong tổng số 100%, có 211 khách hàng hiện đang gửi tiền tại Vietinbank chiếm 17.0% trong tổng số 100%, có 205 khách hàng

hiện đang gửi tiền tại Agribank chiếm 16.5% trong tổng số 100%. Có 145 khách hàng hiện đang gửi tiền tại Sacombank, 110 khách hàng gửi tiền tại ACB, 123 khách hàng gửi tiền tại HSBC, 117 khách hàng gửi tiền tại Eximbank lần lượt chiếm 11.7%, 8.8%, 9.9%, 9.4% trong tổng số 100%. Và có 98 khách hàng hiện đang gửi tiền tại Ngân hàng khác chiếm 7.9% trong tổng số 100%. Như vậy, Ngân hàng Vietcombank là Ngân hàng được khách hàng chọn gửi tiền nhiều nhất trong tất cả các Ngân hàng nêu trên. Vì thế, BIDV cần tìm hiểu về Vietcombank để hiểu được điều gì thu hút khách hàng tại Vietcombank, giúp BIDV có thể điều chỉnh và thay đổi các chính sách khách hàng mà BIDV đang áp dụng.

Lý do khách hàng đến gửi tiền tại BIDV - Chi nhánh Đồng Nai

Qua thống kê đánh giá của các khách hàng tham gia khảo sát, kết quả lý do khách hàng đến giao dịch tại BIDV – Chi nhánh Đồng Nai vì uy tín của Ngân hàng chiếm tỷ lệ cao nhất (21.7%), kế đến vì lãi suất, phí liên quan (15%), thủ tục và quy trình giao dịch đơn giản (13%), chương trình khuyến mãi hấp dẫn (9.7%), sản phẩm tiền gửi đa dạng (8.0%), cơ sở vật chất tiện nghi phục vụ khách hàng tốt (7%). Lý do ít được lựa chọn nhất là khách hàng đến giao dịch vì có người thân giới thiệu hay làm việc ở BIDV, chỉ chiếm (1.7%).

2.5.3 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo

Phép kiểm định này cho phép người phân tích loại bỏ các biến khơng phù hợp, hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Nếu Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Nunnally&Bernstein 1994), những biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại.

Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha các thang đo bằng phần mềm SPSS được trình bày chi tiết trong Phụ lục 4.

2.5.3.1 Nhân tố 1: Thương hiệu và uy tín của Ngân hàng

Theo kết quả kiểm định thang đo lần 1, biến THUT2 có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh là -0.054 không đạt yêu cầu, biến này sẽ bị loại khỏi mơ hình nghiên cứu.

Kết quả kiểm định thang đo lần 2, cho thấy hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh của biến THUT4 là 0.253, không đạt yêu cầu, ta sẽ tiếp tục loại bỏ biến này khỏi mơ hình nghiên cứu.

Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha lần 3 của thang đo thương hiệu và uy tín của Ngân hàng cho thấy hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh của biến THUT3 là 0.273, không đạt yêu cầu, ta tiếp tục loại bỏ biến THUT3.

Kiểm định thang đo lần 4, hệ số Cronbach’s Alpha biến tổng sau khi lần lượt loại các biến không đạt yêu cầu là 0.717, đồng thời hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh của các biến đều lớn hơn 0.3 đạt yêu cầu. Do đó, các biến THUT1, THUT5, THUT6, THUT7 sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.

2.5.3.2 Nhân tố 2: Năng lực phục vụ của nhân viên Ngân hàng

Theo kết quả kiểm định thang đo lần 1, Hệ số Cronbach's Alpha biến tổng đạt 0.702 và hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh của các biến NLPV1, NLPV2, NLPV3 lần lượt là 0.443, 0.679, 0.460. Căn cứ vào kết quả phân tích này cho thấy các biến đo lường đều đáp ứng nhu cầu để sử dụng cho mơ hình nghiên cứu, vì thế ta khơng loại bỏ bất cứ biến đo lường nào trong nhóm nhân tố này, sẽ đưa chúng vào phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.

2.5.3.3 Nhân tố 3: Cơ sở vật chất

Theo kết quả kiểm định thang đo lần 1 thì hệ số Cronbach's Alpha biến tổng đạt 0.638 và các hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh của các biến đo lường CSVC1, CSVC2, CSVC3 đều lớn hơn 0.3, theo đó các thang đo của nhân tố này đạt yêu cầu để sử dụng trong mơ hình nghiên cứu và chúng sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.

2.5.3.4 Nhân tố 4: Sản phẩm dịch vụ

Theo kết quả kiểm định thang đo lần 1 thì hệ số Cronbach's Alpha biến tổng đạt 0.616 và các hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh của các biến đo lường thuộc nhân tố này đều lớn hơn 0.3. Theo đó các thang đo của nhân tố này đạt yêu cầu để sử dụng trong mơ hình nghiên cứu. Ba biến này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.

2.5.3.5 Nhân tố 5: Thủ tục và thời gian

Dựa trên bảng kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha lần 1 cho thấy hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh của biến TTTG2 là -0.043, không đạt yêu cầu, ta sẽ loại bỏ biến này.

Kết quả phân tích hệ số Cronbach's Alpha trong lần 2 đạt 0.720, hệ số này là khá cao và thỏa mãn yêu cầu để đưa vào mơ hình nghiên cứu. Đồng thời, các hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh của các biến trong thang đo thủ tục và thời gian đều đạt giá trị lớn hơn 0.4 nên các biến đo lường này đều đáp ứng tốt yêu cầu của mơ hình nghiên cứu và sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.

2.5.3.6 Nhân tố 6: Chính sách lãi suất và phí giao dịch

Theo kết quả kiểm định thang đo lần 1 thì hệ số Cronbach's Alpha biến tổng đạt 0.598 và các hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh của các biến đo lường từ CSLSP1 đến CSLSP4 đều lớn hơn 0.3. Riêng biến CSLSP5 có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh là 0.164, ta sẽ loại bỏ biến này.

Sau khi loại biến CSLSP5, kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha biến tổng lần 2 đạt 0.627 và tất cả các biến đều đáp ứng tốt yêu cầu để sử dụng cho mơ hình nghiên cứu. Do đó, các biến này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.

2.5.3.7 Nhân tố 7: Chính sách Marketing

Ở lần kiểm định thang đo đầu tiên, hệ số Cronbach's Alpha biến tổng đạt 0.645 và hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh của các biến thuộc nhân tố này đều lớn hơn 0.3 nên các biến đo lường đều đáp ứng yêu cầu để sử dụng trong mơ hình nghiên cứu. Theo đó ta cũng khơng loại biến đo lường nào trong nhóm nhân tố này và các biến sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.

2.5.3.8 Huy động tiền gửi của Ngân hàng:

Kết quả kiểm định thang đo lần 1, hệ số Cronbach's Alpha biến tổng đối với nhân tố khả năng huy động tiền gửi và hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh của các biến đo lường thuộc nhân tố này khá cao và thỏa mãn yêu cầu để đưa vào mơ hình nghiên cứu. Hệ số Cronbach's Alpha biến tổng là 0.678, hệ số tương quan biến

tổng hiệu chỉnh của các biến HDTG1, HDTG2, HDTG3 lần lượt là 0.425, 0.593, 0.463 đều lớn hơn 0.3 . Theo đó, ta khơng loại bất cứ biến đo lường nào trong nhóm nhân tố này và sẽ đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.

2.5.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố (Exploratory Factor Analysis) nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Quan hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét dưới dạng một số nhân tố cơ bản. Mỗi một biến quan sát sẽ được tính một tỷ số gọi là Hệ số tải nhân tố (factor loading). Hệ số này cho người nghiên cứu biết được mỗi biến đo lường sẽ thuộc về những nhân tố nào.

Với mục tiêu sau khi phân tích EFA tác giả sẽ phân tích hồi quy nên tác giả sử dụng phương pháp Principle Components với phép quay Varimax và dừng trích khi các nhân tố có Eigenvalue = 1.

Cơ sở để không loại các biến là 02 tiêu chuẩn : i. phương sai trích (>0.5) và ii. Tại mỗi biến, chênh lệch giữa |Factor loading| lớn nhất và |Factor loading| bất kỳ phải >=0.3.

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) - chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố, điều kiện là: 0,5 ≤ KMO ≤ 1.

Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể, nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (sig ≤ 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

2.5.4.1 Phân tích EFA đối với các nhân tố tác động đến huy động tiền gửi của Ngân hàng

Trong phân tích Cronbach’s Alpha thang đo các nhân tố tác động có 5 biến bị loại khỏi phân tích EFA là CSLSP5, THUT2, THUT3, THUT4, TTTG2. Vậy thực hiện phân tích EFA với 24 biến đo lường các nhân tố tác động đến huy động tiền gửi của Ngân hàng. Tác giả lần lượt loại các biến, sau mỗi lần loại một biến thì chạy lại phân tích EFA cho đến khi hai tiêu chuẩn trên được thỏa. Sau 6 lần chạy

EFA, các biến bị loại theo thứ tự: CSLSP3, TTTG5, SPDV3, NLPV1, CSLSP2, CSVC1. (Chi tiết kết quả từng lần chạy phân tích EFA tại Phụ lục 5.1)

Đến lần chạy EFA thứ 7 ta có 7 nhân tố được rút ra bao gồm: thương hiệu và

uy tín, thủ tục và thời gian, chính sách Marketing, năng lực phục vụ, chính sách lãi suất và phí giao dịch, cơ sở vật chất, sản phẩm dịch vụ. Có 18 biến quan sát cho 7

nhân tố được rút trích ra này.(Chi tiết mã hóa thang đo từng nhân tố tại Phụ lục 6) Tổng phương sai trích hay tổng biến thiên được giải thích bằng 67.159% (>50%).

KMO = 0.536 (>0.5) và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig.< 0.05) nên kết quả EFA là phù hợp.

2.5.4.2 Phân tích EFA huy động tiền gửi của Ngân hàng

Tổng phương sai trích hay tổng biến thiên được giải thích bằng 61.104% (>50%). KMO = 0.619 (>0.5) và kiểm định Bartlett’s có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05). Vì vậy kết quả này cho thấy việc phân tích nhân tố là phù hợp. Chỉ có một nhân tố được rút ra và đặt tên là huy động tiền gửi. (Chi tiết kết quả chạy phân tích EFA tại Phụ lục 5.2)

2.5.5 Mơ hình hồi quy tuyến tính

Nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy bội để kiểm định và giải thích quan hệ nhân quả giữa các yếu tố: thương hiệu và uy tín, thủ tục và thời gian, chính sách Marketing, năng lực phục vụ, chính sách lãi suất và phí giao dịch, cơ sở vật chất, sản phẩm dịch vụ tác động đến huy động tiền gửi của Ngân hàng.

Căn cứ vào mơ hình điều chỉnh đã được hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố EFA, ta có mơ hình hồi quy tuyến tính bội như sau:

HDTG = β0 + β1THUT + β2TTTG + β3CSMR + β4NLPV + β5CSLSP + β6CSVC + β7SPDV + ei Trong đó: βk : là các hệ số của phương trình hồi quy, ei : là phần dư.

Bảng 2.6: Danh sách các biến trong mơ hình hồi quy Tên Biến Ý nghĩa

Biến phụ thuộc: HDTG Huy động tiền gửi của Ngân hàng

Biến độc lập:

THUT Thương hiệu và uy tín TTTG Thủ tục và thời gian CSMR Chính sách Marketing NLPV Năng lực phục vụ

CSLSP Chính sách lãi suất và phí giao dịch CSVC Cơ sở vật chất

SPDV Sản phẩm dịch vụ

Kiểm định F sử dụng trong phân tích phương sai là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể để xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với tồn bộ tập hợp của các biến độc lập.

Theo kết quả phân tích hồi quy (Phụ lục 7), cho thấy R2 điều chỉnh = 0.375

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)