Nhân tố 6: Chính sách lãi suất và phí giao dịch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 57 - 59)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA NHTM

2.5 Đánh giá kết quả khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền

2.5.3.6 Nhân tố 6: Chính sách lãi suất và phí giao dịch

Theo kết quả kiểm định thang đo lần 1 thì hệ số Cronbach's Alpha biến tổng đạt 0.598 và các hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh của các biến đo lường từ CSLSP1 đến CSLSP4 đều lớn hơn 0.3. Riêng biến CSLSP5 có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh là 0.164, ta sẽ loại bỏ biến này.

Sau khi loại biến CSLSP5, kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha biến tổng lần 2 đạt 0.627 và tất cả các biến đều đáp ứng tốt yêu cầu để sử dụng cho mơ hình nghiên cứu. Do đó, các biến này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.

2.5.3.7 Nhân tố 7: Chính sách Marketing

Ở lần kiểm định thang đo đầu tiên, hệ số Cronbach's Alpha biến tổng đạt 0.645 và hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh của các biến thuộc nhân tố này đều lớn hơn 0.3 nên các biến đo lường đều đáp ứng yêu cầu để sử dụng trong mơ hình nghiên cứu. Theo đó ta cũng khơng loại biến đo lường nào trong nhóm nhân tố này và các biến sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.

2.5.3.8 Huy động tiền gửi của Ngân hàng:

Kết quả kiểm định thang đo lần 1, hệ số Cronbach's Alpha biến tổng đối với nhân tố khả năng huy động tiền gửi và hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh của các biến đo lường thuộc nhân tố này khá cao và thỏa mãn yêu cầu để đưa vào mơ hình nghiên cứu. Hệ số Cronbach's Alpha biến tổng là 0.678, hệ số tương quan biến

tổng hiệu chỉnh của các biến HDTG1, HDTG2, HDTG3 lần lượt là 0.425, 0.593, 0.463 đều lớn hơn 0.3 . Theo đó, ta khơng loại bất cứ biến đo lường nào trong nhóm nhân tố này và sẽ đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.

2.5.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố (Exploratory Factor Analysis) nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Quan hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét dưới dạng một số nhân tố cơ bản. Mỗi một biến quan sát sẽ được tính một tỷ số gọi là Hệ số tải nhân tố (factor loading). Hệ số này cho người nghiên cứu biết được mỗi biến đo lường sẽ thuộc về những nhân tố nào.

Với mục tiêu sau khi phân tích EFA tác giả sẽ phân tích hồi quy nên tác giả sử dụng phương pháp Principle Components với phép quay Varimax và dừng trích khi các nhân tố có Eigenvalue = 1.

Cơ sở để không loại các biến là 02 tiêu chuẩn : i. phương sai trích (>0.5) và ii. Tại mỗi biến, chênh lệch giữa |Factor loading| lớn nhất và |Factor loading| bất kỳ phải >=0.3.

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) - chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố, điều kiện là: 0,5 ≤ KMO ≤ 1.

Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể, nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (sig ≤ 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

2.5.4.1 Phân tích EFA đối với các nhân tố tác động đến huy động tiền gửi của Ngân hàng

Trong phân tích Cronbach’s Alpha thang đo các nhân tố tác động có 5 biến bị loại khỏi phân tích EFA là CSLSP5, THUT2, THUT3, THUT4, TTTG2. Vậy thực hiện phân tích EFA với 24 biến đo lường các nhân tố tác động đến huy động tiền gửi của Ngân hàng. Tác giả lần lượt loại các biến, sau mỗi lần loại một biến thì chạy lại phân tích EFA cho đến khi hai tiêu chuẩn trên được thỏa. Sau 6 lần chạy

EFA, các biến bị loại theo thứ tự: CSLSP3, TTTG5, SPDV3, NLPV1, CSLSP2, CSVC1. (Chi tiết kết quả từng lần chạy phân tích EFA tại Phụ lục 5.1)

Đến lần chạy EFA thứ 7 ta có 7 nhân tố được rút ra bao gồm: thương hiệu và

uy tín, thủ tục và thời gian, chính sách Marketing, năng lực phục vụ, chính sách lãi suất và phí giao dịch, cơ sở vật chất, sản phẩm dịch vụ. Có 18 biến quan sát cho 7

nhân tố được rút trích ra này.(Chi tiết mã hóa thang đo từng nhân tố tại Phụ lục 6) Tổng phương sai trích hay tổng biến thiên được giải thích bằng 67.159% (>50%).

KMO = 0.536 (>0.5) và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig.< 0.05) nên kết quả EFA là phù hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)