Sự phát triển phôi hợp tử

Một phần của tài liệu Phân tích các biến đổi hình thái học và sinh lý học trong các quá trình phát sinh cơ quan và phôi thể hệ ở một số giống chuối (Musa sp.) (Trang 32 - 33)

Ở phôi hợp tử của các cây song tử diệp, sự phân chia không cân xứng đầu tiên cho ra tế bào gốc với không bào lớn (basal cell), và tế bào ngọn (apical cell) có không bào nhỏ hơn nhưng có nhân to và tế bào chất đậm đặc. Sự phân chia của tế bào gốc được thực hiện theo hướng ngang để hình thành một chuỗi tế bào nhỏ (nguồn gốc của dây treo có nhiệm vụ dẫn truyền chất dinh dưỡng từ mô mẹ). Một tế bào nhỏ của dây treo ở gần tế bào ngọn nhất, được gọi là tế bào yên (hypophysis), sẽ hình thành nên các phần của rễ bao gồm trung tâm mô phân sinh rễ với tế bào gốc của rễ (tế bào sinh rễ) [69], [138].

Thành phần chủ yếu của phôi có nguồn gốc từ tế bào ngọn. Sự phân chia đầu tiên theo hướng dọc và sự phân chia kế tiếp theo hướng ngang để dẫn đến phôi tám tế bào. Sau đó, phôi này tiếp tục phát triển để cho các mô và cơ quan phôi [46],

[138]. Ở Brassica napus, sự hình thành mô phân sinh ngọn chồi bắt đầu vào giai đoạn phôi hình cầu với sự xuất hiện của các tế bào có dạng vuông đặc trưng, kích thước nhỏ, nhân to và tế bào chất đậm đặc. Vào giai đoạn phôi hình cá đuối, vùng ngọn gia tăng kích thước và các tế bào mô phân sinh chỉ chứa một vài không bào nhỏ dễ dàng phân biệt với các tế bào tiền tượng tầng với các không bào to. Trong giai đoạn phôi tử diệp, mô phân sinh ngọn phát triển đầy đủ với sự hiện diện của lớp tunica và corpus [142], [127].

Ở đơn tử diệp, ngoại trừ lần phân chia tế bào không cân xứng đầu tiên, các phân chia tế bào sau đó xảy ra theo kiểu có thể thay đổi và không thể đoán trước [145], dẫn đến một khối cầu được xem như tiền phôi ở bắp và phôi hình cầu sớm ở lúa [66]. Ở bắp, tiếp theo giai đoạn tiền phôi là giai đoạn tạo vùng mô phân sinh ngọn chồi; sau đó, mô phân sinh ngọn chồi phát triển thành chồi ngọn được diệp tiêu bao quanh. Tương tự, ở lúa, sự hình thành diệp tiêu, mô phân sinh ngọn chồi và sơ khởi rễ mầm bắt đầu sau giai đoạn hình cầu. Khác biệt chính với song tử diệp là rễ đầu tiên của các loại ngũ cốc hình thành ở sâu bên trong phôi [57], [144].

Một phần của tài liệu Phân tích các biến đổi hình thái học và sinh lý học trong các quá trình phát sinh cơ quan và phôi thể hệ ở một số giống chuối (Musa sp.) (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)