Sự thu nhận phôi soma

Một phần của tài liệu Phân tích các biến đổi hình thái học và sinh lý học trong các quá trình phát sinh cơ quan và phôi thể hệ ở một số giống chuối (Musa sp.) (Trang 25 - 27)

Kỹ thuật nuôi cấy phôi hợp tử

Các phôi hợp tử chưa trưởng thành được đặt nuôi trên môi trường đặc có picloram 2 mg/l. Sau một đến hai tháng, các mô sẹo có khả năng sinh phôi được thu nhận cho sự tái sinh cây qua con đường sinh phôi soma [43]. Kỹ thuật này chỉ áp dụng được ở các cây chuối có khả năng tạo hột (loài nhị bội, thụ tinh được).

Kỹ thuật của Novak

Các mô của phần củ chuối in vitro và phần gốc của lá non được đặt nuôi trên môi trường có dicamba và thidiazuron (chất có hoạt tính cytokinin rất mạnh) để thu nhận mô sẹo có khả năng sinh phôi [92].

Kỹ thuật CHP (Cultures Hautement Proliférantes)

Kỹ thuật này do nhóm K.U.L (Katholicke University Leuven) ở Bỉ thực hiện. Các đỉnh chồi có kích thước 1 - 2 mm3 có chứa mô phân sinh và được bao quanh bởi vài phát thể lá được đặt nuôi trên môi trường MS với IAA 0,175 mg/l và BA 2,25 mg/l. Khi đó, hiện tượng ưu tính ngọn bị đàn áp, sự tăng sinh mạnh của đỉnh chồi sẽ tạo nên một tập hợp chồi hay các “khối mô phân sinh” màu trắng, tròn, dính nhau. Phần chóp ngọn của các chồi này (“scalps”) được chuyển sang môi trường lỏng và được lắc, chứa 2,4-D và zeatin để tạo các khối cầu giống như tiền phôi, có khả năng phát triển thành cây [111].

Kỹ thuật nuôi cấy phần đực của phát hoa

Kỹ thuật này do Ma và cộng sự thực hiện ở Đài Loan [148]. Các nải hoa đực non được đặt nuôi trên môi trường MS có bổ sung 2,4-D 4 mg/l, NAA 1 mg/l và IAA 1 mg/l. Các mô sẹo có khả năng sinh phôi được thu nhận và chuyển sang môi trường lỏng và được lắc, chứa 2,4-D để tạo dịch treo tế bào. Phôi soma được cảm ứng từ dịch treo tế bào trên môi trường có chứa các auxin và cytokinin.

Trong vi nhân giống chuối, khởi đầu từ bốn nhóm kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào kể trên, sự phát triển của các cấu trúc lưỡng cực của phôi soma từ mô sẹo hay dịch treo tế bào trên môi trường bán lỏng đã được ghi nhận ở Musa spp. [43], [86], [92], [122]. Tuy nhiên, chưa có nhiều công bố chi tiết về các quá trình phát triển phôi soma, cũng như sự tạo các sơ khởi rễ, sự hình thành chồi với các sơ khởi lá, đặc biệt dưới các khía cạnh phát sinh hình thái và sinh lý học. Hơn nữa, ở một vài giống chuối, sự phát sinh phôi có thể bị giới hạn ở các giai đoạn phát triển nào đó [80]. Vì vậy, các nghiên cứu về quá trình phát sinh cơ quan và phát sinh phôi, bao

gồm sự phát triển của các tế bào và mô chuyên biệt thành các mô phôi, cần được thực hiện như một vấn đề lý thuyết và đồng thời giúp gia tăng hiệu quả của việc vi nhân giống thực vật và áp dụng các công nghệ sinh học thực vật [150].

Một phần của tài liệu Phân tích các biến đổi hình thái học và sinh lý học trong các quá trình phát sinh cơ quan và phôi thể hệ ở một số giống chuối (Musa sp.) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)