Áp dụng phối hợp các chất điều hòa tăng trưởng thực vật và sự hủy mô

Một phần của tài liệu Phân tích các biến đổi hình thái học và sinh lý học trong các quá trình phát sinh cơ quan và phôi thể hệ ở một số giống chuối (Musa sp.) (Trang 72 - 78)

phân sinh ngọn chồi trong sự phát triển chồi

Tất cả các xử lý tác động lên mô phân sinh ngọn chồi được thực hiện đều giúp gia tăng số lượng chồi hình thành. Số chồi hình thành cao nhất trên mẫu cấy là lát cắt dọc qua phần trung tâm mô phân sinh ngọn chồi đỉnh (14,40 ± 0,79 chồi / mẫu cấy), thấp hơn ở mẫu cấy cắt bỏ mô phân sinh ngọn chồi đỉnh một phần (11,30±0,68 chồi / mẫu cấy) hay hoàn toàn (10,80 ± 0,73 chồi / mẫu cấy), và rất thấp nhất (sự khác biệt không có ý nghĩa so với đối chứng: 2,80 ± 0,20 chồi / mẫu cấy) khi mô phân sinh ngọn chỉ chịu một tác động nhỏ: cắt bỏ phần bề mặt mô phân sinh ngọn chồi đỉnh (3,50 ± 0,31 chồi / mẫu cấy) hay hủy mô phân sinh ngọn chồi đỉnh bằng kim (4,20 ± 0,25 chồi / mẫu cấy) (bảng 16, hình 3.21).

Bảng 16. Sự phát sinh chồi từ các mẫu cấy chịu các kiểu tác động lên mô phân sinh ngọn chồi khác nhau sau 3 tuần nuôi cấy trên môi trường CHP* có bổ sung IAA 0,17 mg/l, BA 2,5 mg/l và zeatin 1 mg/l.

Kiểu tác động lên mô phân sinh ngọn Số chồi / mẫu cấy

Đối chứng (không tác động lên mô phân sinh ngọn) 2,80 ± 0,20 c Dùng kim hủy mô phân sinh ngọn chồi đỉnh 4,20 ± 0,25 c Cắt bỏ phần bề mặt mô phân sinh ngọn chồi đỉnh 3,50 ± 0,31 c Cắt một phần mô phân sinh ngọn chồi đỉnh 11,30 ± 0,68 b Cắt bỏ hoàn toàn mô phân sinh ngọn chồi đỉnh 10,80 ± 0,73 b Cắt dọc chồi đỉnh, mô cấy là lát ở giữa 14,40 ± 0,79 a

Các số trung bình trong cột với các mẫu tự khác nhau khác biệt có ý nghĩa ở mức p=0,05

Dưới khía cạnh phát sinh hình thái, trong trường hợp dùng kim hủy mô phân sinh ngọn chồi đỉnh, cũng như đối chứng (hình 3.21A), một số chồi mới hình thành tại các vị trí chồi nách (hình 3.21B). Khi cắt bỏ phần bề mặt của mô phân sinh ngọn chồi đỉnh, sự hình thành chồi mới xảy ra tại vùng gốc của vết cắt (hình 3.21C). Sự hình thành chồi tăng mạnh khi sự cắt được thực hiện ở mức sâu hơn (cắt bỏ một phần hay hoàn toàn mô phân sinh ngọn chồi đỉnh), với nhiều chồi mới xuất hiện xếp thành vòng (hình 3.21D và 3.21E). Đặc biệt, với mô cấy là lát cắt ở giữa, có rất nhiều chồi mới hình thành tại vùng tế bào biểu bì (hình 3.21F, 3.22 và 3.23).

Hình 3.21.Sự phát sinh chồi từ các mẫu cấy chịu ảnh h ở bởi ể ộ khác nhau lên mô phân sinh ngọn chồi sau 3 tuần ấ ờ * có bổ sung IAA 0,17 mg/l, BA 2,5 mg/l và zeatin 1 mg/l.

ư ng c

nuôi c y trên môi trư ng CHP

ác ki u tác đ ng

(A), đối chứng.

(B), dùng kim hủy mô phân sinh ngọn

(C), cắt bỏ phần bề mặt của mô phân sinh ngọn

(D), cắt bỏ một phần mô phân sinh ngọn (E), cắt bỏ hoàn toàn mô phân sinh ngọn (F), cắt dọc, mô cấy là lát ở giữa.

A 10mm B 10mm C 2mm E 3mm F 3mm D 3mm

Hình 3.22. Sự hình thành chồi mới ở ẫ ấ ắ ỏ ộ ầ

ọ ồ chuối Cau Mẵn ấ

ờ * có bổ sung IAA 0,17 mg/l, BA 2,5 mg/l và zeatin 1 mg/l.

m u c y c t b m t ph n mô

phân sinh ng n ch i sau 10 ngày nuôi c y trên môi

trư ng CHP

Hình 3.23.Sự p ồ từ lát cắt dọc ở giữa chồi chuối Cau Mẵn

ấ ờ * có bổ sung IAA 0,17 mg/l,

BA 2,5 mg/l và zeatin 1 mg/l. hát sinh ch i

sau 10 ngày nuôi c y trên môi trư ng CHP

80 mm

3.1.7. Áp dụng phương pháp nuôi cấy khúc cắt mô phân sinh ngọn chồi trong vi nhân giống nhân giống

Các giống chuối trồng (La ba, Chà bột, Ngự, Sáp, Lửa, Tá quạ) và hoang dại (W1, W2) tăng trưởng tốt khi áp dụng phương pháp nuôi cấy khúc cắt mô phân sinh ngọn chồi trên môi trường CHP* với sự phối hợp IAA 0,17 mg/l, BA 2,5 mg/l và zeatin 1 mg/l. Sự tăng sinh chồi xảy ra mạnh nhất ở các khúc cắt chồi cây chuối hoang dại W2 (5,10  0,28 chồi/mẫu cấy) và W1 (4,80  0,25 chồi/mẫu cấy). Trong số các giống chuối đã được xác định kiểu gene, Lửa (AAA), La Ba (AAA) và Chà Bột (AAB) cho số chồi trên mẫu cấy cao hơn (lần lượt là 4,10  0,28; 3,80  0,29; và 3,30  0,30 chồi/mẫu cấy) so với Sáp (BBB) và Ngự (BBB) (lần lượt là 2,30,21 và 2,10  0,23 chồi/mẫu cấy) (bảng 17, hình 3.24).

Bảng 17. Sự phát triển chồi từ khúc cắt mô phân sinh ngọn chồi của một số giống chuối sau 6 tuần nuôi cấy trên môi trường CHP* có bổ sung IAA 0,17 mg/l, BA 2,5 mg/l và zeatin 1mg/l.

Giống trồng Số chồi / mẫu cấy

Lửa (AAA) 4,10  0,28 bc La Ba (AAA) 3,80  0,29 cd Chà Bột (AAB) 3,30  0,30 de Ngự (BBB) 2,10  0,23 g Sáp (BBB) 2,30  0,21 fg Tá Quạ 2,90 0,28 ef W1 4,80  0,25 ab W2 5,10  0,28 a

Hình 3.24. Sự phát triển chồi từ khúc cắt mô phân sinh ngọn chồi sau 4 tuần nuôi cấy trên môi trường CHP* có bổ sung IAA 0,17 mg/l, BA 2,5 mg/l và zeatin 1 mg/l (A) La ba, (B) Chà bột, (C) Lửa, (D) Tá quạ, (E) W1, (F) W2.

(hình chụp ở lần cấy chuyền thứ 3). C D A B E F 7mm 5mm 5mm 7mm 5mm 6mm

Một phần của tài liệu Phân tích các biến đổi hình thái học và sinh lý học trong các quá trình phát sinh cơ quan và phôi thể hệ ở một số giống chuối (Musa sp.) (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)