1.3. Nội dung tổ chức công tác kế toán ở các doanh nghiệp
1.3.6. Tổ chức kiểm tra kế toán
Để đảm bảo số liệu kế toán phản ánh minh bạch, trung thực, khách quan tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động của DN, vận dụng và tuân thủ theo các quy định hiện hành của Nhà nước về kế tốn thì tổ chức kiểm tra kế tốn là một phần cơng việc
quan trọng không thể thiếu trong tổ chức cơng tác kế tốn. Tổ chức kiểm tra kế tốn được thực hiện bởi đối tượng thứ nhất là trong nội bộ DN và thứ hai là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Tổ chức tự kiểm tra kế toán trong nội bộ đơn vị nhằm đảm bảo độ tin cậy cao cho các số liệu kế tốn và các thơng tin thể hiện trên báo cáo của DN, trước tiên:
Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh được ghi chép lại trên các chứng từ kế toán;
Kiểm tra việc ghi chép, phản ánh các chứng từ kế tốn vào TKKT, sổ kế tốn có đầy đủ, chính xác để đáp ứng cung cấp thông tin kịp thời ;
Kiểm tra việc chấp hành các chế độ kế toán, chuẩn mực kế tốn trong đơn vị có tuân thủ theo quy định của pháp luật về kế toán;
Kiểm tra các nhân viên kế tốn có đủ năng lực, trình độ nghiệp vụ chuyên môn và mối quan hệ với các đồng nghiệp bên trong và bên ngồi bộ phận kế tốn.
Kiểm tra cơng tác kế tốn để kiểm tra việc sử dụng, quản lý tình hình tài sản, nguồn vốn của DN có đạt hiệu quả, có mang lại kết quả SXKD nhằm phát hiện và điều chỉnh kịp thời các gian lận trong điều hành, quản lý DN, các sai phạm về các quy định hiện hành, giúp DN hoạt động hiệu quả, qua đó kiểm tra DN có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về các khoản thuế theo quy định của Nhà nước. Để các nội dung kiểm tra trên đạt chất lượng và mang lại hiệu quả, yêu cầu bộ phận kiểm tra kế tốn phải trung thực, khách quan trong q trình kiểm tra; cơng việc kiểm tra cần được duy trì thường xun; phải có báo cáo về kết quả kiểm tra, qua đó đưa ra các kiến nghị, đề xuất các giải pháp xử lý, khắc phục các sai phạm.
Ngoài việc tự kiểm tra các nội dung cơng tác kế tốn ở nội bộ đơn vị mình, các DN còn phải chịu sự kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như cơ quan thuế. Các nội dung kiểm tra về chứng từ kế toán, sổ sách, kiểm tra tổ chức bộ máy kế toán,... nhưng chủ yếu là kiểm tra các DN có thực hiện đúng các quy định của pháp luật về kế toán. Nếu phát hiện DN vi phạm sẽ lập biên bản xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển kết quả kiểm tra lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.