Thực trạng tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp chế biến gỗ trên tỉnh bình dương (Trang 54 - 55)

2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán ở các doanh nghiệp chế biến gỗ trên tỉnh

2.2.7. Thực trạng tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh

Với kết quả tổng hợp số liệu khảo sát ở các DN chế biến gỗ (Phụ lục số 19) có 21/40 DN được khảo sát khơng có tiến hành phân tích ở đơn vị chiếm tỷ lệ khoảng 53% số lượng mẫu khảo sát, 19/40 DN (chiếm 47%) khảo sát trả lời có tiến hành phân tích. Trong 19 DN có phân tích, các chỉ tiêu mà DN cần phân tích khi được hỏi là phân tích kết quả HĐKD của DN về chi phí NVL, chi phí khác, giá vốn, lãi (lỗ) trong một kỳ kinh doanh; khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn; chỉ tiêu về hàng tồn kho. Thời điểm phân tích khi có u cầu của thủ trưởng đơn vị chiếm khoảng 79% số DN được khảo sát và chỉ có 21% (4/19 DN được khảo sát) phân tích theo định kỳ.

Phần lớn các công ty đều có hai nguồn số liệu khác nhau, một nguồn sử dụng cung cấp cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, ngân hàng,... nguồn thứ hai sử dụng trong nội bộ DN. Các DN chế biến gỗ cũng không ngoại lệ chính vì vậy mà số liệu của KTTC dùng để lập BCTC nộp cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê dù đã được kiểm tốn cũng ít được chủ DN sử dụng để phân tích nếu có cũng chỉ xem xét một vài chỉ tiêu về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, chi phí lãi vay, tài sản cố định, nợ ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, tổng lương công nhân viên, thu nhập bình quân của người lao động.

Các DN có phân tích HĐKD trong DN mình gần như khơng có sự tổ chức, sắp xếp các công việc cần chuẩn bị trước khi tiến hành phân tích, khơng có kế hoạch hay một quy trình chuẩn về tổ chức phân tích, chủ yếu phân tích báo cáo khi có u cầu

của chủ DN nên nội dung phân tích khơng thống nhất, tổ chức phân tích báo cáo cũng khơng được đều đặn, định kỳ. Phần lớn trong các DN người phân tích cũng là người lập báo cáo dẫn đến thiếu tính khách quan, trung thực trong phân tích cũng như khi đưa ra nhận xét về kết quả phân tích chỉ đánh giá ở trạng thái biến đổi mà chưa đi sâu vào bản chất của vấn đề do thiếu chuyên môn và kinh nghiệm. Các chỉ tiêu chưa được thống nhất khi phân tích do đó kết quả sau phân tích khó so sánh với số liệu của các công ty khác trong ngành chế biến gỗ, hoặc số liệu trung bình ngành, lý do là khơng có các số liệu này, đây là khó khăn để có thể biết DN mình đang đứng ở vị trí nào so với các DN chế biến gỗ khác hay so với sự phát triển chung của trung bình ngành.

Nhìn chung, hạn chế trong phân tích báo cáo ở các DN chế biến gỗ chủ yếu là do chủ DN chưa có sự quan tâm nhiều đến hoạt động phân tích, chính vì vậy mà ngay cả ở các DN có tổ chức phân tích cũng khơng thực hiện đều đặn, khơng có quy trình thực hiện cơng việc phân tích cụ thể, người phân tích thiếu kinh nghiệm và chuyên mơn trong phân tích, sử dụng phương pháp phân tích đơn giản khơng cho thấy được các vấn đề mà DN đang phải đối mặt.

Khi được hỏi về ý kiến đóng góp cho sự phát triển cơng tác kế tốn trong DN mình hầu hết đều khơng có ý kiến, cho rằng cứ giữ như cũ là được, có một vài ý kiến khác như kế tốn phải thường xuyên cập nhật Nghị định, Thông tư, Công văn mới liên quan đến kế tốn, thuế; khơng ngừng nâng cao, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm cho đội ngũ nhân viên kế toán trong DN; các phần hành của bộ phận kế toán cần liên kết chặt chẽ với nhau để tập hợp thơng tin kế tốn trung thực và chính xác. Điều này cho thấy nhân viên trong bộ máy kế toán ngại thay đổi, chủ DN chỉ quan tâm đến báo cáo lập theo quy định Nhà nước, đặc biệt cho cơ quan thuế nên nhiệm vụ của kế toán cũng chỉ dừng lại ở đó, kế tốn khơng phát huy được vai trị của mình là cơng cụ hỗ trợ chủ DN ra quyết định từ nguồn thơng tin hữu ích do kế tốn cung cấp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp chế biến gỗ trên tỉnh bình dương (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)