2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển các doanh nghiệp chế biến gỗ
Thời kỳ đầu ngành chế biến gỗ ở nước ta được hình thành thơ sơ, tự phát từ khoảng thế kỷ thứ X sản phẩm được làm thủ công, bằng bàn tay của người thợ là chính. Giai đoạn năm 1858 – 1945 diện tích rừng nước ta chiếm 43,37% diện tích cả nước nhưng ngành chế biến gỗ lại phát triển chậm, ít cơ sở, quy mơ nhỏ, phương tiện SX thô sơ. Giai đoạn năm 1945 – 1954 ngành chế biến gỗ phần lớn phục vụ cho quốc phòng, giao thông vận tải.
Từ năm 1986 đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, giao dịch mua bán tự do các loại hàng hóa trong đó có gỗ và bước đầu đã hình thành các cơ sở chế biến gỗ gắn với khai thác và xuất nhập khẩu. Đến năm 1990 cả nước có khoảng 62 xí nghiệp chế biến gỗ, để ngành chế biến gỗ trở thành một trong những ngành CN mũi nhọn của đất nước Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều Quyết định để điều chỉnh, sắp xếp, khuyến khích, hỗ trợ phát triển. Ngày nay, CN chế biến gỗ đã phát triển mạnh mẽ trên nhiều vùng của đất nước, Đông Nam Bộ là một trong số những vùng tập trung nhiều cơ sở chế biến gỗ có quy mơ lớn, chủ yếu ở tỉnh Bình Dương và Đồng Nai.
Giai đoạn 2006 – 2009 số lượng DN ngành CN chế biến gỗ tỉnh Bình Dương tăng trưởng nhanh bình quân tăng 15,7%/năm, năm 2009 Bình Dương có 224 DN chế biến gỗ. Hiện nay tỉnh có khoảng hơn 500 DN chế biến gỗ, chiếm khoảng 25% số lượng DN gỗ cả nước.
Lao động ngành CN chế biến gỗ tăng trưởng bình quân 12,3%/năm, giải quyết được 19.777 lực lượng lao động ở tỉnh giai đoạn 2006 - 2009. Năm 2014 ngành CN chế biến gỗ tỉnh Bình Dương có khoảng 192.500 số lượng công nhân lao động, góp phần giải quyết việc làm cho lượng lớn lao động của tỉnh, ổn định đời sống người dân. Giá trị SX CN chế biến gỗ theo giá thực tế năm 2009 đạt 4.662 tỷ đồng, chiếm 13,8% giá trị SX toàn bộ ngành CN chế biến gỗ và sản xuất đồ gỗ. Trong 9 tháng của
năm 2014 ngành chế biến gỗ Bình Dương đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu gần 1,4 tỷ USD, chiếm 35,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ cả nước.
Về thiết bị và công nghệ chế biến sản phẩm gỗ chủ yếu được nhập khẩu từ Đài Loan, Trung Quốc, Đức,... và các thiết bị chế tạo trong nước. Các thiết bị sản xuất phần lớn có trình độ cơng nghệ ở mức trung bình, để tăng tính cạnh tranh nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu gỗ trong quá trình SX các DN đã chú trọng đến việc đầu tư máy móc thiết bị có trình độ cơng nghệ tiên tiến .
DN chế biến gỗ Bình Dương phân bố ở ngồi các khu CN, tập trung chủ yếu ở các địa phương như thị xã Thuận An, thị xã Tân Uyên, thị xã Dĩ An,…
Mặc dù có những bước phát triển tích cực nhưng ngành đang gặp phải những khó khăn và thách thức, đội ngũ lao động chế biến gỗ chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành cả về số lượng và chất lượng, chủ yếu là lao động phổ thơng chưa qua đào tạo, chưa có chính sách đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu đặc thù của ngành. Chiếm tỷ lệ lớn DN chế biến gỗ có quy mơ nhỏ và vừa, vốn ít, thiết bị cơng nghệ chế biến cịn lạc hậu ở mức trung bình dẫn đến năng suất thấp.
Thời gian gần đây các cơng ty nước ngồi rất quan tâm đến nguồn gốc gỗ, nếu xuất bán sản phẩm gỗ sang các thị trường Châu âu, các DN chế biến gỗ phải có giấy chứng nhận FSC-CoC chứng minh nguồn gốc nguyên liệu gỗ, nhà xuất khẩu phải trình bày chuỗi hành trình của sản phẩm tất cả các khâu từ khai thác cho đến thành phẩm một cách minh bạch để nhà chức trách Mỹ và EU có thể truy xét nguồn gỗ nguyên liệu, các DN đang gặp trở ngại để đáp ứng phù hợp theo yêu cầu này.
SX theo đơn đặt hàng và nhận gia công cho khách hàng nước ngoài, làm theo yêu cầu khách hàng về mẫu mã, thiết kế, kỹ thuật dẫn đến bị động khi thiết kế mẫu mã sản phẩm cho riêng mình, chưa tạo được thương hiệu gỗ trên thị trường nước ngồi.
Đánh giá tình hình thị trường trong nước và thế giới, theo dự báo của Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương tình hình xuất khẩu sẽ có những chuyển biến tích cực, thị trường EU vẫn là chủ lực, sau đó là thị trường Nhật Bản và thị trường Mỹ sẽ được mở rộng vì kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ của Trung Quốc vào Mỹ giảm.
Nhìn chung ngành CN chế biến gỗ trên tỉnh Bình Dương phát triển mạnh trong những năm gần đây về số lượng DN, lao động, giá trị SX, giá trị xuất khẩu,... và có
những đóng góp quan trọng vào phát triển ngành CN chế biến của tỉnh và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên tỉnh Bình Dương doanh nghiệp chế biến gỗ trên tỉnh Bình Dương
2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên tỉnh Bình Dương
Theo kết quả khảo sát cho thấy khoảng 75% DN chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương tổ chức bộ máy quản lý cơng ty theo mơ hình cơng ty TNHH 2 thành viên trở lên, tiếp đến là công ty cổ phần chiếm 20% và công ty TNHH 1 thành viên chiếm 5%. Mơ hình tổ chức quản lý cơng ty TNHH 2 thành viên trở lên (Sơ đồ 2.1) thì Hội đồng quản trị có quyền lực cao nhất, uỷ quyền cho Tổng giám đốc thay mặt các Hội đồng thành viên để điều hành, quản lý công ty, bên dưới là các bộ phận, phòng ban chức năng, bên dưới nữa là các bộ phận trực tiếp SX.
Sơ đồ 2.1: Mơ hình tổ chức quản lý của DN chế biến gỗ trên tỉnh Bình Dương
Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên có quyền hạn và nghĩa vụ theo quy
định của Luật doanh nghiệp năm 2005, tiến hành bổ nhiệm Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, vị trí này có thể là thành viên trong Hội đồng thành viên.
Tổng giám đốc (hoặc giám đốc): Có quyền ra quyết định liên quan đến mọi công việc điều hành hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về tình hình kinh doanh của cơng ty.
Phòng nhân sự Phòng kế hoạch Các phòng ban khác Phịng kế tốn Tổng giám đốc Phịng kinh doanh Hội đồng thành viên Các phân xưởng sản xuất
Cưa xẻ gỗ Xuất vào lò
Ra lò
Xuất gỗ xẻ khơ
Phịng nhân sự: Thực hiện đào tạo, tuyển dụng lao động theo yêu cầu quản lý
và hoạt động SX của công ty. Tổ chức chấm công cho cán bộ công nhân viên, xây dựng và theo dõi thực hiện các nội quy, quy chế trong công ty. Đảm nhận tổ chức hội nghị, lễ tân, tiếp khách theo yêu cầu của lãnh đạo.
Phịng kế tốn: Tuân thủ các quy định của nhà nước trong việc thực hiện tổ chức cơng tác kế tốn tại đơn vị. Quản lý các nguồn tài chính khơng bị thất thoát và nộp đầy đủ các khoản thuế vào ngân sách nhà nước. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm tổ chức cơng tác kế tốn tại cơng ty.
Phòng kinh doanh: Lên kế hoạch tiếp thị và bán hàng, tìm kiếm khách hàng
cho công ty, làm thủ tục hải quan liên quan đến việc xuất bán hàng và nhập hàng, đặt hàng mua hàng phục vụ cho q trình SX.
Phịng kế hoạch: Quản lý toàn bộ q trình SX của cơng ty, lên kế hoạch những vật liệu cần dùng cho SX, tổ chức SX đúng thời hạn giao hàng. Thiết kế các sản phẩm mới cho công ty và theo yêu cầu của khách hàng, lập định mức NVL từng sản phẩm. Báo cáo cho Tổng giám đốc về tình hình SX hằng ngày để có biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp.
Các phân xưởng SX: Là nơi SX ra các sản phẩm bằng gỗ như bàn, ghế,...
2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên tỉnh Bình Dương
Quy trình chế biến SX các sản phẩm làm bằng gỗ ở các DN có thể chia làm bốn giai đoạn, có thể khái qt tổng qt q trình SX qua sơ đồ 2.2 như sau:
Sơ đồ 2.2: Quy trình tổ chức hoạt động sản xuất ở các doanh nghiệp chế biến gỗ Giai đoạn 1: Giai đoạn cưa xẻ gỗ tròn thành từng phách gỗ xẻ tươi.
Xuất gỗ tròn: Khi nhận lệnh xẻ gỗ tròn, bộ phận cưa xẻ tiến hành xẻ gỗ trịn ra
với kích thước từng phách gỗ theo yêu cầu trong lệnh sản xuất xẻ gỗ.
Xuất gỗ tròn Nhập gỗ xẻ tươi Lị sấy gỗ xẻ tươi
Nhập gỗ xẻ khơ Giai đoạn gia công chi tiết
Nhập gỗ xẻ tươi: Gỗ tròn sau khi được xẻ ra thành từng phách gỗ sẽ được kiểm
tra số lượng trước khi cho vào lò sấy.
Giai đoạn 2: Giai đoạn sấy phách gỗ xẻ tươi.
Lò sấy gỗ xẻ tươi: Kiểm tra thiết bị của lị sấy như quạt gió, ống khói, các vịi
phun ẩm, nhiệt kế khô và ướt trước khi cho gỗ xẻ vào lò sấy. Theo dõi thời gian vào lò, ra lò, theo dõi nhiệt độ sấy phù hợp với từng loại gỗ.
Nhập kho gỗ xẻ kho: Sau khi phách gỗ được sấy khơ, ra lị sẽ đưa vào kho gỗ
xẻ cất trữ, phục vụ cho quá trình SX sản phẩm gỗ.
Giai đoạn 3: Giai đoạn gia công chi tiết sản phẩm.
- Từ phách gỗ xẻ khô cắt ra thành từng thanh gỗ chi tiết, căn cứ vào lệnh SX sản phẩm đưa xuống sẽ tính tốn cần cắt ra bao nhiêu thanh chi tiết thẳng, bao nhiêu thanh chi tiết cong.
Đối với nhóm hàng chi tiết thẳng cho phách gỗ vào máy rong để xử lý, giúp làm thẳng phách gỗ sau đó chuyển qua máy cắt để cắt ra thành từng đoạn theo kích thước yêu cầu của sản phẩm.
Đối với nhóm hàng chi tiết cong, cơng đoạn vẽ là quan trọng nhất vì quyết định chất lượng và hao phí nguyên liệu. Người vẽ phải kiểm tra quy cách ván gỗ, chuẩn bị các rập chính và rập phụ trước khi vẽ, xác định quy cách của thanh chi tiết cần vẽ để tránh lãng phí nguyên liệu, rồi vẽ theo mẫu rập. Vẽ xong sẽ chuyển qua khâu lọng, người lọng sẽ cắt thanh chi tiết gỗ theo đường vẽ trên phách gỗ.
- Tiến hành xử lý thanh chi tiết đánh láng bề mặt gỗ và đục lỗ trên thanh gỗ theo kích thước yêu cầu để ráp các thanh chi tiết gỗ ra thành sản phẩm.
Trước tiên với hàng chi tiết thẳng sẽ được Bào làm láng thanh chi tiết, tuỳ theo yêu cầu mà dùng máy bào 2 mặt hay 4 mặt, trong quá trình bào thường xuyên kiểm tra qui cách của chi tiết và chất lượng bề mặt của chi tiết.
Dùng máy Tubi để đánh láng đối với thanh chi tiết cong, dựa vào yêu cầu sản phẩm mà các thanh chi tiết cong được xử lý bằng chạy máy tubi chép hình, máy tubi tay hay máy uốn cong.
Các thanh chi tiết gỗ thẳng và cong làm láng xong được chuyển qua khâu khoan lỗ trên thanh gỗ. Ở khâu khoan lỗ trên thanh chi tiết: Đục lỗ dùng cho thanh chi
tiết cần đục lỗ oval hoặc lỗ vuông, sau khi đục lỗ xong sẽ xử lý bằng máy mộng âm hay máy đánh mộng hai đầu. Khoan được dùng để khoan lỗ tròn trên thanh chi tiết, trong quá trình khoan phải kiểm tra so với mẫu để tránh sai sót, chạy cở khoan nhầm mặt, tùy vào các loại nan mà đưa lên máy khoan 1 đầu hay máy khoan 4 đầu, sau đó qua Bo R xử lý các nan chi tiết có cạnh gỗ bị bén.
Đưa qua Chà nhám tất cả các thanh chi tiết để chà nhám xử lý những nan chi tiết bị lỗi do thiếu phôi làm cho bề mặt nan không được láng mịn.
Giai đoạn 4: Giai đoạn hoàn thiện sản phẩm.
Phân loại, lựa màu sắc nan chi tiết cho đồng bộ và định hình, ráp các nan chi tiết thành sản phẩm gỗ như bàn, ghế, băng ghế, tủ, giường,...
Khi nan chi tiết đã được xử lý xong phải kiểm tra lại chất lượng, số lượng có đạt yêu cầu hay chưa. Các nan chi tiết được phân loại như sau: nan chi tiết đã đạt yêu cầu không phải xử lý lại đưa qua máy nhám chổi làm sạch; nan chi tiết lỗi nhẹ dùng giấy nhám xử lý, nan chi tiết nào đen phải đem ra tẩy bằng axit, phun nước, phơi nắng lại; nan chi tiết nào lỗi nặng phải đưa qua máy mài hoặc máy nhám trục xử lý; các nan chi tiết không sử dụng được thì loại ra và yêu cầu bổ sung kịp thời.
Sau khi phân loại, xử lý xong sẽ tiến hành lắp ráp sản phẩm. Những sản phẩm ráp có hardware (ốc, vít, bulơng,...) kiểm tra hardware có đủ các loại kích cỡ theo yêu cầu ráp sản phẩm hay chưa, sản phẩm nào ráp bằng keo phải kiểm tra keo có được pha đúng tỉ lệ, trét keo vào lỗ và mộng vừa đủ để sản phẩm được dính bền hơn. Sản phẩm được ráp xong sẽ kiểm tra lại đạt chất lượng mới nhận như màu sắc, độ nhám,... đạt u cầu thì chuyển qua đóng gói, sản phẩm nào chưa đạt yêu cầu thì phải xử lý lại.
Tóm lại, q trình SX sản phẫm gỗ là từ phách gỗ xẽ khô tạo ra các thanh chi
tiết, từ thanh chi tiết sẽ được ghép lại với nhau, định hình và ráp lại thành bàn, ghế, băng ghế,...
2.2. Thực trạng tổ chức cơng tác kế tốn ở các doanh nghiệp chế biến gỗ trên tỉnh Bình Dương
Kết quả thu được từ khảo sát thực tế tổ chức cơng tác kế tốn tại 40 cơng ty chế biến gỗ trên tỉnh Bình Dương, cho thấy các DN chế biến gỗ trong tỉnh có nhiều hình thức sở hữu vốn khác nhau, trong 40 cơng ty được khảo sát có 19/40 cơng ty sở hữu
100% vốn nước ngoài, chiếm tỷ lệ khá cao 47,5%; DN liên doanh có 3/40 công ty, chiếm tỷ lệ 7,5% và 18/40 DN có vốn đầu tư trong nước, chiếm tỷ lệ 45% (Hình 2.1).
0 10 20 30 40 50 DN nhà nước DN 100% vốn nước ngồi
DN liên doanh DN ngồi quốc doanh
Hình thức sở hữu vốn của doanh nghiệp
Hình 2.1: Hình thức sở hữu vốn của doanh nghiệp
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát)
Phần lớn các công ty SX các sản phẩm gỗ ở tỉnh Bình Dương có 30 cơng ty có quy mô hoạt động nhỏ và vừa (chiếm tỷ lệ 75% trên tổng số 40 công ty được khảo sát), và 10/40 công ty chế biến gỗ có quy mơ lớn chiếm tỷ lệ 25% (Hình 2.2).
0 20 40 60 80
Quy mơ nhỏ và vừa Quy mơ lớn
Quy mơ hoạt động của doanh nghiệp
Hình 2.2: Quy mơ hoạt động của doanh nghiệp
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát)
Mặt dù các DN nhỏ và vừa trong tỉnh chiếm tỷ lệ lớn nhưng đa số các DN nhỏ và vừa này đều khơng áp dụng chế độ kế tốn DN nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 mà phần lớn DN nhỏ và vừa được khảo sát đều đang áp dụng chế độ kế toán DN ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006.
2.2.1. Thực trạng tổ chức chế độ chứng từ kế toán
Qua kết quả thu được từ khảo sát thực tế tổ chức chế độ chứng từ kế toán ở các DN chế biến gỗ trên tỉnh Bình Dương (Phụ lục số 13), cho thấy:
Chế độ kế toán DN ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 quy định mẫu chứng từ kế toán bắt buộc và chứng từ kế toán hướng dẫn cho DN áp dụng, 40/40 công ty được khảo sát (chiếm tỷ lệ 100%) đều đang áp dụng cả hai loại chứng từ kế toán trên. Đối với chứng từ kế toán bắt buộc theo mẫu quy định của BTC thì hiện có 38/40 cơng ty là tn thủ đúng quy định (chiếm 95%), chỉ có