1.2. Nội dung tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệms
1.2.4.4. Kỹ thuật phân tích chênh lệch
Phân tích chênh lệch là một cơng cụ hữu ích giúp cho nhà quản trị có thể xác định được những biến động và nguyên nhân gây biến động giữa thực hiện so với dự toán, hoặc giữa kỳ này so với kỳ trước. Việc phân tích chênh lệch sẽ giúp cho nhà quản trị nhận diện được những biến động tích cực và tiêu cực, từ đó nhà quản trị tập trung sự chú ý vào các bộ phận, các hoạt động có những biến động đi lệch khỏi mục tiêu chung của tổ chức để tìm ra các giải pháp khắc phục, điều chỉnh kịp thời.
Các bước cần thực hiện khi phân tích chênh lệch - Xác định chỉ tiêu cần phân tích,
phân tích là biến động giữa thực tế so với kế hoạch (dự tốn),
- Tính tốn mức độ ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến sự biến động theo yêu cầu quản lý, kiểm soát, đánh giá trách nhiệm. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động sẽ được chia thành hai loại là nhân tố kết quả và nhân tố hiệu quả. Nhân tố kết quả thể hiện kết quả hoạt động như lượng sản phẩm SX và tiêu thụ, trong khi nhân tố hiệu quả thể hiện chất lượng hoạt động như CP tiêu hao để SX một sản phẩm, tỷ lệ số dư đảm phí trên DT…
Trong đánh giá các TTTN, các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động có thể được xác định cụ thể như sau
- Đối với trung tâm CP, nhân tố kết quả chính là số lượng sản phẩm SX, số lượng hàng hóa mua vào trong kỳ cịn nhân tố hiệu quả là số hao phí đã bỏ ra để SX sản phẩm, mua sắm hàng hóa đó.
- Đối với trung tâm DT, nhân tố kết quả chính là số lượng sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ, đơn giá bán trong kỳ và nhân tố hiệu quả là tỷ lệ số dư đảm phí trên DT.
- Đối với trung tâm LN, nhân tố kết quả là LN và những nhân tố cấu thành nên LN như DT, CP và nhân tố hiệu quả chính là tỷ suất LN trên DT, số vịng quay vốn.
- Đối với trung tâm đầu tư, nhân tố kết quả là RI và nhân tố hiệu quả là ROI.