Định giá sản phẩm chuyển giao

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH 1TV lâm nghiệp sài gòn (Trang 36 - 38)

1.2. Nội dung tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệms

1.2.4.5. Định giá sản phẩm chuyển giao

Giá chuyển giao là giá được tính khi một bộ phận này cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho một bộ phận khác trong cùng một tổ chức, doanh nghiệp. Rõ ràng giá chuyển giao ảnh hưởng đến cả LN của bộ phận nhận cũng như bộ phận giao. Do đó nó cũng ảnh hưởng đến việc đánh giá thành quả của các TTTN.

Khi định giá sản phẩm chuyển giao, người lập giá phải đảm bảo: lợi ích chung của toàn doanh nghiệp, bù đắp CP thực hiện sản phẩm của bộ phận chuyển giao, kích thích các bộ phận phấn đấu tiết kiệm CP và tăng cường trách nhiệm với mục tiêu chung của tồn doanh nghiệp. Có ba cơ sở để xác định giá chuyển giao nội bộ.

Dựa vào CP SX: Trong trường hợp này giá sản phẩm chuyển giao được tính bằng

với CP SX sản phẩm. Mặc dù việc tính tốn này đơn giản dễ thực hiện nhưng có một số hạn chế như:

- Có thể dẫn đến những quyết định sai lầm vì giá sản phẩm chuyển giao theo CP SX không chỉ rõ khi nào chuyển giao sẽ có lợi nhất và nó ảnh hưởng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp như thế nào,

- Khơng khuyến khích các bộ phận SX kiểm soát CP tốt hơn bởi lẽ tất cả các CP phát sinh dù tiết kiệm hay lãng phí đều được chuyển cho bộ phận sử dụng sản phẩm chuyển giao gánh chịu,

Chỉ có bộ phận tiêu thụ cuối cùng, bộ phận bán sản phẩm cho khách hàng bên ngồi doanh nghiệp mới tính kết quả lãi lỗ. Vì vậy, nhà quản trị dễ nhầm lẫn thành quả chỉ do bộ phận cuối cùng này tạo nên hay chỉ có khâu cuối cùng mới quyết định hiệu quả SXKD.

Dựa vào giá thỏa thuận: Trong trường hợp này, giá sản phẩm chuyển giao được

xác định như sau:

Giá chuyển giao = VC + Mức phân bổ số dư đảm phí của sản phẩm bán ra ngồi bị thiệt hại

Trong đó VC là biến phí cho mỗi đơn vị sản phẩm. Mức phân bổ số dư đảm phí của sản phẩm bán ra ngoài bị thiệt hại đôi khi phải được tiến hành theo sự thỏa thuận giữa bên nhận và bên giao. Các thông tin về CP và thị trường có thể được sử dụng trong sự thỏa thuận này, nhưng khơng địi hỏi giá chuyển giao được chọn phải có bất kỳ mối quan hệ đặc biệt nào với các thông tin về CP và thị trường. Giá chuyển giao theo sự thỏa thuận được sử dụng trong những trường hợp khơng có giá thị trường trung gian nào có thể dùng được.

Dựa vào giá thị trường: Giá chuyển giao theo giá thị trường được căn cứ vào giá

bán sản phẩm trên thị trường kết hợp với điều kiện cụ thể về tình hình CP, thu nhập của bộ phận thực hiện.

Sử dụng giá thị trường để điều hành giá trong quá trình chuyển giao sản phẩm thì tất cả các bộ phận đều cho khả năng thu được LN trên vốn. Định giá chuyển giao theo giá thị trường giúp cho nhà quản trị quyết định tốt nhất khi nào chuyển giao đó chính là mức giá thấp nhất chuyển giao từ bộ phận thực hiện sang bộ phận nhận sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo mức LN của bộ phận và toàn doanh nghiệp. Sử dụng giá

thị trường để xác định giá chuyển giao còn tạo điều kiện cạnh tranh với thị trường của tất cả các bộ phận, giúp cho các bộ phận nhận thức được mức phí hợp lý của mình so với nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, đây cũng là một căn cứ đánh giá kết quả của các nhà quản trị để củng cố và hoàn thiện hệ thống KTTN.

Vấn đề xác định giá chuyển giao nào giữa các bộ phận trong cùng một doanh nghiệp không phải là việc dễ dàng vì có ảnh hưởng đến thành quả của các TTTN cũng như nhà quản trị trung tâm. Tùy theo đặc điểm hoạt động của mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong ba phương pháp: định giá sản phẩm chuyển giao theo CP SX, theo giá thị trường và theo sự thỏa thuận.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH 1TV lâm nghiệp sài gòn (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)