Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu
4.6.3.2. Về Chương trình đào tạo và khả năng tìm việc làm sau tốt nghiệp
Nhân tố này có 6 biến, được hình thành từ việc tổng hợp 2 biến của thang đo Danh tiếng là REP8, REP9 và 4 biến của thang đo Các vấn đề về chương trình là PRO1 đến PRO4. Tất cả câu hỏi tập trung vào chương trình đào tạo và khả năng tìm việc làm của sinh viên. Đây là nhân tố có tác động mạnh thứ hai đến sự hài lịng của sinh viên, tuy nhiên, kết quả ở Phụ lục 8.2 cho thấy cảm nhận của sinh viên về nhân tố này chưa cao (giá trị trung bình thấp nhất là REP9 = 3,1952 và cao nhất là PRO4 = 3,7748; % số lượng sinh viên đồng ý rất thấp là REP9 = 35,435%, PRO1 = 42,643%, các biến cịn lại thì lớn hơn 50% nhưng cũng không cao.
Sau đây là những nguyên nhân dẫn đến sự kết quả khảo sát:
Các điểm làm sinh viên hài lòng:
- Chương trình đào tạo:
+ Chương trình đào tạo UEF có chất lượng cao, nội dung cập nhật, phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong xu thế hội nhập toàn cầu.
+ Đào tạo các kỹ năng bổ trợ cần thiết: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết ...
+ Tăng cường năng lực tiếng Anh cho sinh viên.
+ Sinh viên có thể góp ý về chương trình học của mỗi học phần sau khi học. - Quan hệ với các doanh nghiệp: hiện nay, UEF có 25 doanh nghiệp đối tác
chiến lược, 90 đơn vị đối tác trong việc kiến tập, thực tập và việc làm. Hàng năm, UEF tổ chức những buổi hội thảo mời chuyên gia đến thuyết trình, nói chuyện hay những doanh nhân thành đạt chia sẻ kinh nghiệm cùng sinh viên.
Các vấn đề làm sinh viên khơng hài lịng:
- Chương trình đào tạo:
+ Ngành và chuyên ngành đang đào tạo tại UEF rất ít. Hiện nay, UEF đào tạo 3 ngành là Quản trị kinh doanh (hệ đại học có 5 chuyên ngành, hệ cao đẳng có 3 chuyên ngành), Tài chính – Kinh doanh tiền tệ (có 2 chun ngành) và Kế tốn – Kiểm tốn (có 1 chun ngành).
+ Sinh viên cho rằng chương trình học quá nặng, số lượng học phần mà sinh viên học trong mỗi học kỳ rất nhiều, số lượng cơng việc u cầu hồn thành ở từng học phần rất nhiều. Đồng thời sinh viên phải học thêm chương trình Anh văn vì UEF cam kết sau khi tốt nghiệp trình độ Anh văn của sinh viên đạt chuẩn TOEFL 500 (61 điểm iBT).
+ Sinh viên cho rằng một số học phần cịn trùng lắp về mặt nội dung. Vì hiện tại, chương trình đào tạo do trường đưa ra nhưng nội dung cụ thể từng học phần thì do từng bộ mơn quyết định.
+ Sinh viên cũng than phiền giáo trình Anh văn thường tập trung vào kỹ năng nói và viết. Sinh viên cho rằng nội dung cần cân đối lại giữa các kỹ năng.
- Khả năng có việc làm sau tốt nghiệp: hiện nay, UEF có phịng Quan hệ doanh
nghiệp nhằm thực hiện công tác kiến tập, thực tập và hỗ trợ việc làm cho sinh viên. Tuy nhiên, sinh viên được khảo sát đánh giá về yếu tố này rất thấp (xem Phụ lục 8.2). Điều này có thể là do sinh viên tốt nghiệp ở UEF chỉ vừa mới 2 khóa (khóa 1: 13 sinh viên, khóa 2: 193 sinh viên) và hiện nay, tỷ lệ sinh viên có việc làm ở khóa 1 là 92.3%, khóa 2 thì UEF chưa có số liệu về việc làm và thu nhập sau khi tốt nghiệp nên sinh viên chưa có cái nhìn chính xác về vấn đề này. Thêm vào đó, trong nền kinh tế suy thối hiện nay, việc tìm được việc làm cũng rất khó. Đồng thời, một số sinh viên cho rằng, hiện nay, nhiều doanh nghiệp còn chưa biết đến UEF.
4.6.3.3. Về Phương diện học thuật
Nhân tố này có 12 biến, được hình thành từ việc tổng hợp 3 biến của thang đo Danh tiếng là REP5, REP6, REP7 và 9 biến của thang đo Phương diện học thuật là ACA1, từ ACA3 đến ACA10. Tất cả câu hỏi tập trung vào đội ngũ giảng viên. Đây là nhân tố có tác động mạnh thứ ba đến sự hài lòng của sinh viên và là nhân tố được sinh viên đánh giá cao nhất trong 4 nhân tố. Kết quả ở Phụ lục 8.3 cho thấy cảm nhận của sinh viên về nhân tố này tương đối cao (giá trị trung bình thấp nhất là ACA9 = 3,6336 và cao nhất là ACA1 = 4,009; % số lượng sinh viên đồng ý cũng tương đối cao, thấp nhất là ACA9 = 57,958% và cao nhất là ACA9 = 80,480%). Sau đây là những nguyên nhân dẫn đến sự kết quả khảo sát của sinh viên:
Các điểm làm sinh viên hài lòng:
- Đội ngũ giảng huấn: hiện nay, đa số giảng viên ở UEF là những giảng viên có
ĐH khác. Mức giảng phí cao gấp từ 4-5 lần mức trung bình của các trường ĐH ở Tp.HCM. Vì thế, các giảng viên đều được sinh viên đánh giá là chu đáo, lịch sự, sẵn lòng giúp đỡ sinh viên. Sinh viên cho rằng khơng có tình trạng tiêu cực trong hoạt động giảng dạy.
- Đội ngũ trợ giảng: hỗ trợ tích cực cho giảng viên nâng cao hiệu quả giảng dạy,
tận tình giúp đỡ sinh viên trong thời gian ngồi lớp học, góp phần mở rộng kiến thức cho sinh viên.
- Phương pháp giảng dạy: UEF đang áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực
trong tất cả học phần, nhấn mạnh phương pháp tương tác, xử lý tình huống, giải quyết vấn đề cùng các kỹ thuật hỗ trợ như làm việc nhóm, thuyết trình, … Sinh viên cho rằng phương pháp giảng dạy tích cực giúp sinh viên phát huy năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, đồng thời qua đó hỗ trợ sinh viên rèn luyện các kỹ năng như thuyết trình, làm việc nhóm, …
- Tài liệu/bài giảng và thông tin cần thiết về học phần: sinh viên cho rằng thông
qua hệ thống phần mềm, thông tin cần thiết về học phần đều được giảng viên đưa lên Lớp học phần (một chức năng trong hệ thống website của UEF) vào thời điểm bắt đầu lớp học phần. Đồng thời, tài liệu, bài giảng đều được giảng viên đưa Lớp học phần trước buổi giảng và sinh viên có thể tải về một nhanh chóng và dễ dàng.
Các vấn đề làm sinh viên khơng hài lịng:
Đây là nhân tố sinh viên ít phàn nàn nhất. Sinh viên thường phàn nàn rằng giảng viên hay đi trễ và bài giảng của một số giảng viên không được sinh động và lôi cuốn. Nguyên nhân làm cho sinh viên đánh giá bài giảng không được sinh động và lôi cuốn là giảng viên:
- Sử dụng kém các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho bài giảng (bảng, các phương tiện nghe nhìn).
- Phong cách và kỹ thuật giảng bài. - Giọng nói đơn điệu.