Kết quả hồi qui bội với các hệ số hồi qui trong mơ hình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường đại học kinh tế tài chính TPHCM (Trang 74)

Coefficientsa Mơ hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa T Sig. Thống kê đa cộng tuyến

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) -0,442 0,186 -2,376 0,018 ACA 0,285 0,062 0,219 4,591 0,000 0,495 2,020 NAA 0,077 0,054 0,063 1,434 0,153 0,581 1,721 PRO_JOB 0,282 0,063 0,225 4,444 0,000 0,440 2,271 ACC 0,195 0,043 0,200 4,533 0,000 0,580 1,725 SUP 0,268 0,044 0,274 6,155 0,000 0,569 1,756

Theo kết quả hồi qui bội (Bảng 4.10), nhân tố NAA (Phương diện phi học thuật) bị loại ra khỏi mơ hình phân tích hồi quy do khơng có ý nghĩa thống kê 5%

(Sig. = 0,153 > 0,05); 4 nhân tố còn lại trong mơ hình phân tích đều phù hợp ở mức ý nghĩa Sig. = 0,000 rất nhỏ. Giá trị R2 đã điều chỉnh = 0,625 cho biết có 62,5% sự biến thiên của SAT (sự hài lòng của sinh viên) được giải thích bởi các biến: ACA (Phương diện học thuật), PRO_JOB (Chương trình đào tạo và khả năng tìm việc làm sau tốt nghiệp), ACC (Tiếp cận), SUP (Sự hỗ trợ). Phương trình hồi quy bội được thể hiện dưới dạng sau:

SAT = -0,442 + 0,285 ACA + 0,282 PRO_JOB + 0,195 ACC + 0,268 SUP

Qua phương trình hồi qui, nếu giữ nguyên các biến độc lập cịn lại khơng đổi thì khi điểm đánh giá về Phương diện học thuật tăng lên 1 thì sự hài lịng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tăng trung bình lên 0,285 điểm. Tương tự, khi điểm đánh giá về Chương trình đào tạo và khả năng có việc làm sau tốt nghiệp tăng lên 1 điểm thì sự hài lịng của sinh viên tăng trung bình lên 0,282 điểm; khi điểm đánh giá về Tiếp cận tăng lên 1 điểm thì sự hài lòng của sinh viên tăng trung bình lên

0,195 điểm; và cuối cùng là khi điểm đánh giá về Sự hỗ trợ tăng lên 1 điểm thì sự

hài lịng của sinh viên tăng lên trung bình 0,268 điểm.

Để phản ánh kết quả chính xác hơn do khơng phụ thuộc vào đơn vị đo lường của các biến độc lập, hệ số Beta chuẩn hóa được sử dụng trong phương pháp hồi qui. Biến nào có hệ số Beta đã chuẩn hóa càng lớn thì càng ảnh hưởng đến mức độ hài lòng càng nhiều. Sự hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự hài lòng của sinh viên (giá trị Beta = 0,274); kế đến là Chương trình đào tạo và khả năng tìm việc làm sau tốt nghiệp (Beta = 0,225); kế đến là Phương diện học thuật (Beta = 0,219); và cuối cùng Tiếp cận (Beta = 0,200).

Các hệ số hồi quy mang dấu dương thể hiện các yếu tố trong mơ hình hồi qui trên ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến sự hài lịng của sinh viên.

Hình 4.2: Kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết Bảng 4.11: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu Bảng 4.11: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết Kết quả

kiểm định Sig.(*)

H1: Phương diện học thuật được sinh viên đánh giá tăng hoặc giảm thì sự hài lịng của sinh viên sẽ tăng hoặc giảm tương ứng

Chấp nhận 0,000

H2: Phương diện phi học thuật được sinh viên đánh giá tăng hoặc giảm thì sự hài lịng của sinh viên sẽ tăng hoặc giảm tương ứng

Không

chấp nhận 0,153

H3: Chương trình đào tạo và khả năng tìm việc làm sau tốt nghiệp được sinh viên đánh giá tăng hoặc giảm thì sự hài lòng của sinh viên sẽ tăng hoặc giảm tương ứng

Chấp nhận 0,000

H4: Tiếp cận được sinh viên đánh giá tăng hoặc giảm thì sự

hài lịng của sinh viên sẽ tăng hoặc giảm tương ứng Chấp nhận 0,000 H5: Sự hỗ trợ được sinh viên đánh giá tăng hoặc giảm thì sự

hài lịng của sinh viên sẽ tăng hoặc giảm tương ứng. Chấp nhận 0,000 (*): xem ở Bảng 4.10.

Hệ số hồi qui: 0,285 Hệ số Beta: 0,219 Phương diện học thuật

Chương trình đào tạo và khả năng tìm việc làm sau tốt nghiệp

Tiếp cận

Sự hỗ trợ

Sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại UEF Hệ số hồi qui: 0,282 Hệ số Beta: 0,225 Hệ số hồi qui: 0,195 Hệ số Beta: 0,200 Hệ số hồi qui: 0,268 Hệ số Beta: 0,274

4.5. Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng chất lượng dịch vụ đào tạo theo đặc điểm cá nhân của sinh viên điểm cá nhân của sinh viên

- Kiểm định sự khác biệt theo giới tính đến sự hài lịng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo của UEF:

Với mức ý nghĩa Sig. = 0,258 (lớn hơn 0,05) trong kiểm định phương sai (Test of Homogeneity of Variances), phương sai mức độ hài lòng của sinh viên giữa Nam và Nữ là không khác nhau. Trong kết quả kiểm định t ở phần giả định phương sai bằng nhau, giá trị Sig. = 0,025 (nhỏ hơn 0,05) cho thấy sự đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo giữa sinh viên Nam và sinh viên Nữ là khác nhau. Dựa vào bảng kết quả giá trị trung bình sự hài lòng của Nam (3,6324) cao hơn Nữ (3,4264), ta có thể kết luận tại UEF, sự hài lòng của sinh viên Nam đối với chất lượng dịch vụ đào tạo cao hơn sinh viên Nữ (xem Phụ lục 7.1). Nguyên nhân có thể do nam giới dễ tính hơn nữ giới khi đánh giá, nhận xét một vấn đề, một sự việc.

- Kiểm định sự khác biệt theo hộ khẩu thường trú đến sự hài lòng của sinh

viên về chất lượng dịch vụ đào tạo của UEF:

Với mức ý nghĩa Sig. = 0,800 (lớn hơn 0,05) trong kiểm định phương sai (Test of Homogeneity of Variances), phương sai mức độ hài lòng của sinh viên ở Tp.HCM và địa phương khác là không khác nhau. Trong kết quả kiểm định t ở phần giả định phương sai bằng nhau, giá trị Sig. = 0,354 (lớn hơn 0,05) cho thấy tại UEF, sự đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo giữa sinh viên ở Tp.HCM và địa phương khác là giống nhau (xem Phụ lục 7.2). Nguyên nhân có thể do sinh viên ở UEF hầu hết đều thuộc gia đình khá giả. Vì thế, đặc điểm cá nhân của sinh viên ở các vùng miền hầu như không khác biệt nhau.

- Kiểm định sự khác biệt theo ngành đào tạo đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo của UEF:

Với mức ý nghĩa Sig. = 0,021 (nhỏ hơn 0,05) trong kiểm định phương sai (Test of Homogeneity of Variances), phương sai mức độ hài lòng của sinh viên ở các

mức ý nghĩa 0,05 cho thấy tại UEF, sự đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng đào tạo của sinh viên ở các ngành đào tạo là giống nhau (xem Phụ lục 7.3). Nguyên nhân có thể do số lượng ngành ít và số lượng sinh viên ít nên UEF quan tâm như nhau đối với tất cả sinh viên thuộc các ngành. Đồng thời, sinh viên ở các ngành khác nhau có thể học chung một lớp học phần đối với học phần thuộc kiến thức đại cương.

- Kiểm định sự khác biệt theo năm học đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo của UEF:

Với mức ý nghĩa Sig. = 0,095 (lớn hơn 0,05) trong kiểm định phương sai (Test of Homogeneity of Variances), phương sai mức độ hài lòng của sinh viên ở các năm học là không khác nhau. Kết quả phân tích Anova cho thấy Sig. =0,000, nghĩa là sự hài lòng của sinh viên UEF về chất lượng dịch vụ đào tạo của trường có sự khác nhau ít nhất giữa 2 nhóm năm học khác nhau. Kết quả kiểm định hậu Anova cho thấy ở mức ý nghĩa thống kê 5% thì có khác biệt về sự hài lịng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo ở sinh viên năm 1 – năm 3, năm 1 – năm 4, năm 2 – năm 4. Cụ thể, sinh viên năm 1 hài lòng hơn sinh viên năm 3, năm 4; sinh viên năm 2 hài lòng hơn sinh viên năm 4 (xem Phụ lục 7.4). Như vậy, sinh viên học càng nhiều năm thì càng địi hỏi chất lượng dịch vụ càng cao. Nguyên có thể do sinh viên năm 1 (từ học sinh trung học phổ thông) mới tiếp xúc với chất lượng dịch vụ của trường nên hài lòng nhất, tuy nhiên càng học nhiều năm thì có thể sinh viên cho rằng dịch vụ đào tạo trường cung cấp như vậy là đương nhiên và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Đồng thời, sinh viên học càng nhiều năm thường thì càng có nhiều va chạm nên bất bình nhiều hơn đối với trường.

- Kiểm định sự khác biệt theo bậc đào tạo đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo của UEF:

Với mức ý nghĩa Sig. = 0,945 (lớn hơn 0,05) trong kiểm định phương sai (Test of Homogeneity of Variances), phương sai mức độ hài lòng của sinh viên ở bậc đào tạo là không khác nhau. Trong kết quả kiểm định t ở phần giả định phương sai bằng

nhau, giá trị Sig. = 0,647 (lớn hơn 0,05) cho thấy tại UEF, sự đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo giữa sinh viên hệ Cao đẳng và Đại học là giống nhau (xem Phụ lục 7.5). Nguyên nhân có thể do UEF quan tâm như nhau đối với tất cả sinh viên thuộc các cấp bậc. Đồng thời, sinh viên cao đẳng và đại học có thể học chung một lớp học phần đối với học phần thuộc kiến thức đại cương và một số học thuộc chun ngành có cùng số tín chỉ.

4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu

4.6.1. Về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên

Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý thuyết về sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo, dựa trên mơ hình HEdPERF điều chỉnh của Firdaus, nghiên cứu đã đề xuất 5 nhân tố có ảnh hưởng đến sự hài lịng của sinh viên đó là: Phương diện phi học thuật, Phương diện học thuật, Danh tiếng, Tiếp cận và Các vấn đề về chương trình.

Thơng qua thảo luận nhóm, có 37 biến quan sát đo lường chất lượng dịch vụ đào tạo và 3 biến quan sát đo lường sự hài lòng chung của sinh viên. Kết quả đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, nghiên cứu loại 3 biến quan sát: NAA5 do Factor loading < 0,5 nên khơng có ý nghĩa thực tiễn; ACA2 và REP1 do không bảo đảm giá trị phân biệt giữa các nhân tố. Đồng thời, nghiên cứu cho biết sự hài lòng của sinh viên bị chi phối bởi 5 nhân tố: Phương diện học thuật; Phương diện phi học thuật; Chương trình đào tạo và khả năng tìm việc làm sau tốt nghiệp; Tiếp cận; Sự hỗ trợ. Vì thế, mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu được hiệu chỉnh.

Như vậy, so với mơ hình gốc của HEdPERF, mơ hình nghiên cứu mới khơng có nhân tố Danh tiếng và Các vấn đề về chương trình, thay vào đó là nhân tố Sự hỗ trợ; Chương trình đào tạo và khả năng tìm việc làm sau tốt nghiệp. Điều này cũng phù hợp với thực tế tại UEF.

Thứ nhất, UEF là một trường đại học khá non trẻ, đang trong quá trình xây dựng

thương hiệu nên về mặt danh tiếng, UEF chưa được mạnh trong cộng đồng. Sinh viên đã vào học tại UEF cũng đã nhận biết được điều này. Vì thế, sinh viên thường ít quan tâm đến danh tiếng của trường.

Thứ hai, mức học phí mà sinh viên phải đáp ứng để theo học tại UEF cao hơn

nhiều so với mặt bằng mức học phí ĐH hiện nay. Khi sinh viên vào học tại UEF, gia đình và bản thân sinh viên đang làm một dự án đầu tư mà có thể yêu cầu đầu ra cao hơn nhiều so với dự án đầu tư tiến hành tại các trường ĐH khác có mức học phí thấp hơn. Vì thế, sinh viên rất quan tâm đến chương trình đào tạo như thế nào và có khả năng tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.

Thứ ba, đặc điểm của sinh viên, hầu hết sinh viên UEF đều thuộc gia đình khá,

quen được phục vụ, vì thế sinh viên rất quan tâm đến các dịch vụ mà nhà trường hỗ trợ trong quá trình học tập.

4.6.2. Về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo

Thơng qua phân tích hồi qui bội, chỉ có 4 nhân tố (Phương diện học thuật; Chương trình đào tạo và khả năng tìm việc làm sau tốt nghiệp; Tiếp cận; Sự hỗ trợ) ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên và các nhân tố này thích được 62,5% đến sự hài lòng của sinh viên, còn lại 37,5% được giải thích bởi các biến khác nằm ngồi mơ hình. Trong 4 nhân tố này, nhân tố Sự hỗ trợ tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của sinh viên, kế đến là Chương trình đào tạo và khả năng tìm việc làm sau tốt nghiệp, tiếp theo là Phương diện học thuật và cuối cùng là Tiếp cận. Để giải thích về kết quả này, theo tác giả đó là do:

Thứ nhất, đặc điểm của sinh viên UEF. Sinh viên UEF hầu hết đều thuộc gia

đình khá giả, quen được phục vụ, đồng thời mức học phí cao nên sự hỗ trợ từ phía nhà trường phải tương xứng với mức học phí: các dịch vụ (giữ xe, căn tin, …), cơ sở vật chất (phịng học đều có máy lạnh, trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện

đại, trung tâm thơng tin - thư viện hồn hảo, …), giờ học thuận tiện, quy mô lớp học nhỏ trở thành thứ yếu trong những vấn đề được sinh viên quan tâm.

Thứ hai, vấn đề chất lượng đào tạo là một trong những điều nhức nhối giáo dục

đại học Việt Nam hiện nay, đó là, nội dung đào tạo chưa sát với thực tế công việc nên sinh viên khi ra trường khơng có khả năng thực hành những kiến thức, kỹ năng được đào tạo, họ lúng túng không biết áp dụng hay không thể áp dụng những kiến thức kỹ năng đó vào cơng việc cụ thể. Vì thế, chương trình đào tạo và khả năng tìm việc làm là vấn đề mà sinh viên UEF ln ln quan tâm, liệu UEF có giảng dạy những gì mà người học và xã hội cần, có đúng với phương châm: đầu vào có thể chưa cao, nhưng đầu ra sẽ làm hài lòng các nhà tuyển dụng?

Thứ ba, có thể nói, giảng viên đại học giữ vai trị quyết định chất lượng đào tạo,

hình thành cho sinh viên năng lực chun mơn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị … định hình nhân cách sinh viên, đảm bảo cung cấp cho xã hội những người công dân tốt phục vụ cho địa phương, đất nước. Chính vì vậy, giảng viên là lực lượng nòng cốt, quan trọng nhất quyết định đến chất lượng dạy học. Đối với UEF, bên cạnh những yêu cầu về chuyên môn, nhiều kinh nghiệm và tâm huyết, toàn bộ giảng viên giảng dạy đều phải biết vận dụng tổng hợp các phương pháp và kỹ thuật giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung tâm. Bên cạnh đó, UEF cịn có lực lượng trợ giảng - cầu nối giữa giảng viên và sinh viên. Vì thế, phương diện học thuật là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên.

Thứ tư, Tiếp cận cũng là vấn đề mà sinh viên quan tâm. Do đặc thù về phương

pháp giảng dạy, các học phần đều có bài tập như bài tập nhóm, thuyết trình và bài tập về nhà. Vì thế, khi sinh viên gặp vấn đề trong học tập, việc dễ dàng liên lạc ngoài giờ học với giảng viên giảng dạy và trợ giảng để giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn về những vấn đề liên quan đến nội dung học phần luôn được sinh viên quan tâm. Đồng thời, do đặc tính của sinh viên UEF, việc liên lạc với nhân viên hay việc đóng góp ý kiến hay gửi yêu cầu đến các bộ phận liên quan nhằm nâng cao

chất lượng dịch vụ đào tạo, hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên luôn là vấn đề được sinh viên quan tâm.

Thứ năm, nhân tố phương diện phi học thuật không ảnh hưởng đến sự hài lịng

của sinh viên, có thể là đội ngũ nhân viên trường đã đảm bảo được các yếu tố về chất lượng và số lượng hỗ trợ tốt để sinh viên hoàn thành nghĩa vụ học tập nên sinh viên không quan tâm đến nhân tố này nữa.

4.6.3. Về nguyên nhân dẫn đến kết quả khảo sát về sự hài lòng sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại UEF chất lượng dịch vụ đào tạo tại UEF

Hình 4.3: Hệ số beta chuẩn hóa và giá trị trung bình các nhân tố

Việc khảo sát ý kiến sinh viên để đo lường mức độ hài lòng của họ với dịch vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường đại học kinh tế tài chính TPHCM (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)