Phân tích cơ cấu và biến động nợ phải trả

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần xi măng La Hiên thông qua bảng cân đối kế toán (Trang 62 - 69)

2.3.2.1. Phân tích cơ cấu và biến động nợ phải trả ngắn hạn

Nợ ngắn hạn là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vịng một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh bình thường. Nợ ngắn hạn bao gồm nhiều khoản. Nợ phải trả ngắn hạn của công ty gồm 10 khoản mục, cơ cấu và biến động nợ phải trả được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.5. Cơ cấu và biến động nợ phải trả ngắn hạn của công ty giai đoạn 2014 – 2016

Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Biến động 2015/2014 Biến động 2016/2015

Giá trị % Giá trị %

Phải trả người bán NH 104.508.959.669 128.931.565.910 38.684.707.130 24.422.606.241 23,37 -90.246.858.780 -70,00 Người mua trả tiền trước NH 2.812.442.588 96.414.984 533.229.994 -2.716.027.604 -96,57 436.815.010 453,06 Thuế và các khoản phải nộp NN 8.854.011.818 10.999.623.870 8.595.592.877 2.145.612.052 24,23 -2.404.030.993 -21,86 Phải trả người LĐ 11.634.621.745 18.946.590.139 23.883.319.151 7.311.968.394 62,85 4.936.729.012 26,06 Chi phí phải trả NH 1.275.694.610 1.814.423.821 3.059.690.298 538.729.211 42,23 1.245.266.477 68,63 Phải trả nội bộ NH 886.059.451  15.774.764.945 -886.059.451 -100 15.774.764.945  Phải trả NH khác 10.771.838.308 12.701.913.591 168.815.486.484 1.930.075.283 17,92 156.113.572.893 1229,06 Vay và nợ NH 97.750.000.000 134.747.939.921 0 36.997.939.921 37,85 -134.747.939.921 -100 Dự phòng phải trả NH 0 226.693.205 8.675.090.341 226.693.205  8.448.397.136 3726,80 Quỹ khen thưởng 2.934.192.953 6.276.980.031 15.774.764.945 3.342.787.078 113,93 9.497.784.914 151,31

Nợ phải trả NH 241.427.821.142 314.742.145.472 268.021.881.220 73.314.324.330 30,37 -46.720.264.252 -14,84

Phải trả người bán ngắn hạn của công ty không đồng đều qua 3 năm, năm 2014 phải trả người bán ngắn hạn là 104.508.959.669 đồng, năm 2015 phải trả người bán ngắn hạn tăng thêm 24.422.606.241 đồng tương đương 23,37% so với năm 2014 thành 128.931.565.910 đồng, năm 2016 phải trả người bán ngắn hạn giảm đi 90.246.858.780 đồng tương đương 70% so với năm 2015 còn 38.684.707.130 đồng. Phải trả cho người bán bao gồm nhiều khoản như: số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ và người nhận thầu xây lắp, … được thực hiện trong thời gian 1 năm hoặc ngắn hơn, phải trả cho người bán ngắn hạn tùy thuộc vào tình hình SXKD từng năm của cơng ty đo đó khơng đồng đều qua 3 năm.

Người mua trả tiền trước ngắn hạn của công ty không đồng đều qua 3 năm, năm 2014 người mua trả tiền trước ngắn hạn là 2.812.442.588 đồng, năm 2015 người mua trả tiền trước ngắn hạn giảm đi 2.716.027.604 đồng tương đương 96,57% so với năm 2014 còn 96.414.984 đồng, năm 2016 người mua trả tiền trước ngắn hạn tăng thêm 436.815.010 đồng tương đương 81,92% so với năm 2015 thành 533.229.994 đồng. Người mua trả tiền trước ngắn hạn là số tiền công ty nhận trước cho số hàng hóa dịch vụ sẽ bán trong tương lai, được thực hiện trong thời gian 1 năm hoặc ngắn hơn, người mua trả tiền trước ngắn hạn tùy thuộc vào tình hình kinh doanh từng năm của cơng ty đo đó khơng đồng đều qua 3 năm.

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước của công ty không đồng đều qua 3 năm, năm 2014 thuế và các khoản phải nộp nhà nước là 8.854.011.818 đồng, năm 2015 thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng thêm 2.145.612.052 đồng tương đương 24,23% so với năm 2014 thành 10.999.623.870 đồng, năm 2016 thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm đi 2.404.030.993 đồng tương đương 21,86% so với năm 2015 còn 8.595.592.877 đồng. Trong thuế và các khoản phải nộp nhà nước chủ yếu là thuế thu nhập doanh nghiệp, năm 2014 thuế thu nhập doanh nghiệp là 4.280.521.106 đồng, năm 2015 thuế thu nhập doanh nghiệp

tăng lên thành 7.204.090.160 đồng do vậy thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng lên, năm 2016 thuế thu nhập doanh nghiệp giảm đi còn 7.169.495.980 đồng do vậy thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm đi.

Phải trả người lao động của công ty tăng dần qua 3 năm, năm 2014 phải trả người lao động là 11.634.621.745 đồng, năm 2015 phải trả người lao động tăng thêm 7.311.968.394 đồng tương đương 62,85% so với năm 2014 thành 18.946.590.139 đồng, năm 2016 phải trả người lao động tăng thêm 4.936.729.012 đồng tương đương 26,06% so với năm 2015 thành 23.883.319.151 đồng. Phải trả người lao động bao gồm các khoản: tiền lương, tiền cơng, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động. Phải trả người lao động tăng lên chủ yếu là do doanh thu của cơng ty tăng lên, do đó lương, thưởng và các khoản tiền thưởng của người lao động cũng tăng lên.

Chi phí phải trả ngắn hạn của cơng ty tăng dần qua 3 năm, năm 2014 chi phí phải trả ngắn hạn là 1.275.694.610 đồng, năm 2015 chi phí phải trả ngắn hạn tăng thêm 538.729.211 đồng tương đương 42,23% so với năm 2014 thành 1.814.423.821 đồng, năm 2016 chi phí phải trả ngắn hạn tăng thêm 1.245.266.477 đồng tương đương 68,83% so với năm 2015 thành 3.059.690.298 đồng. Chi phí phải trả ngắn hạn tăng lên chủ yếu là do chi phí bán hàng của cơng ty tăng lên, năm 2014 chi phí bán hàng là 7.436.227.132 đồng, năm 2015 chi phí bán hàng tăng thành10.272.084.975 đồng, năm 2016 chi phí bán hàng tiếp tục tăng thành 11.494.809.634 đồng.

Phải trả nội bộ ngắn hạn năm 2014 là 886.059.451 đồng, năm 2015 cơng ty khơng có khoản phải trả nội bộ ngắn hạn, phải trả nội bộ ngắn hạn năm 2016 là 15.774.764.945 đồng.

Phải trả ngắn hạn khác của công ty không đồng đều qua 3 năm, năm 2014 phải trả ngắn hạn khác là 10.771.838.308 đồng, năm 2015 phải trả ngắn hạn khác tăng thêm 1.930.075.283 đồng tương đương 17,92% so với năm 2014

thành 12.701.913.591 đồng, năm 2016 phải trả ngắn hạn khác tăng thêm 156.113.572.893 đồng tương đương 1229,06% so với năm 2015 thành 168.815.486.484 đồng. Phải trả ngắn hạn khác bao gồm nhiều khoản như: tiền trích và thanh tốn bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí cơng đồn; các khoản khấu trừ vào tiền lương của cơng nhân viên; các khoản lợi nhuận, cổ tức, phải trả cho các chủ sở hữu,.. trong thời gian 1 năm hoặc ngắn hơn, tùy vào chính sách và tình hình kinh doanh từng năm nên phải trả ngắn hạn khác không đồng đều qua 3 năm.

Vay và nợ ngắn hạn của công ty không đồng đều qua 3 năm, năm 2014 vay và nợ ngắn hạn là 97.750.000.000 đồng, năm 2015 vay và nợ ngắn hạn tăng thêm 36.997.939.921 đồng tương đương 37,85% so với năm 2014 thành 134.747.939.921 đồng, năm 2016 khơng có khoản vay và nợ ngắn hạn. Vay và nợ ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn trả trong vịng một chu kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường hoặc trong vịng một năm tài chính, tùy vào chu kỳ và hoạt động SXKD nên vay và nợ ngắn hạn trong 3 năm khơng giống nhau.

Dự phịng phải trả ngắn hạn của công ty không đồng đều qua 3 năm, năm 2014 khơng có khoản mục này, năm 2015 dự phòng phải trả ngắn hạn là 226.693.205 đồng, năm 2016 dự phòng phải trả ngắn hạn tăng thêm 8.448.397.136 đồng tương đương 3726,80% so với năm 2015 thành 8.675.090.341 đồng. Dự phòng phải trả ngắn hạn bao gồm: tái cơ cấu công ty, bảo hành sản phẩm,… do đó tùy vào kế hoạch kinh doanh hàng năm mà có dự phịng phải trả ngắn hạn khác nhau phù hợp.

Quỹ khen thưởng của công ty tăng dần qua 3 năm, năm 2014 quỹ khen thưởng là 2.934.192.953 đồng, năm 2015 quỹ khen thưởng tăng thêm 3.342.787.078 đồng tương đương 113,93% so với năm 2014 thành 6.276.980.031 đồng, năm 2016 quỹ khen thưởng tăng thêm 9.497.784.914 đồng tương đương 151,31% so với năm 2015 thành 15.774.764.945 đồng. Quỹ khen

thưởng tăng lên là do hoạt động SXKD của công ty tốt lên, doanh thu và lợi nhuận ngày càng cao nên khen thưởng cho công nhân viên ngày càng lớn.

Đơn vị: %

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Quỹ khen thưởng Dự phòng phải trả NH Vay và nợ NH Phải trả NH khác Phải trả nội bộ NH Chi phí phải trả NH Phải trả người LĐ

Thuế và các khoản phải nộp NN Người mua trả tiền trước NH Phải trả người bán NH

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu nợ phải trả ngắn hạn của công ty giai đoạn 2014 – 2016

(Nguồn: Phịng kế tốn – tài chính)

Qua biểu đồ trên ta thấy, phải trả người bán ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu nợ phải trả của cơng ty, sau đó là khoản phải trả người lao động, tiếp theo là thuế và các khoản phải trả nhà nước. Các khoản còn lại chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong cơ cấu nợ phải trả.

2.3.2.2. Phân tích cơ cấu và biến động nợ phải trả dài hạn

Nợ phải trả dài hạn = Phải trả người bán dài hạn + Vay và nợ dài hạn + Dự phòng phải trả dài hạn

Nợ phải trả dài hạn của công ty giảm dần qua 3 năm, nợ phải trả dài hạn năm 2014 là 265.252.757.345 đồng, nợ phải trả dài hạn năm 2015 giảm 157.541.090.675 đồng tương đương 59,39% so với năm 2014 còn

107.711.666.670 đồng, nợ phải trả dài hạn năm 2016 giảm 52.926.193.883 đồng tương đương 49,14% so với năm 2015 còn 54.785.472.787 đồng. Nợ phải trả dài hạn giảm đi chủ yếu là do vay và nợ dài hạn giảm đi.

Bảng 2.6. Cơ cấu nợ phải trả dài hạn của công ty giai đoạn 2014 – 2016

Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Phải trả người bán DH 24.000.000.000 0 0

Vay và nợ DH 241.252.757.345 107.711.666.670 54.445.863.239

Dự phòng phải trả DH   339.609.548

Nợ phải trả dài hạn 265.252.757.345 107.711.666.670 54.785.472.787

(Nguồn: Phịng kế tốn – tài chính)

- Vay và nợ dài hạn của công ty giảm dần qua 3 năm, năm 2014 vay và nợ dài hạn là 241.252.757.345 đồng, năm 2015 vay và nợ dài hạn là 107.711.666.670 đồng giảm 133.541.090.675 đồng so với năm 2014, năm 2016 vay và nợ dài hạn là 54.445.863.239 đồng giảm 53.265.803.431 đồng so với năm 2015. Các khoản vay và nợ dài hạn có thời gian trả nợ hơn 12 tháng, vay và nợ dài hạn giảm đi chủ yếu là do công ty đã trả nợ các khoản vay tài chính đến thời hạn phải trả.

- Phải trả người bán dài hạn của cơng ty chỉ có năm 2014 với 24.000.000.000 đồng. Năm 2015 và năm 2016 khơng có khoản phải trả người bán dài hạn. Tùy thuộc vào kế hoạch kinh doanh và thực trạng SXKD hàng năm mà cơng ty có khoản phải trả người bán dài hạn phù hợp.

- Dự phòng phải trả dài hạn của cơng ty chỉ có năm 2016 với 339.609.548 đồng. Năm 2014 và năm 2015 khơng có khoản dự phịng phải trả dài hạn. Tùy thuộc vào kế hoạch kinh doanh và thực trạng SXKD hàng năm mà cơng ty có khoản dự phịng phải trả dài hạn phù hợp.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần xi măng La Hiên thông qua bảng cân đối kế toán (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w