Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chính xác nhất hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động SXKD của công ty được thể hiện qua những chỉ tiêu tài chính sau:
Bảng 2.8. Chỉ tiêu khả năng sinh lợi của công ty giai đoạn 2014 – 2016
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch2015/2014 Chênh lệch2016/2015
Tỷ suất lợi nhuận gộp/doanh thu 14,17 14,13 14,16 -0,04 0,03
Tỷ suất lợi nhuận/chi phí 34,52 37,15 42,70 2,63 5,55
Tỷ suất sinh lợi/doanh thu (ROS) 3,93 3,91 4,31 -0,02 0,4
Tỷ suất sinh lợi/tài sản dài hạn 4,18 5,33 6,96 1,15 1,63
Tỷ suất sinh lợi/tài sản ngắn hạn 30,37 38,52 68,41 8,15 29,89
Tỷ suất sinh lợi/tổng nguồn vốn (ROTC) 8,57 8,81 10,38 0,24 1,57
Tỷ suất sinh lợi/tổng tài sản (ROA) 3,67 4,68 6,31 1,01 1,63
Tỷ suất sinh lợi/tổng vốn chủ sở hữu (ROCE) 7,19 14,40 13,22 7,21 -1,18
Tỷ suất sinh lợi/vốn chủ sở hữu (ROE) 20,77 21,43 22,65 0,66 1,22
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu = x100%
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần qua 3 năm không biến động nhiều, năm 2014 là 14,17%, năm 2015 giảm đi 0,04% còn 14,13%, năm 2016 tăng thêm 0,03% thành 14,13%.
Điều này cho thấy, cứ 100 đồng doanh thu thuần năm 2014, sẽ có 14,17 đồng lợi nhuận gộp; cứ 100 đồng doanh thu thuần năm 2015, sẽ có 14,13 đồng lợi nhuận gộp; cứ 100 đồng doanh thu thuần năm 2016, sẽ có 14,16 đồng lợi nhuận gộp.
Lợi nhuận gộp = Doanh thu - giá vốn hàng bán.
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần của công ty không đồng đều qua 3 năm là do cả doanh thu thuần và lợi nhuận gộp đều tăng nhưng tăng với lượng khác nhau, năm 2015 doanh thu thuần tăng 71.483.594.373 đồng còn lợi nhuận gộp chỉ tăng 9.899.027.839 đồng nên tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần giảm đi, năm 2016 doanh thu thuần tăng 9.734.229.127 đồng còn lợi nhuận gộp tăng 1.590.984.709 đồng nên tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần lại tăng lên.
Công ty cần tiếp tục nâng cao tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần trong tương lai, bằng cách nâng cao lợi nhuận gộp và doanh thu thuần, đồng nghĩa với việc công ty mở rộng hoạt động SXKD và thị trường tiêu thụ để bán được nhiều hàng hơn.
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = x100%
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng chi phí của cơng ty năm 2014 là 34,52%, năm 2015 là 37,15% tăng 2,67% so với năm 2014, năm 2016 là 42,70% tăng 5,55% so với năm 2015.
Như vậy, cứ 100 đồng tổng chi phí bỏ ra năm 2014 thì thu được 34,52 đồng lợi nhuận sau thuế, 100 đồng tổng chi phí bỏ ra năm 2015 thì thu được 36,68
đồng lợi nhuận sau thuế, 100 đồng tổng chi phí bỏ ra năm 2016 thì thu được 42,7 đồng lợi nhuận sau thuế.
Cả lợi nhuận và chi phí đều tăng nhưng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng chi phí của cơng ty vẫn tăng dần qua 3 năm là do tỷ lệ tăng của tổng chi phí thấp hơn tỷ lệ tăng của lợi nhuận sau thuế, năm 2015 tổng chi phí tăng 11,49% cịn lợi nhuận sau thuế tăng 12%, năm 2016 tổng chi phí chỉ tăng 0,99% trong khi lợi nhuận sau thuế tăng tới 11,64%. Chỉ sô này của công ty cao, cho thấy cơng ty đã sử dụng chi phí trong kinh doanh rất hiệu quả.
Công ty cần tiếp tục nâng cao tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng chi phí trong tương lai, bằng cách nâng cao lợi nhuận sau thuế và giảm tổng chi phí, đồng nghĩa với việc cơng ty mở rộng hoạt động SXKD và thị trường tiêu thụ để bán được nhiều hàng hơn, tiết kiệm các chi phí trong hoạt động SXKD nhất là chi phí quản lý doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS)
ROS = x100%
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần của công ty năm 2014 là 3,93%, năm 2015 là 3,91% giảm 0,02% so với năm 2014, năm 2016 là 4,31% tăng 0,4% so với năm 2015. Chỉ số này của công ty khá cao, chứng tỏ khả năng kinh doanh tạo lợi nhuận của công ty khá tốt.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần của công ty không đồng đều qua 3 năm. Năm 2015, tuy rằng lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần đều tăng nhưng tỷ lệ tăng của lợi nhuận sau thuế nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế tăng 12% cịn doanh thu thuần tăng 12,43% do đó tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần giảm đi. Năm 2016 tỷ lệ tăng của lợi nhuận sau thuế là 11,64% trong khi tỷ lệ tăng của doanh thu thuần chỉ là 1,51% do đó tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần lại tăng lên.
Công ty cần tiếp tục nâng cao tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần trong tương lai, bằng cách nâng cao lợi nhuận sau thuế và doanh thu
thuần, đồng nghĩa với việc công ty mở rộng hoạt động SXKD và thị trường tiêu thụ để bán được nhiều hàng hơn trong hoạt động SXKD của công ty.
Tỷ suất sinh lợi trên tài sản dài hạn
Tỷ suất sinh lợi trên tài sản dài hạn = x100%
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản dài hạn của công ty năm 2014 là 4,18%, năm 2015 là 5,33% tăng 1,15% so với năm 2014, năm 2016 là 6,96% tăng 1,63% so với năm 2015.
Như vậy, cứ 100 đồng tài sản dài hạn bỏ ra năm 2014 thì thu được 4,18 đồng lợi nhuận sau thuế, 100 đồng tài sản dài hạn bỏ ra năm 2015 thì thu được 5,33 đồng lợi nhuận sau thuế, 100 đồng tài sản dài hạn bỏ ra năm 2016 thì thu được 6,96 đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản dài hạn của công ty tăng dần qua 3 năm, là do tài sản dài hạn giảm dần trong khi lợi nhuận sau thuế lại tăng dần. Tài sản dài hạn năm 2015 giảm 12,23% so với năm 2014, năm 2016 giảm 14,45% so với năm 2015. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế năm 2015 tăng lên 12% so với năm 2014, năm 2016 tăng lên 11,64% so với năm 2015. Chỉ số này khá nhỏ là do tài sản dài hạn của công ty lớn, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản.
Công ty cần tiếp tục nâng cao tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản dài hạn trong tương lai, bằng cách nâng cao lợi nhuận sau thuế đồng nghĩa với việc công ty mở rộng hoạt động SXKD, thị trường tiêu thụ để bán được nhiều hàng hơn và nâng cao khả năng sử dụng tài sản dài hạn để đem lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động SXKD của công ty.
Tỷ suất sinh lợi trên tài sản ngắn hạn
Tỷ suất sinh lợi trên tài sản ngắn hạn = x100%
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản ngắn hạn của công ty năm 2014 là 30,37%, năm 2015 là 38,52% tăng 8,15% so với năm 2014, năm 2016 là 68,41% tăng 29,89% so với năm 2015.
Như vậy, cứ 100 đồng tài sản ngắn hạn bỏ ra năm 2014 thì thu được 30,37 đồng lợi nhuận sau thuế, 100 đồng tài sản ngắn hạn bỏ ra năm 2015 thì thu được 38,52 đồng lợi nhuận sau thuế, 100 đồng tài sản ngắn hạn bỏ ra năm 2016 thì thu được 68,41 đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản ngắn hạn của công ty tăng dần qua 3 năm, là do tài sản ngắn hạn giảm dần trong khi lợi nhuận sau thuế tăng dần. Lợi nhuận sau thuế năm 2015 tăng lên 12% so với năm 2014, năm 2016 tăng lên 11,64% so với năm 2015, còn tài sản ngắn hạn năm 2015 giảm 11,71% so với năm 2014, năm 2016 giảm 37,14% so với năm 2015. Chỉ số này của công ty khá cao là do tài sản ngắn hạn của công ty không lớn, chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản.
Công ty cần tiếp tục nâng cao tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản ngắn hạn trong tương lai, bằng cách nâng cao lợi nhuận sau thuế đồng nghĩa với việc công ty mở rộng hoạt động SXKD, thị trường tiêu thụ để bán được nhiều hàng hơn và nâng cao khả năng sử dụng tài sản ngắn hạn để đem lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động SXKD của công ty.
Tỷ suất sinh lợi trên tổng nguồn vốn (ROTC)
ROTC = x100%
Tỷ suất sinh lợi trên tổng nguồn vốn của công ty năm 2014 là 8,57%, năm 2015 là 8,81% tăng 0,24% so với năm 2014, năm 2016 là 10,38% tăng 1,57% so với năm 2015.
Tuy (lợi nhuận thuần + chi phí lãi vay) và tổng nguồn vốn đều giảm nhưng tỷ lệ giảm của (lợi nhuận thuần + chi phí lãi vay) thấp hơn tỷ lệ giảm của tổng nguồn vốn nên tỷ suất sinh lợi trên tổng nguồn vốn của công ty vẫn tăng dần qua 3 năm. Năm 2015, (lợi nhuận thuần + chi phí lãi vay) giảm 9,76% còn tổng nguồn vốn giảm 12,17%. Năm 2016 (lợi nhuận thuần + chi phí lãi vay) chỉ giảm 2,47% trong khi tổng nguồn vốn giảm tới 17,21%.
Công ty cần tiếp tục nâng cao tỷ suất sinh lợi trên tổng nguồn vốn trong tương lai, bằng cách nâng cao lợi nhuận thuần đồng nghĩa với việc công ty mở rộng hoạt động SXKD, thị trường tiêu thụ để bán được nhiều hàng hơn, giảm lượng vốn vay tiến tới tự chủ về tài chính để giảm chi phí lãi vay và nâng cao khả năng sử dụng nguồn vốn để đem lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động SXKD của công ty.
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
ROA = x100% Tổng tài sản BQ =
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình qn của cơng ty năm 2014 là 3,67%, năm 2015 là 4,68% tăng 1,01% so với năm 2014, năm 2016 là 6,31% tăng 1,63% so với năm 2015.
Như vậy, cứ 100 đồng tổng tài sản bỏ ra năm 2014 thì thu được 3,67 đồng lợi nhuận sau thuế, 100 đồng tài sản ngắn hạn bỏ ra năm 2015 thì thu được 4,68 đồng lợi nhuận sau thuế, 100 đồng tài sản ngắn hạn bỏ ra năm 2016 thì thu được 6,31 đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình qn của cơng ty tăng dần qua 3 năm là do số vịng quay tồn bộ vốn năm sau cao hơn so với năm trước. Điều này chứng tỏ việc sử dụng nguồn tài chính của cơng ty tốt, hiệu quả sử dụng đồng vốn của công ty ngày càng cao.
Công ty cần tiếp tục nâng cao tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân trong tương lai, bằng cách nâng cao lợi nhuận sau thuế đồng nghĩa với việc công ty mở rộng hoạt động SXKD, thị trường tiêu thụ để bán được nhiều hàng hơn và nâng cao khả năng sử dụng tài sản trong hoạt động của công ty để đem lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động SXKD của công ty.
Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn đầu tư (ROCE)
Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn đầu tư của công ty năm 2014 là 7,19%, năm 2015 là 14,4% tăng 7,21% so với năm 2014, năm 2016 là 13,22% giảm 1,18% so với năm 2015.
Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn đầu tư của công ty không biến động đều qua 3 năm là do tỷ lệ tăng của lợi nhuận trước lãi và thuế với tỷ lệ giảm của (tổng tài sản - nợ ngắn hạn) khác nhau. Năm 2015 lợi nhuận trước lãi và thuế tăng 12,15%, (tổng tài sản - nợ ngắn hạn) giảm 39,62%, do đó tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn đầu tư của công ty tăng lên so với năm 2014. Năm 2016 lợi nhuận trước lãi và thuế tăng 1,74%, (tổng tài sản - nợ ngắn hạn) giảm 20,5% nên tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn đầu tư của công ty giảm đi so với năm 2015.
Công ty cần tiếp tục nâng cao tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn đầu tư trong tương lai, bằng cách nâng cao lợi nhuận trước lãi và thuế đồng nghĩa với việc công ty mở rộng hoạt động SXKD, thị trường tiêu thụ để bán được nhiều hàng hơn, giảm lượng vốn vay ngắn hạn tiến tới tự chủ về tài chính để và nâng cao khả năng sử dụng tài sản để đem lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động SXKD của công ty.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE = x100%
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của công ty năm 2014 là 20,77%, năm 2015 là 21,43% tăng 0,66% so với năm 2014, năm 2016 là 22,65% tăng 1,22% so với năm 2015.
Như vậy, năm 2014 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 20,77 đồng lợi nhuận, năm 2015 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 21,43 đồng lợi nhuận, năm 2016 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 22,65 đồng lợi nhuận.
Tuy cả vốn chủ sở hữu và lợi nhuận ròng đều tăng nhưng tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của công ty vẫn tăng dần qua 3 năm là do tỷ lệ tăng của vốn chủ sở hữu thấp hơn tỷ lệ tăng của lợi nhuận ròng. Năm 2015, lợi nhuận ròng tăng 12% còn vốn chủ sở hữu tăng 8,57%. Năm 2016, lợi nhuận ròng tăng
11,64% trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng có 5,61%. Điều này cho thấy cơng ty sử dụng vốn vay ngày càng hiệu quả, hoạt động SXKD của công ty ngày càng phát triển.
Công ty cần tiếp tục nâng cao tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu trong tương lai, bằng cách nâng cao lợi nhuận ròng đồng nghĩa với việc công ty mở rộng hoạt động SXKD, thị trường tiêu thụ để bán được nhiều hàng hơn và nâng cao khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu để đem lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động SXKD của công ty.