1.3. Lý luận thực tiễn về chất lượng nguồn nhân lực của các doanh
1.3.1. Thực tiễn về tác động của tình hình trong nước và thế giới hiện nay đến
đến chất lượng nguồn nhân lực
Hiện nay, sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố và phát triển kinh tế tri thức chỉ giành được những thắng lợi khi chúng ta biết khai thác hợp lý và sử dụng hiệu
quả tất cả các nguồn lực. Song, yếu tố giữ vai trò quyết định nhất, đảm bảo cho sự thắng lợi của quá trìnhđó chính là nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn nhân lực
có chất lượng cao. Điều này được khẳng định dựa trên những cơ sở sau:
Thứ nhất, các nguồn lực khác (ngoại trừ nguồn nhân lực), xét về mặt số lượng và trữ lượng, có thể là rất phong phú, dồi dào, nhưng nếu khai thác và sử dụng khơng hợp lý thì đến một lúc nào đó, chúng sẽ trở nên cạn kiệt. Khi ấy, nền kinh tế
vốn cơ bản dựa vào nguồn lực này sẽ gặp khó khăn, nếu khơng nói là bị đe doạ. Trái lại, nguồn lực con người với tiềm năng trí tuệ, chất xám thì ln sinh sơi và phát triển không ngừng. Xét trên bình diện xã hội, có thể khẳng định nguồn lực con
người là vô tận và do vậy, là nguồn lực cơ bản của sự phát triển bền vững. Đây là
một ưu điểm nổi trội của nguồn nhân lực so với các nguồn lực khác trong hệ thống nguồn lực phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và phát triển kinh tế tri thức.
Thứ hai, nếu trước đây, một trong những nguyên nhân chủ yếu ngăn cản tốc độ
tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước là do tình trạng nghèo nàn về cơ sở
vật chất, sự thiếu hụt về nguồn vốn… thì ngày nay, trở ngại chủ yếu nhất được xác
định chính là sự hạn chế về trí tuệ và năng lực sáng tạo của con người.
Thứ ba, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã tạo sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; cùng với đó là q trình tồn cầu hố đã tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho các nước đang phát triển có thể khắc phục sự yếu kém về trình độ khoa học – kỹ thuật của mình thơng qua
con đường hợp tác, có thể giải quyết các vấn đề khó khăn như thiếu hụt nguồn vốn
dựa trên quan hệ đầu tư,vay vốn và bằng nhiều hình thức khác. Nhưng, có một vấn đề
đặc biệt quan trọng mà để đảm bảo sự phát triển bền vững, các nước phải nhanh chóng
giải quyết một cách có hiệu quả, đó là xây dựng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao. Có thể nói, việc xây dựng và bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ và sức sáng tạo của con người, trước hết và chủ yếu là nỗ lực tự thân thông qua nhiều biện pháp khác nhau của từng quốc gia.
Nghiên cứu về nguồn nhân lực, thực chất là đề cập đến mặt số lượng và chất
lượng của nguồn nhân lực. Số lượng nguồn nhân lực của bất kỳ quốc gia nào cũng
đều được hình thành dựa trên quy mô dân số, mà trước hết là từ lực lượng lao động
của quốc gia đó, cụ thể là số lượng người đang trong độ tuổi lao động và có khả
năng tham gia lao động sản xuất.
Chất lượng nguồn nhân lực là một sự tổng hợp, kết tinh của rất nhiều yếu tố và giá trị cùng tham gia tạo nên. Trong đó, gồm ba yếu tố cơ bản: thể lực, trí lực và tâm lực.
Thể lực là tình trạng sức khoẻ của con người, biểu hiện ở sự phát triển bình
thường, có khả năng lao động. Đây là cơ sở quan trọng cho hoạt động thực tiễn của con người, có thể đáp ứng được những địi hỏi về hao phí sức lao động trong q
trình sản xuất với những cơng việc cụ thể khác nhau và đảm bảo cho con người có khả năng học tập và lao động lâu dài.
Trí lực là năng lực trí tuệ, khả năng nhận thức và tư duy mang tính sáng tạo thíchứng với xã hội của con người. Nói đến trí lực là nói đến yếu tố tinh thần, trình độ văn hố và học vấn của con người, biểu hiện ở khả năng vận dụng những điều
kiện vật chất, tinh thần vào hoạt động thực tiễn nhằm đạt hiệu quả cao, đồng thời là khả năng định hướng giá trị hoạt động của bản thân để đạt được mục tiêu. Trí lực là yếu tố chiếm vị trí trung tâm chỉ đạo hành vi của con người trong mọi hoạt động, kể cả trong việc lựa chọn các giải pháp phù hợp nhằm phát huy tác dụng của các yếu tố khác trong cấu trúc chất lượng nguồn nhân lực. Trí lực là yếu tố quyết định phần lớn khả năng sáng tạo của con người, là yếu tố ngàycàng đóng vai trị quan trọng và
quyết định trong chất lượng nguồn nhân lực nói riêng và sự phát triển của nguồn lực
con người nói chung.
Tâm lực là những giá trị chuẩn mực đạo đức, phẩm chất tốt đẹp và sự hoàn thiện nhân cách của con người, được biểu hiện trong thực tiễn lao động sản xuất và sáng tạo cá nhân. Những giá trị đó gắn liền với năng lực tư duy và hành động cụ thể của con người, tạo nên chất lượng của nguồn nhân lực. Tâm lực tạo ra động cơ bên trong của chủ thể, thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của con người. Nói cách khác, tâm lực góp phần vào việc phát huy vai trò của các yếu tố thể lực và trí lực của con
người với tư cách nguồn nhân lực của xã hội.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là cải thiện nâng cao các yếu tố và giá trị Trường Đại học Kinh tế Huế
cùng tham gia tạo nên chất lượng nguồn nhân lực như đã phân tíchở trên. Trong đó,
chủ yêu nâng cao và cải thiện ba yếu tố cơ bản: thể lực, trí lực và tâm lực.
Nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, từ bối cảnh trong nước, quá trình phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đang đứng trước những yêu cầu cấp thiết sau: (i) Bảo đảm nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đãđược đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020: chú trọng phát triển theo chiều sâu, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế; tăng năng suất lao
động, tiết kiệm trong sử dụng mọi nguồn lực; (ii) Nguồn nhân lực phải có năng lực
thích ứng với tình trạng nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm và sự
sụt giảm các nguồn đầu tư tài chính; phải được đào tạo đầy đủ và toàn diện để có khả năng cạnh tranh và tham gia lao động ở nước ngồi trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời có đủ năng lực để tham gia với cộng đồng quốc tế giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu và khu vực.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung và các doanh nghiệp trong
lĩnh vực du lịch, việc nâng cao chất lượng nguồn nhânlực còn chịu tác động của bối cảnh trong nước và bối cảnh quốc tế.
Hiện nay tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Với nỗ lực vượt qua khó khăn, kinh tế thế giới đã vàđang có dấu hiệu phục hồi
rõ nét hơn đặc biệt là sự khởi sắc của các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản,
Châu Âu tuy tăng trưởng chậm nhưng bền vững hơn. Nhìn chung triển vọng tích
cực của kinh tế thế giới dự kiến sẽ mang lại những thuận lợi cho kinh tế Việt Nam.
Đặc biệt, chúng ta là thành viên của APEC, AFTA, WTO đây là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam tham gia thị trường thế giới, nhưng đây cũng là những thách thức chính đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tự vươn lên, đủ sức cạnh tranh không những thị trường quốc tế mà ngay cả thị trường nội địa. Các thành tựu khoa học, công nghệ, kỹ thuật mới không ngừng được phát minh và đưa vào ứng
dụng. Đây cũng là yếu tố tác động mang tính hai mặt đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ởViệt Nam, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mơ vừa và nhỏ. Nếu các doanh nghiệp nhỏ và vừa của chúng ta nắm bắt
được các công nghệ tiên tiến, chúng ta sẽ có được sự tăng trưởng nhanh và cạnh tranh
cao trong quá trình hội nhập. Ngược lại, nếu để mất các cơ hội thì nền kinh tế của ta sẽ bị tụt hậu và các doanh nghiệp sẽ bị đánh bại. Quá trình phục hồi tăng trưởng hiện
nay bước vào giai đoạn chuyển tiếp mới mang tính chất bản lề quan trọng, từ chủ yếu dựa vào kích thích nền kinh tế sang dựa vào tiêu dùng và đầu tư tư nhân.
Nước ta đang được thế giới đánh giá là quốc gia có tính ổn định cao về chính
trị, kinh tế - xã hội, nền kinh tế thị trường đã bắt đầu được vận hành có hiệu quả,
bước đầu tăng trưởng ổn định tuy chưa thực sự bền vững. Năng lực và trình độ sản
xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng đáng kể, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo
hướng tích cực, chất lượng tăng trưởng trong nhiều ngành, lĩnh vực đã có những
cải thiện, các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế đã thích nghi dần với thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm gần đây đã
tăng về số lượng dự án và số vốn đầu tư, trong đó ngày càng có nhiều tập đồn
xun quốc gia và đã có mặt tại Việt Nam, đây là một trong những yếu tố kích thích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa với vai trị là các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra.
Với việc gia nhập hàng loạt các tổ chức, hiệp định quốc tế như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tham gia đàm phán TPP, các hiệp định thương mại tự do FTA, và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới... Đặc biệt, khi Cộng đồng kinh tế
ASEAN được thành lập vào cuối năm 2015 sẽ đánh dấu một bước hội nhập toàn
diện, sâu sắc của Việt Nam với khu vực và thế giới. Như vậy, Việt Nam đang đứng
trước những cơ hội và cả thách thức rất lớn. Mức độ tận dụng những thuận lợi, thời cơ cũng như khắc phục các bất lợi sẽ phụ thuộc vào khả năng nội lực và sự chuẩn bị
của chính chúng ta. Tuy nhiên, trong thế giới được coi là ngày càng phẳng hiện nay, dù tồn cầu hóa và hội nhập ở mức độ cao, nhưng tình trạng “mạnh được yếu thua”,
áp đặt “luật chơi của nước lớn” vẫn tồn tại đầy thách thức. Vì thế, đối với các nước
chậm phát triển và đang phát triển như Việt Nam, doanh nghiệp hộinhập phải đi đôi với nâng cao sức cạnh tranh, điều chủ yếu là chúng ta phải nắm được luật chơi và chủ động trong cuộc chơi, quản trị được các rủi ro từ bên ngồi, mở cửa thị trường theo lộ trình và có chính sách bảo hộ hợp lý để cân đối các lợi ích, nếu khơng thì sẽ bị thua ngay trên sân nhà và có nguy cơ rơi vào các Bẫy thương mại tự do và Bẫy thu nhập trung bình.