2.2. Thực trạng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
2.2.2. Thực trạng về chương trình đào tạo nguồn nhân lực của các doanh
nghiệpnhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch ở tỉnh Quảng Bình
Hiện nay các doanh nghiệp du lịch nhỏ và vừa tỉnh Quảng Bình vẫn sử dụng, tuyển dụng các nhân sự được các cơ sở trong và ngoài tỉnh đào tạo sẵn và gửi nhân viên của mìnhđi tu dưỡng, học tập thêm các kinh nghiệm kỹ năng còn thiếu.
Như đã trình bày trong phần thực trạng cơng tác quản lý và đào tạo nhân lực của
các doanh nghiệp nhỏ và vừatỉnh Quảng Bìnhở trên, theo sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, hiện cả tỉnh có khoảng 500 người tham gia đào tạo mới vềdu lịch, trong đó có 200 giáo viên, giảng viên (cả cơ hữu và thỉnh giảng), 258 đào tạo viên du lịch và 54 nhân lực du lịch quản lý, phục vụ đào tạo các cấp. Trong số đó có 2 Giáo sư, 1 Phó
Giáo sư, 1 Tiến sỹ khoa học, 6 Tiến sỹ, 20 Thạc sỹ và 5 chuyên gia, nghệ nhân.
Với thực trạng công tác đào tạo nhân lực du lịch hiện nay, mới chỉ đáp ứng
được xấp xỉ 60% nhu cầu về số lượng và còn khoảng cách xa về trìnhđộ chất lượng
nguồn nhân lực du lịch so với yêu cầu của ngành, của doanh nghiệp và xã hội, tiềm
năng vốn có của ngành du lịch tỉnh Quảng Bình.
Về cơ sở đào tạo, Hiện nay, cả tỉnh có khoảng 15 cơ sở tham gia đào tạo chuyên ngành du lịch ở trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp và đào tạo ngắn hạn, gồm: 2 trường đại học; 3 trường cao đẳng (trong đó có 1 trường cao đẳng nghề); 3 trường
trung cấp (trong đó có 1 trường trung cấp nghề); 02 cơng ty đào tạo và 2 trung tâm, lớp
đào tạo nghề. Trường trực thuộc doanh nghiệp là Trường Trung cấp Du lịch-Khách sạn
Saigontourist của Tổng Cơng ty Du lịch Saigontouristchi nhánh Quảng Bình. Các quy
định về mã ngành/nghề đào tạo đãđược ban hành với 4 chương trìnhở bậc đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, 6 nghề bậc cao đẳng và trung cấp nghề.
Điều đáng nói ở đây, là việc đào tạo nhân lực phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừacủa tỉnh Quảng Bình khơng có một chương trìnhđào tạo thống nhất dẫn đến chất lượng đầu ra của các trường, các cơ sở đào tạo cũng không thống nhất. Trong đó hệ đại học chỉ có đại học Quảng Bình là có khung chương trình đào tạo
trình độ đại học duy nhất trên địa bàn nghiên cứu. Song có thể nhận thấy khung
chương trình đào tạo này nặng về hình thức và dựa trên lý thuyết bởi trang thiết bị,
trìnhđộ giảng viên, số lượng giảng viên và điều kiện giảng dạy của đại học Quảng
Bình vốn không thể đáp ứng nổi việc đào tạo, giảng dạy đúng với chuẩn khung
chương trìnhđào tạo này.
(Xem Phụ lục số 2, bảng 2.4. Khung chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đại học Quảng Bình)
Như vậy, thực trạng chung về chương trìnhđào tại nguồn nhân lực du lịch cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Bình chỉ có 1 trường đại học đào tạo
chuyên ngành du lịch và các trường đại học và cao đẳng, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp có chương trình đào tạo ngành học du lịch chưa cósự thống nhất cơ cácchương trình khungđào tạo; hệ đào tạo nghề du lịch, khiến cho hệ thống đào tạo
nhân lực du lịch toàn tỉnh đang tồn tại nhiều hệ thống trên chuẩn khác nhau: Hệ thống trên chuẩn nghề quốc gia có 8 nghề thuộc nhóm du lịch, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, Hệ thống trên chuẩn kỹ năng nghề du lịch VTOS gồm 10 nghề do dự án EU hỗ trợ xây dựng, hệ thống trên chuẩn kỹ năng nghề ASEAN gồm 6 nghề đãđược bộ trưởng các nước ASEAN ký cam kết thực hiện.
Việc tồn tại cùng lúc nhiều hệ thống trên chuẩn như vậy cũng gây khó khăn cho việc quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như lúng túng cho các doanh nghiệp sử dụng nhân lực du lịch, trong đó có cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bất cập trong chương trình đào tạo:
Theo thống kê của Vụ Đào tạo (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tính đến
năm 2016, cả nước nói chung, kể cả các cơ sở đào tạo tại Quảng Bìnhcó 156 cơ sở đào tạo du lịch, trong đó có: 48 trường đại học; 43 trường cao đẳng và cao đẳng
nghề. Tuy nhiên, chương trình đào tạo du lịch đến nay vẫn chưa được thống nhất.
TS Mai Hà Phương, Trưởng Khoa Du lịch, Trường đại học Văn hóa TP Hồ Chí
Minh chỉ ra tình trạng kết cấu khung chương trình đào tạo giữa các cơ sở rất khác
nhau về tỷ lệ giữa khối kiến thức đại cương và chuyên ngành. Có cơ sở quá thiên về trang bị kỹ năng mà không quan tâm đến trau dồi kiến thức nền, do đó chỉ tạo đội ngũ “thợ” chứ không thể tạo ra những người quản lý giỏi. Ngược lại, có cơ sở tỷ lệ dạy thực hành rất thấp, dẫn đến kỹ năng nghề của sinh viên yếu kém.
Thêm nữa, cịn thiếu hệ thống giáo trình cốt lõi; tài liệu tham khảo khá phong
phú nhưng chất lượng hạn chế. Trong khi đó, khơng thể sử dụng giáo trình nước ngồi để giảng dạy chính thức vì nội dung, tên mơn học, hệ số tín chỉ… có sự khác
biệt lớn, nhiều lĩnh vực lại chưa phù hợp điều kiện phát triển và đặc điểm của nước ta. Thời gian qua, các trường đào tạo nhân lực du lịch cũng gặp nhiều khó khăn khi có tới ba bộ tiêu chuẩn nghề du lịch cùng tồn tại. Đó là bộ tiêu chuẩn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành với tám nghề; bộ tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam (VTOS) do Dự án EU hỗ trợ thực hiện với mười nghề; và bộ tiêu chuẩn nghề tham khảo của ASEAN với sáu nghề. Sự khơng nhất qn trong chương trình, nội
dung đào tạo khiến chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở các cơ sở đào tạo rất khác nhau. Đây cũng là lý do khiến các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa lúng túng khi căn cứ vào bằng cấp để tuyển nhân sự.
Ngoài ra, vấn đề “đầu ra” với các sinh viên, học sinh khi theo học tại các cơ sở
đào tạo du lịch cũng chưa được bảo đảm, dẫn tới sức hút đối với người có năng lực
tốt theo học chưa nhiều. Ngay từ khâu tuyển sinh, sinh viên đã thiếu sự tư vấn về nghề, dẫn đến thiếu định hướng, lựa chọn công việc không phù hợp năng lực bản thân. Hầu hết các cơ sở đào tạo chưa có chiến lược liên kết với các doanh nghiệp du lịch, cho nên dẫn đến tình trạng trường đào tạo một đằng, doanh nghiệp sử dụng cần một nẻo. Doanh nghiệp là bộ phận bảo đảm đầu ra chủ yếu cho sinh viên nhưng mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch hiện nay vẫn chưa rõ ràng về lợi ích, dẫn đến việc phần lớn doanh nghiệp kết hợp với cơ sở đào tạo mang tính chất quan hệ cá nhân…
Với thực trạng công tác đào tạo nhân lực du lịch hiện nay, nguồn nhân lực du lịch tại Quảng Bình vẫn cịn khoảng cách khá xa về chất lượng so với yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội, trong đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn cần bổ sung nguồn lao động chiếm 65% lượng lao động toàn tỉnh. Nhất là trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN, đây sẽ là thách thức đối với lao động du lịch Việt Nam nói chung và lao động du lịch tại các doanh nghiệp tỉnh Quảng Bình nói riêng nếu khơng có trình độ, chất lượng tương đồng. Do đó, ít nhất là để khơng
bị thua ngay trên sân nhà, ngành du lịch cần nhanh chóng có những giải pháp, chiến
lược bài bản trong chương trìnhđào tạo nguồn nhân lực.