3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các
3.2.3. Nhóm giải pháp về thu hút đầu tư cho đào tạo, phát triển nhân lực
ngành du lịchcủa cácdoanh nghiệp nhỏ và vừatỉnh Quảng Bình
Đầu tư phát triển dịch vụ nói chung và đầu tư phát triển nhân lực du lịch nói riêng là một hướng đầu tư có hiệu quả khơng những về mặt kinh tế mà cịn về mặt
mơi trường và xã hội. Tuy nhiên, việc đầu tư phát triểnnhân lựcdu lịch ở Việt Nam cũng như ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Bình cần có trọng điểm và
đồng bộ. Đối với du lịch tỉnh Quảng Bình, trong thời gian trước mắt, cần tập trung
đầu tư để phát triển nhân lực du lịch đồng bộ và có chất lượng cao tại một số điểm du lịchquan trọng để làm hạt nhân, làm động lực phát triển và hội nhập trong nước và quốc tế. Chú trọng đầu tư đối với những khu, điểm du lịch có khả năng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, có sức cạnh tranh và đặc biệt cần quan tâm và có những cơ chế chính sách ưu tiên đầu tư nhân lựcở những khu, điểm du lịch ở miền núi xa xơi,nơi có tiềm năng du lịch hấp dẫn, nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội, đào tạo nhân lựccòn yếu kém và cuộc sống người dân còn nhiều khó khăn. Căn cứ
vào tính đặc thù riêng của ngành du lịch cũng như trong điều kiện cụ thể về các
nguồn lực phát triển du lịch của tỉnh Quảng Bình, hoạt động đầu tư phát triển nhân lựcdu lịch cần xem xét và thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:
Cần sửa đổi và bổ sung chính sách, cơ chế xã hội hóa phát triển nhân lực ngành du lịch: Tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành và tiến hành rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung, ban hành các chính sách xã hội hố cơng tác đào tạo
nhân lực ngành du lịch theo nhu cầu xã hội và tạo điều kiện cho những người có nhu cầu học tập về du lịch có thể tiếp cận và hưởng thụ được dịch vụ mà hệ thống
đào tạo, bồi dưỡng du lịch cung cấp. Khuyến khích các cơ sở đào tạo du lịch và cơ
sở nghiên cứu có đào tạo du lịch lập cơ sở sản xuất, cơ sở dịch vụ phù hợp ngành nghề nghiên cứu, đào tạo để người học có điều kiện thực hành, tạo thêm kinh phí
đào tạo, nghiên cứu.
Phát huy vai trò và nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp du lịch trong hoạt
động đào tạo: Thu hút doanh nghiệp tham gia vào xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng
nghề và chương trình, giáo trìnhđào tạo du lịch; tạo cơ sở kiến tập, thực tập cho học
sinh và sinh viên; hỗ trợ kinh phí cho người học, tiếp nhận sinh viên đến thực tập và tiếp nhận học sinh tốt nghiệp vào làm việc. Chú trọng phát triển các cơ sở đào tạo nhân lực du lịchtrong các doanh nghiệp.
Tập trung và sử dụng có hiệu quả kiến thức và kinh nghiệm của các nhà khoa học
đầu ngành trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài cho phát
triển nhân lực ngành du lịch.Tạo điều kiện để các thành phần trong xã hội có thể tham gia phát triển nhân lực ngành du lịch, đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, góp ý kiến cho các chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch đào tạo nhân lực ngành du lịch, các tiêu chuẩn kỹ năng, nội dung chương trình đào tạo, cơ cấu trìnhđộ đào tạo về du lịch.
Tăng cường thu hút vốn, công nghệ tiên tiến nước ngoài phục vụ phát triển
nguồn nhân lực du lịch. Xây dựng danh mục dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch
để huy độngvốnODA, FDI và các hình thức đầu tư khác. Sử dụng có hiệu quả các dự
án đang thực hiện và hình thành, tiếp nhận các dự án khác phục vụ phát triển nhân lực
ngành du lịch. Tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo liên kết, hợp tác song phương, đa
phương với các cơ sở đào tạo quốc tế, trong Mạng lưới cơsở đào tạo du lịch ASEAN (ATTEN), Mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch Châu Á- Thái Bình Dương (APETIT)...
Thành lập hội, hiệp hội, hội đồng, câu lạc bộ liên quan đến phát triển nhân lực ngành du lịch: Khuyến khích hình thành các câu lạc bộ đào tạo du lịch, các hội, hiệp hội chuyên ngành trong lĩnh vực du lịch để hỗ trợ phát triển nhân lực ngành du lịch
theo nhu cầu xã hội. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan có văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc thành lập Quỹ học bổng học nghề du lịch dành cho học sinh, sinh viên học nghề du lịch.
Ban hành, sửa đổi, bổ sung các luật thuế nhằm cải tiến toàn diện hệ thống thuế
theo hướng đơn giản và điều chỉnh mức thuế phù hợp với quá trình hội nhập kinh
tế. Bên cạnh đó, mở rộng phạm vi thực hiện cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế theo
hướng quy định rõ quyền và trách nhiệm của cơ quan thuế, đối tượng nộp thuế và
các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quy trình thu nộp thuế.
Bên cạnh đó, do đặc điểm vốn ít, trình độ nguồn nhân lực thấp nên ngồi các chính sách ưu đãi chung như những doanh nghiệp lớn, để khuyến khích hỗ trợ phát
triển loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa này, rất cần có những văn bản hướng dẫn thực hiện đơn giản, dễ hiểu đồng thời có thể cho phép kéo dài thời gian nộp thuế so với các DN lớn.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận chính sách đất đai, mặt bằng kinh doanh. Thực tế cho thấy, trong quá trình các doanh nghiệp nhỏ và vừa triển khai hoạt động kinh doanh gặp khó khăn do quỹ đất khơng nhiều. Đó là
chưa kể đến thực trạng chính quyền một số địa phương có tâm lý “sính ngoại”
trong việc phê duyệt địa điểm giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước với DN
nước ngồi. Đây chính là mối bận tâm lo lắng của doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt
động trên địa bàn. Vì vậy, chính sách đất đai của tỉnh Quảng Bình cần dựa trên cơ
sở khuyến khích sản xuất phát triển, hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đai, đẩy nhanh tiến độ giao quyền sử dụng đất. Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừatrong việc tiếp cận đất đai và có thể sử dụng quyền sử dụng đất làm tài sảnthế chấp, cầm cố vay vốn từ các tổ chức tín dụng, Nhà nước và chính quyền tỉnh phải có chính sách rất cụ thể như:
+ Hồn thiện pháp lý và nâng cao nâng lực quản lý của hệ thống cơ quan đăng
ký đất đai, nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
khuyến khích đăng ký giao dịch về đất. Lập quy hoạch, kế hoạch chi tiết sử dụng và công khai các quy hoạch này làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, đấu thầu
quyền sử dụng đất.
+ Thống kê và thu hồi đất đang hoang hóa, sử dụng khơng đúng mục đích
để tạo quỹ đất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch thuê và có những quy định về bồi hoàn và trả lại quyền sử dụng để q trình chuyển giao
đất cơng khai thuận lợi hơn.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch tiếp cận các mặt bằng kinh doanh thơng qua nhiều hình thức như thuê, mượn, trả tiền th... Ngồi ra, cần đơn giản hóa thủ tục hành chính trong q trình cấp giấy phép hoạt động, có các chính sách ưu đãi về thuế và xây dựng cơ chế, chính sách tạo mơi trường kinh doanh lành mạnh...
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏtrong lĩnh vực du lịch
trên địa bàn tỉnh tiếp cận các nguồn vốn. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch đều gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để khởi sự doanh nghiệp và mở rộng kinh doanh. Do đó, tỉnh cần nghiên cứu áp dụng những chính sách và giải pháp tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịchcó thể vay vốn dễ hàng hơn.
Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp đã được nhà nước xây dựng và ban
hành một số quy định về tổ chức và hoạt động của nó. Tuy nhiên, triển khai hoạt
động bảo lãnh tín dụng còn ở mức độ khá hạn chế. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch nói rằng họ khơng biết gì về bảo lãnh tín dụng đối với các doanh nghiệp. Để thủ tục vay vốn dễ dàng hơn, tỉnh Quảng Bình cần có các biện pháp cụ thể như sau:
+ Đổi mới cơ chế chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường, nâng cao
quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng. Cải tiến thủ tục cho
vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch theo hướng đơn giản, rõ ràng hơn, tiếp tục cải tiến quy trình cho vay nhằm rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay của các ngân hàng thương mại hiện nay.
+ Đa dạng hóa hơn nữa các hình thức đảm bảo tín dụng để thích ứng với đặc điểm của cácdoanh nghiệp nhỏ và vừatrong lĩnh vực du lịch. Mở rộng diện cho vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay và cho vay không đảm bảo sang khu vực kinh tế tư
nhân. Đơn giản hóa thủ tục thế chấp tài sản, giảm thời gian định giá tài sản.
- Các chương trình hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp vừa và nhỏtrong lĩnh vực du lịch trên địa bàn.
Kinh tế suy thoái khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch nói riêng hoạt động cầm chừng, thậm chí
khơng ít đơn vị dừng hoạt động. Để hỗ trợ chodoanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch, các cấp chính quyền của tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời tháo gỡ khó khăn đểdoanh nghiệp nhỏ và vừatrong lĩnh vực du lịch đóng góp tốt hơn cho sự phát triển KT-XH.
Một là, chú trọng phát huy và khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế so sánh,
đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh. Nhiềudoanh nghiệp nhỏ và vừatrong lĩnh vực du lịch được hỗ trợ đầu tư,một số đã tham gia vào chuỗi các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sở Công thương đã tham mưu UBND tỉnh thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo với đại diện các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch, đề xuất UBND tỉnh ban hành nhiều chính sách tạo môi trường thuận lợi giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa thúc đẩy phát triển du lịch.
Hai là, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh phát triển kinh tế với mức tăng trưởng cao vàổn định trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Bên cạnh đó, thơng qua các cơ quan ngoại giao đóng trên địa bàn, mở rộng giao lưu thương mại, đầu tư -văn hóa- khoa học - cơng nghệ... với các tỉnh trong khu vực. Mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác với các địa phươngxung quanh phát triển du lịch.
Ba là, xây dựng và phát triển vườn ươm doanh nghiệp và có chính sách ưu đãi
đối với doanh nghiệp về du lịch mới thành lập ởQuảng Bình. Việc phát triển vườn
ươm doanh nghiệp không chỉ là sự hỗ trợ phát triển trước mắt mà còn là một giải
pháp lâu dài nhằm thúc đẩy và mở rộngdoanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch. Các doanh nghiệp nhỏ và vừatrong lĩnh vực du lịch sau khi được hỗ trợ, được
“ươm tạo” sẽ tham gia vào hệ thống kinh doanh thực sự. Không gian và dịch vụ sẽ
được tiếp tục sử dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch mới
khác. Như vậy, giống như một “vườn ươm” cây trồng, các thế hệ doanh nghiệp sẽ
lần lượt được hình thành và được hỗ trợ phát triển tốt hơn. Vườn ươm sẽ hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch được phát triển trong một điều kiện
an toàn hơn, tức là giảm thiểu rủi ro trong quá trình khởi sự kinh doanh, giảm bớt tỷ
lệ thất bại và phá sản của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch điều đó cũng đồng nghĩa với việc giảm bớt các chi phí, tổn thất của xã hội.
Bốn là, các cơ quan chức năng của tỉnh cần tăng cường các hoạt động nghiên cứu, dự báo và phổ biến kịp thời, công khai các thông tin kinh tế đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch làm cơ sở để có thể nâng cao chất lượng xây dựng và điều hành chiến lược đầu tư, kinh doanh của mình. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch cần chủ động trong việc điều chỉnh chiến lược và kế hoạch kinh doanh, đưa ra những biện pháp tháo gỡ khó khăn cho chính mình như rà soát lại và điều chỉnh đầu tư.
Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn gắn liền với phát triển kinh tế và vốn đầu tư, khuyến khích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đó là mối quan hệ không thể tác rời mà tác giả đã phân tích.
Tóm lại, đào tạo và phát triển nhân lực ngành du lịch là nhiệm vụ quan trọng, cần phải được xây dựng kế hoạch và lộ trình triển khai, áp dụng một cách đồng bộ từ
Trung ương đến địa phương, nhằm hình thành, phát triển đội ngũ nhân lực có chất lượng cao cho ngành, cho đất nước. Đào tạo và phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn đến năm 2020 phải được sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo cấp ủy và chính
quyền nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu trong lĩnh vực quan trọng này.