Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch ở tỉnh Quảng Bình (Trang 87 - 104)

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các

3.2.5. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nghiệp vụ

Từ thực trạng về nghiệp vụ của nhân sự du lịch tại các doanh nghiệp nhỏ và vừatại điểm hiện nay chúng ta cần phải có những giải pháp trước mắt, lâu dài và cụ thể để nâng cao chất lượngnghiệp vụ của đội ngũ nhân lực du dịch cho các doanh nghiệp nhỏ và vừatỉnh Quảng Bình:

Trước hết cần phải tiến hành khảo sát thực tế, trên cơ sở đó xây dựng những chương trình đào tạo phù hợp, đào tạo dài hạn, ngắn hạn, bổ sung những yêu cầu

đào tạo bồi dưỡng đội ngũ này.

Cần tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm và nghiệp vụ mang tính chuyên môn nghiệp vụ tại các điểm du lịch, khu di tích hoặc giữa các di tích và giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhau để động viên sự tìm tịi, sáng tạo của mỗi người,

đóng góp vào khối kiến thức cần có của nhân lực du lịch. Bên cạnh đó cácnhân sự

có cơ hội, học hỏi và chia sẻ những kinh nghiệm lẫn nhau. Việc trao đổi thơng tin, việc tìm kiếm thơng tin của mỗi nhân sựlà rất quan trọng. Tri thức, nghiệp vụ được tìm kiếm qua đồng nghiệp, nhất là từ những đồng nghiệp giỏi hơn, có kinh nghiệm

hơn là rất cần thiết. Các buổi trao đổi kinh nghiệm cũng là dịp để đội ngũ nhân sự du lịch tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Bìnhnâng cao năng lực, phẩm

chất, lòng yêu nghề và cũng là dịp xem xét, thay thế những người không đáp ứng

được yêu cầu cả năng lực và phẩm chất cần có.

Cần thiết lập quan hệ hợp tác giữa các đơn vị quản lý di tích, bảo tàng, các

điểm với cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch để tăng cường nắm bắt những nhu cầu lẫn nhau, trên cơ sở đó, cùng nhau phối hợp tổ chức các lớp bồi

dưỡng nghiệp vụ chuyên môn theo những yêu cầu cụ thể. Trong thực tế cả đội ngũ

nhân lực du lịch tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều cần nắm vững những kiến thức chuyên ngành của nhau. Chỉ có sự hợp tác chặt chẽ giữa đơn vị quản lý điểm tham quan với các DN, các nhà quản lý thì mới có thể xác định đúng những nội dung cần thiết để tổ chức bồi dưỡng cho nhân sựcủa mình.

Chú trọng cơng tác giáodục bồi dưỡng đạo đức nghềnghiệp, lập trường chính Trường Đại học Kinh tế Huế

trị vững vàng cho đội ngũ nhân lực du lịch tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Quảng Bình, đây là nhiệm vụ rất cần thiết nhất là trong giai đoạn hiện nay. Đạo đức nghề nghiệp, phong cách của người làm du lịchcó vai trị quan trọng trong quá trình tiếp nhận và truyền tải thơng tin đến khách tham quan, hìnhảnh điểm đến có thể để

lại ấn tượng tốt hay khơng trong lịng du khách, đều có sự tác động về mặt ý thức

chính trị của người làm du lịch. Do vậy các nhà quản lý cần đặc biệt quan tâm giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, tác phong nghề nghiệp cho đội ngũ này. Coi đây là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng nghiệp vụ nhân lực du lịch tại các doanh nghiệp nhỏ và vừatỉnh Quảng Bình.

Tăng cường đầu tư trang thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để tăng cường hiệu quả công tác phục vụ du lịch. Những phương tiện kỹ thuật hiện

đại về nghe, nhìn nếu được sử dụng phù hợp sẽ làm tăng chất lượng phục vụ, tạo nên những hiệu quả cao trong thu nhận thông tin cho du khách.

Cần thiết phải xây dựng quy chế đối với nhân lực du lịch tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Quảng Bình, trên cơ sở đó xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Đồng thời phải có những chế độ đãi ngộ với nhân lực du lịchhợp lý, nhất là đối với những người làm cơng điểm di tích, các khu du lịch ở những vùng sâu, vùng xa, có như vậy mới khuyến khích, tạo điều kiện cho họ yên tâm cơng tác phát huy hết

sức mình vào việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, góp phần thúc đẩy cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động du lịch và ngành du lịch tỉnh Quảng Bình phát triển.

Có thể khẳng định rằng, đội ngũ nhân lực du lịch tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng một vai trị hết sức quan trọng đối với việc phát huy giá trị các di sản

văn hoá dân tộc và giới thiệu quảng bá hình ảnh tỉnh Quảng Bình nói riêng, đất nước và con người Việt Nam nói chung đến với bạn bè thế giới. Chất lượng nhân lực du lịch tốt của các DN du lịch sẽ góp phần làm nên chất lượng tốt cho sản phẩm du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng, mang lại hiệu quả cao về lợi ích kinh tế, văn hố, chính trị cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho tỉnh Quảng Bình và chođất nước.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Phát triển nguồn nhân lựcdu lịchchất lượng cao là một trong ba khâu đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 của đất nước nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng. Đại hội Đảng lần thứ XII đã xác định: “Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho đất nước nói chung và từng ngành, lĩnh vực nói

riêng, với những giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung cho giải pháp đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực trong nhà trường cũng như trong quá trình sản xuất kinh

doanh”. Đối với ngành du lịch nguồn nhân lực được xem là tài sản quý giá, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sự phát triển

bền vững của ngành. Đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội và xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay luôn được tất cả các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lư.

Quảng Bình là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú

để phát triển các loại hình du lịch. Trong những năm qua, ngành du lịch Quảng

Bình đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế bền vững của tỉnh, trong đó cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 67% doanh số. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ngành du lịch Quảng Bình vẫn chưa khai thác thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của mình, nguồn nhân lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch đa số vẫn chưa chuyên nghiệp, trình độ chuyên mơn cịn hạn chế, khả năngngoại ngữ và tin học còn yếu.

Thực trạng này là do công tác đào tạo, các cơ sở đào tạo và chương trình đào

tạo nhân lực du lịch trong tỉnh còn hạn chế, nghèo nàn và khơng có cơ chế thống nhất đồng bộ khiến cho nhân lực đầu ra không đáp ứng được các yêu cầu sử dụng của DN, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn chiếm gần 70% nhu cầu sử dụng nhân lực dulịnh trong toàn ngành du lịch của tỉnh.

Để đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, và phát triển theo đúng mục tiêu đãđề ra, đáp ứng được nhu cầu nhân lực chất lượng cao của các DN, trong đó có cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa, Quảng Bình cần tập trung nhiều giải pháp

mang tính đột phá, trong đó phát triển nguồn nhân lực du lịch là một giải pháp quan

trọng. Trên cơ sở đó luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn

nhân lựcdu lịchQuảng Bình cho các doanh nghiệp nhỏ và vừatrong thời gian tới. Với các kết quả trên, tác giả rất hy vọng sẽ góp một phần nhỏ cơng sức của mình vào sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên dođề tài có phạm vi nghiên

cứu khá rộng, điều kiện nguồn số liệu doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch tỉnh Quảng Bình rất hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết trong phân tích. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Hội đồng, các thầy

cơ và các độc giả quan tâm để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

KIẾN NGHỊ

Kiến nghị tới UBND tỉnh Quảng Bình:

- UBND tỉnh Quảng Bình cần đề xuất các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội qn triệt, nhận định, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực du lịch tại địa phương, hỗ trợ chính sách, dự báo nhu cầu; xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình hànhđộng nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tỉnh. Trong đó chú trọng khảo sát, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực, dự báo, xác định nhu cầu đào tạo, tiếp nhận và bố trí, sử dụng nhân lực du lịch qua đào tạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụtại

địa phương; định kỳ hàng năm sơ kết rút kinh nghiệm, đề ra biện pháp thực hiện

trong thời gian tới.

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành về ý

nghĩa và tầm quan trọng đối với công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cho các DN nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.Đồng thời chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, luân

chuyển, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch của tỉnh. - Các cấp, các ngành xây dựng quy hoạch, liên kết với cácdoanh nghiệp nhỏ và vừahoạt động du lịch đểbồi dưỡng đào tạo đội ngũ nhân lực du lịchlãnhđạo, quản lý

DNtheo giai đoạn và từng năm làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch tuyển chọn, đào tạo và bố trí sử dụngnhân sự quản lý có chất lượng cho các DN, phù hợp, đảm bảo tính kế thừa và phát triển đội ngũnhân lực du lịch tại cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan tham mưu về công tác đào tạo, sử dụng nhân lực hợp lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch tăng cường huy động nguồn lực để phát triển nhân lực thuận lợi.

- Sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút để thu hút nhân lực du lịch giảng dạy có trình độ chun mơn cao về làm việc tại tỉnh, tạo điều kiện thuận

lợi cho chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch học tập nâng cao trình

độ về mọi mặt.

Kiến nghị tới Bộ GD&DT:

- Cần ban hành một quy chế đào tạo nhân lực du lịch thống nhất tại tất cả các

cơ sở đào tạo trong nước theo các cấp bậc đào tạo mà có những chương trình đào

tạo phù hợp và thống nhất.

- Liên kết với các trường đại học, học viện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học kiến thức quản lý, kiến thức nghiệp vụ du lịch cho nhân lực du lịch.

- Cần dựa trên nhu cầu thực tế của các chủ DN, trong đó có cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tuyển dụng và sửdụng nhân sự mà đề xuất chương trình đào

tạo phù hợp, đáp ứng nhu cầu thực tiễn cũng như chuẩn đầu ra trong khu vực và quốc tế.

- Cần có cơ chế hỗ trợ cho đại học Quảng Bình và các cơ sở đào tạo nhân

lực du lịch tỉnh Quảng Bình xây dựng cơ sở vật chất, đội ngủ giảng dạy,

chương trình đào tạo phù hợp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực ngày càng lớn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Xuân Bá (1996), Du lịch và tác động của nó đối với người nghèo, Tạp chí

nghiên cứu kinh tế (số 219),tr 15.

2. Bộ Tài chính (1996), Từ điển thuật ngữkinh tế du lịch,NXB Tài chính, Hà Nội. 3. Bộ Tài chính (2002),Hồn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triển du lịch ở Việt

Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ,Hà Nội.

4. Ngô Thị Cúc,(1995), Hoạt động tài chính trong kinh tế thị trường, Sở kinh tế

đối ngoại Hà Nội và Trung tâm giao lưu Quốc tế về văn hoá, giáo dục, khoa học hợp tác xuất bản, Hà Nội.

5. Đỗ Kim Chung (2005), Tài chính vi mơ cho du lịch một số vấn đề lý luận và

thực tiễn,Tạp chí Nghiên cứu kinh tế,Hà Nội.

6. Chính phủ (2015),Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển du lịch,Hà Nội.

7. Phạm Thị Mỹ Dung (2010), Khả năng tiếp cận thị trường dịch vụ du lịch:

Trường hợp nghiên cứu ở vùng lân cận ngoại thành Hà Nội, Tạp chí Khoa học

và phát triển,Trường Đại học Nơng nghiệp 1, Hà Nội.

8. Lâm Chí Dũng, (2004), “Nâng cao chất lượng nhân lực các công ty lữ hành

Miền Trung qua một cuộc khảo sát- nhận định và giải pháp” .Luận văn Thạc sĩ

Đại học Quy nhơn, BìnhĐịnh

9. Nguyễn Thị Bích Đào (2008), Phát triển định chế nhân sự trong du lịch ở Việt

Nam,Đại Học Quôc gia Hà Nội.

10.Trần Đình Định (2002), Giải pháp tín dụng phục vụ phát triển dịch vụ trong thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa giai đoạn 2001-2010, Học viện ngân hàng, tr

17,37.

11. Nguyễn Ngọc Lam (2007), “Tình hình phát triển nguồn nhân lực du lịch ở

Đồng bằng sông Cửu Long”. NXB Hà Nội

12. Nguyễn Linh (2006), với đề tài “Hiện trạng và những giải pháp sử dụng nhân

lực trong hoạt động du lịch ở địa bàn huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên.”. Luận

văn thạc sĩ Kinh tế, trường đại học Kinh tế Đà Nẵng.

13.Trương Đông Lộc (2010), “Thực trạng tổ chức và đào tạo lao động du lịch trên

địa bàn Hậu Giang.”Nghiên cứu khoa học đại học Bách khoa Đà Nẵng. Trường Đại học Kinh tế Huế

14.Đỗ Tất Ngọc (2006), Nhân lục với kinh tế du lịch ở Việt Nam, Nxb Lao động,

Hà Nội.

15. Lê Khương Ninh (2011),“Giải pháp hạn chế thất thoát nhân lực du lịch ở các hoạt động chui”.Bài đăng báo Tri thức ngày nay số 43, ngày 25/10/2011, Hà Nội.

16. Nhóm nghiên cứu Kinh tế Phát triển (DERG) Đại học Copenhagen (UoC),

“Tính sẵn có và hiệu quả của nguồn nhân lực du lịch Việt Nam: Bằng chứng từ

Điều tra tiếp cận nguồn lực của các doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam giai đoạn

2006-2010” .Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), Trung tâm Tư vấn Chính sách kinh tế(CAP)Viện Chính sách và Chiến lược phát triển du lịch (IPSARD) Văn hóa Thể Thao và Du lịch (MARD) phối hợp thực hiện theo chương trình Phát triển du lịch (ARD), Đại sứ

quán Đan Mạch tại Việt Nam.

17.Đỗ Đức Quân (2001), Thị trường du lịchViệt nam trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội.

PHỤ LỤC

Nội dung điều tra,khảo sát

1. Nội dung

Số lượng mẫu: chọn50 bảng khảo sát.

Số lượng câu hỏi: sắp xếp 6 câu hỏi, trong mỗi câu hỏi có các câu hỏi nhỏ theo trình tự:

Thứ nhất câu hỏi mở nhằm diễn tả những ý dễ trả lời, gây được thiện cảm.

Thứ hai câu hỏi hâm nóng nhằm gây cho người nhớ và bắt đầu suy nghĩ về những vấn đề liên quan.

Thứ ba là những dạng câu hỏi đặc thù với mục đích nhấn vào trọng tâm cảm

xúc, thái độ người được phỏng vấn.

2. Đối tượng được điều tra khảo sát

Nhân sự đang làm việc tại một số doanh nghiệp du lịch lữ hành nhỏ và vừa của tỉnh Quảng Bình.

3. Phương pháp khảo sát

Phương pháp: sử dụng bảng câu hỏi điều tra, khảo sát. Trong đó, câu hỏi khảo sát bao gồm 2 loại thang đo: thang đo định danh và thang đo khoảng cách.

Phiếu điều tra khảo sát

Số lượng bảng:50 bảng khảo sát Số lượng phát ra là:50bảng Số lượng thu về là:46 bảng

Thời gian phát: 11/11/2017–16/11/2017

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch ở tỉnh Quảng Bình (Trang 87 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)