Khái quát về tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch ở tỉnh Quảng Bình (Trang 40 - 46)

2.1. Khái quát về tiềm năng du lịch và các doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.1.2. Khái quát về tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Quảng Bình

Tài nguyên du lịch thiênnhiên:

Nằm ở trung độ của cả nước, Quảng Bình hội đủ đặc trưng của các loại địa hìnhđồng bằng, rừng núi, sơng biển, hải đảo. Đặc điểm địa lý, khí hậu cùng với sự

hình thành cộng đồng dân cư trong quá trình vận động phát triển xã hội qua nhiều thời kỳ khác nhau đã tạo cho Quảng Bình một hệ thống các giá trị du lịch thiên

nhiên và nhân văn đa dạng, phong phú hấp dẫn.

Hình 2.1. Bản đồ du lịch tỉnh Quảng Bình năm 2017

(Nguồn Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Bình)

Quảng Bình có diện tích tự nhiên 8.037,6 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Đơng giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 116 km, phía Tây giáp tỉnh Khăm Muộn nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào với

chiều dài biên giới 220 km. Quảng Bình là mảnh đất hẹp nhất cả nước, chiều ngang tính theo đường chim bay từ biển đến biên giới Việt-Lào 50 km.

Quảng Bình có quốc lộ 1A, đường sắt, đường Hồ Chí Minh nhánh Đơng và Tây; có quốc lộ12 nối với nước bạn Lào qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo theo "Tuyến hành lang kinh tế Đông Tây", tỉnh lộ 20, tỉnh lộ 16, đường 10, có cảng biển nước sâu Hòn La, sân bay Đồng Hới rất thuận tiện cho du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại tỉnh.

Trước hết, Quảng Bình có nhiều khu rừng nguyên sinh (có độ che phủ lớn nhất cả nước) như Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Bố Trạch), khu bảo tồn

thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên

nhiên Khe Ve (Minh Hố). Đặc điểm rừng tự nhiên của Quảng Bình là rừng nhiệt đới có giá trị du lịch sinh thái cao bởi sự đa dạng sinh học với các loài động vật quý

hiếm và sinh cảnh tự nhiên đẹp của khu vực nhiệt đới. Trong đó, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản Thiên nhiên Thế giới ngày

5 tháng 7 năm 2003, có hệ thống các giá trị đặc biệt về địa chất, địa mạo và tính đa

dạng địa chất cao có giá trị tồn cầu với nhiều cảnh quan kỳ vĩ và đặc sắc, sinh cảnh quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học và chứa

đựng nhiều loại động, thực vật đặc hữu được ghi vào sách đỏ Việt Nam và Thế giới. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng có hệ thống hang động kỳ vĩ được mệnh danh là "Vương quốc hang động" nơi tiềm ẩn nhiều điều mới lạ và hấp dẫn như Hang Phong

Nha,Hang Tiên Sơn, Hang Tối, Hang Én, Hang Vòm, hang Thung... Đặc biệt là động Phong Nha thực sự nổi bật với chiều dài khảo sát gần 8 km, chủ yếu là sông ngầm và được đánh giá là một trong những cảnh quan đẹp nhất với các đặc trưng: Có sơng ngầm đẹp nhất, có cửa hang cao và rộng nhất, có hồ nước ngầm đẹp nhất, có hang khơ rộng và đẹp nhất, có hệ thống thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ nhất, là hang nước dài nhất. Tháng 5/2009 Hội hang động Hoàng Gia Anh đã khảo sát và phát hiện ra Hang

Sơn Đoòng, được đánh giá là một trong những hang động đẹp, có chiều cao và chiều

rộng lớn nhất thế giới. Đồng thời, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là 1 trong 10

địa danh được xếp hạng Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh trong cả nước.Và, tại

xã Tân hoá, huyện Minh hoá năm 2009 đã phát hiện 03 hang động mới được đánh giá tuyệt đẹp là Hang Tố Mộ Nhỏ, Hang Tố Mộ Lớn và Hang Tú Làn.

Thêm nữa, Quảng Bình cịn có nhiều cảnh quan hấp dẫn du lịch như vùng Đèo Ngang-Hoành Sơn, đèo Lý Hoà; suối nước khống nóng Bang với nhiệt độ trên

1050C tại lỗ phun thích hợp với hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh; Bàu Tró, phá Hạc Hải...

Quảng Bình có bờ biển dài 116 km từ Đèo Ngang đến Hạ Cờ với các bãi biển

đặc sắc cùng những đồi cát trắng, những rừng phi lao ven biển, những bãi tắm đẹp,

bãi cát bằng phẳng, nước sạch và khơng khí trong lành, dài từ 3- 7 km có sức chứa tới hàng vạn khách du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển, có giá trị để phát triển thành các

khu nghỉ dưỡng biển cao cấp, có sức cạnh tranh cao. Tiêu biểu là: Nhật Lệ-Quang Phú, Mỹ Cảnh-Bảo Ninh, Lý Hoà–Đá Nhảy, Hải Ninh Ngư Hoà.... Cùng với những bãi biển đẹp, Quảng Bình cịn có 4 con sơng lớn: Sơng Rn, sông Gianh, sông Dinh và sơng Nhật Lệ. Có vịnh nước sâu Hịn La có độ sâu 15m, xung quanh có

nhiều đảo nhỏ như Hịn Nồm, Hòn Chùa, Hòn Cọ, Đảo chim và bãi san hơ trắng rộng hàng nghìn hecta ở phía Bắc, có nhiều giá trị cao đối với phát triển du lịch.

Tài nguyên du lịch nhân văn:

Quảng Bình là vùngđất giao thoa tiếp biến văn hố trên hai chiều Bắc Nam và Đơng Tây; trong lịch sử hình thành, đấu tranh dựng nước và giữ nước cịn lưu giữ được nhiều di tích văn hố lịch sử, những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể rất thuận lợi để kết hợp phát triển nhiều loại hình du lịch. Hiện nay, tồn tỉnh có 99 di tích lịch sử - văn hố, trong đó có 51 di tích quốc gia, 48 di tích cấp tỉnh; hơn 70 lễ

hội, lễ hoặc hội. Trong đó có 2 lễ hội cấp tỉnh: lễ hội Bơi trải và Hị khoan Lệ Thuỷ, lễ hội Rằm tháng Ba-Minh Hố. Có hơn 10.000 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật có giá thời tiền–sơ sử đang được lưu giữ tại bảo tàng tỉnh. Quảng Bình là một trong những tỉnh có Ca Trù được công nhận là Di sản phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp.

Quảng Bình có vị trí chiến lược hết sức quan trọng, chịu nổi thương đau chia cắt hơn 300 năm giữa Đàng trong và Đàng ngoài dưới thời Trịnh-Nguyễn phân tranh lấy sông Gianh làm ranh giới; là vùng đất lửa, hậu phương trực tiếp của tiền

tuyến lớn miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Trải

qua bao thăng trầm biến cố của lịch sử, trong quá trìnhđấu tranh và xây dựng, nhân

dân Quảng Bình đã góp phần hun đúc và đắp xây nên truyền thống kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm; cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động

sản xuất. Chính vì lẻ đó, nơi đây đã sản sinh ra biết bao nhiêu người con nổi tiếng mà cuộc đời và sự nghiệp của họ đã góp phần làm thay đổi diện mạo lịch sử của đất

nước, như Lễ Thành Hầu Thượng Đẳng Thần Nguyễn Hữu Cảnh, Đại tướng Võ

Nguyên Giáp và biết bao người con ưu tú khác.

Quảng Bình có nhiều di tích lịch sử cách mạng đường Hồ Chí Minh có giá trị đặc biệt thu hút được khách du lịch như Cổng Trời, Khe Gát, hang Tám Cơ TNXP, hệ thống di tích lịch sử A.T.P (cua chữ A, ngầm Talê, đèo Pu La Nhích) trên đường 20 quyết thắng, phà Xuân Sơn, Long Đại, Quán Hàu, ngã tư Thạch Bàn – Bang.... Phía Tây Quảng Bình là nơi cư trú của nhiều đồng bào các dân tộc ít người như: Bru –Vân Kiều và Chứt còn lưu giữ nhiều nét văn hố truyền thống độc đáo đã để lại cho Quảng Bình những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, là những tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị để phát triển du lịch.

Tiềm năng con người:

Theo doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch tỉnh Quảng Bình của Sở

Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình thì năm 2008 trong các doanh nghiệp

hoạt động ở lĩnh vực du lịch của tỉnh có tổng số lao động là 2.614 người đến năm

2012 tăng lên 3.068 người.

Cơ cấu lao động theo giới tính độ tuổi: cơ cấu lao động của ngành du lịch tỉnh Quảng Bình có xu hướng trẻ hóa dần, nhóm lao động có độ tuổi từ 25- 41 tuổi chiếm tỷ trọng lớn qua các năm cụ thể như năm 2012 chiếm tỷ trọng đến 72%.

Cơ cấu lao động theo ngành nghề:

Cơ cấu lao động phân ngành nghề tạicác doanh nghiệp nhỏ và vừahoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2017 được thể hiện trong

bảng 2.1:

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động phân ngành nghề tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2017

Đơn vị: %

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số người cấu Số người cấu Số người cấu Số người cấu Tổng lao động 2.614 2.857 2.988 3.068 Lao động quản lý 288 11% 400 14% 448 15% 522 17% Lễ tân 392 15% 429 15% 418 14% 399 13% Buồng 418 16% 400 14% 388 13% 430 14% Bàn 497 19% 486 17% 478 16% 460 15% Bếp 209 8% 257 9% 269 9% 276 9% Lữ hành- Hdviên 340 13% 371 13% 418 14% 460 15% Lái xe 235 9% 257 9% 299 10% 276 9% Bảo vệ sảnh 105 4% 114 4% 120 4% 92 3% Bảo trì 78 3% 86 3% 60 2% 92 3% Dịch vụ bổ sung 52 2% 57 2% 90 3% 61 2%

(Nguồn: Sở VH,TT&DL tỉnh Quảng Bình)

Nhìn vào bảng số liệu 2.1 có thể thấy tỷ trọng lao động của từng ngành nghề

thay đổi liên tục qua các năm nhưng tỷ trọng này thay thay đổi không lớn. Tỷ trọng lao động quản lý tăng nhanh nhất từ chỗ chỉ chiếm 11% tổng số lao động năm 2014 tăng lên 17% năm 2017, cụ thể năm 2017 có 522 lao động quản lý. Đội ngũ lao động quản lý ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp cũng như cơ

quan quản lý du lịch.

Cơ cấu lao động phân theo trình độ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giaiđoạn 2014-2017được thể hiện

trong bảng 2.2:

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động phân theo trình độ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2017

Trình

độ Sau đại học

Đại học, cao

đẳng Trung cấp Sơ cấp Chưa đào tạo

Tổng Năm Số người Cơ cấu (%) Số người Cơ cấu (%) Số người cấu (%) Số người cấu (%) Số người cấu (%) 2014 3 0,11 599 22,14 959 35,46 412 15,24 731 27,05 2.704 2015 4 0,14 677 23,68 1.002 35,07 450 15,75 725 25,36 2.857 2016 6 0,20 741 24,80 1.104 36,92 503 16,84 635 21,24 2.989 2017 8 0,26 787 25,65 1.130 36,83 522 17,01 621 20,25 3.068

(Nguồn: Sở VH,TT&DL tỉnh Quảng Bình)

Bảng 2.2 có thể thấy lao động có trình độ trung cấp chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong các doanh nghiệp du lịch, đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch, tỉ

lệ trình độ như vậy là tương đối phù hợp bởi đây là nguồn nhân lực trực tiếp làm

việc ở các bộ phận khác nhau của ngành du lịch. Lao động có trình độ sơ cấp năm 2014 có 412 người chiếm tỷ trọng 15,24% trong tổng số lao động đến năm 2017 tăng lên 522 người chiếm tỷ trọng 17,01%.

Số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng tương đối lớn quacác năm cụ thể năm 2014 có 731 người chiếm tỷ trọng 27,05% thì đến năm 2017 giảm xuống cịn

621 người chiếm tỷ trọng 20,25%. Tóm lại số lao độngdu lịch chưa qua đào tạo đã có tỷ trọng giảm dần qua các năm và số lao động được đào tạo qua các trìnhđộ tăng đều đây là một tín hiệu tốt cho ngành du lịch, tuy nhiên tỷ trọng lao động chưa được đào tạo vẫn còn tương đối cao.

2.1.3. Khái quát về việc khai thác du lịch của các doanh nghiệp nhỏ và vừatỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch ở tỉnh Quảng Bình (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)