Bài 3 : Kỹ thuật trình bày món ăn
2 Các nguyên tắc trang trí món ăn
2.1. Đảm bảo tính mĩ thuật
Cần lưu ý các vấn đề sau
- Cân đối giữa nguyên liệu chính và ngun liệu phụ
77 - Hình thức của món ăn phải đẹp và sinh động nhưng phải phù hợp với truyền thống văn hoá của các đối tượng khách hàng
- Phải đảm bảo tính nhân văn trong cách trình bày và phải giúp cho khách hàng thưởng thức và hiểu thêm được các truyền thống văn hoá của dân tộc
2.2. Phù hợp với tính chất của món ăn: độ nóng, trạng thái...
Có nhiều loại món ăn, mỗi món ăn có đặc điểm, tính chất, trạng thái khác nhau: Món ăn nóng, món ăn nguội, món có nước, món có sốt, món khơ…Vì vậy khi trình bày, trang trí món ăn phải xuất phát từ các yếu tố riêng về trạng thái của từng món ăn để tránh ảnh hưởng xấu làm giảm chất lượng của chính món ăn.
2.3. Phù hợp với đặc điểm của dụng cụ
- Phù hợp với kiểu dáng, hình dạng của dụng cụ chứa đựng. - Phù hợp với màu sắc của dụng cụ chứa đựng.
- Phù hợp với chất liệu của dụng cụ chứa đựng.
- Phù hợp với phong cách văn hoá của dụng cụ chứa đựng.
2.4. Phù hợp với tính chất của bữa ăn, tạo sự hấp dẫn cho người ăn về bữa
ăn và món ăn
Bữa ăn có nhiều loại khác nhau: ăn thường, ăn tiệc, bữa ăn Á, bữa ăn Âu, bữa ăn tự phục vụ…hoặc tiệc đứng, tiệc ngồi…mỗi loại bữa ăn đòi hỏi cách phục vụ, cách bày biện trang trí rất khác nhau. Do vậy việc trình bày bữa ăn phải căn cứ vào từng loại bữa ăn và phải phù hợp với bữa ăn đó.