Quá trình phát triển văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông (Trang 45 - 51)

5. Kết cấu luận văn

1.4. Phát triển văn hóa doanh nghiệp

1.4.2. Quá trình phát triển văn hóa doanh nghiệp

doanh nghiệp đóng vai trị rất quan trọng trong q trình phát trình phát triển của doanh nghiệp. Phát triển văn hóa doanh nghiệp ln gắn liền với chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp, tầm nhìn của ngƣời lãnh đạo doanh nghiệp. Cũng nhƣ quá trình phát triển chiến lƣợc của doanh nghiệp, phát triển văn hóa doanh nghiệp trƣớc tiên phụ thuộc vào nhận thức của ngƣời lãnh đạo. Chỉ khi ngƣời lãnh đạo nhận thức đƣợc những điểm chƣa phù hợp cần điều chỉnh của văn hóa doanh nghiệp, những yêu cầu bức thiết của thực tế về văn hóa doanh nghiệp… thì khi đó q trình phát triển văn hóa doanh nghiệp mới thực sự bắt đầu. Mỗi doanh nghiệp có một văn hóa khác nhau và cách phát triển văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Chính vì vậy khơng có một quy trình chung phát triển văn hóa doanh nghiệp có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, tham khảo các tài liệu, tác giả nhận thấy q trình phát triển văn hóa doanh nghiệp dƣới đây là khá phù hợp với doanh nghiệp Việt. Qúa trình này gồm 4 bƣớc tạo nên một vịng trịn khép kín, đó là:

- Lập kế hoạch phát triển

- Tổ chức phát triển văn hóa doanh nghiệp

- Củng cố văn hóa doanh nghiệp

- Kiểm sốt, điều chỉnh văn hóa doanh nghiệp

Hình 1.5. Q trình phát triển văn hóa doanh nghiệp

1.4.2.1. Lập kế hoạch phát triển văn hóa doanh nghiệp

Trƣớc khi bƣớc vào quá trình phát triển VHDN, doanh nghiệp cần lên một kế hoạch cụ thể, chính xác để q trình thực hiện đạt đƣợc hiệu quả cao. Trong quá trình lên kế hoạch, doanh nghiệp cần chỉ ra đƣợc những ƣu và nhƣợc điểm về văn hóa hiện tại của doanh nghiệp, những yêu cầu cần phát triển VHDN: Chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp; những thay đổi về nhân sự; các thông tin tiêu cực (nhƣ: khiếu nại của khách hàng tăng lên, lợi nhuận giảm sút, mâu thuẫn giữa các nhân viên hoặc giữa nhân viên với lãnh đạo, tình trạng nhân viên nghỉ việc gia tăng...). Đây có thể là những dấu hiệu yếu kém của VHDN hiện tại mà doanh nghiệp cần phải cải thiện.

Khi lên kế hoạch phát triển VHDN, doanh nghiệp cần phải xác định các yếu tố của VHDN hiện tại cần phát triển: Các biểu tƣợng đặc trƣng hay các giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh... Đồng thời doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu và khảo sát các mơ hình VHDN phù hợp với doanh nghiệp mình. Việc khảo sát các mơ hình VHDN khơng chỉ trên lý thuyết mà cần có sự điều tra thực tế các doanh nghiệp đã áp dụng thành cơng và chƣa thành cơng. Từ đó doanh nghiệp rút ra những ƣu và nhƣợc điểm của mơ hình VHDN đó.

Cơng việc này đóng vai trị rất quan trọng đối với các bƣớc tổ chức thực hiện sau này. Việc xác định lựa chọn các yếu tố VHDN nào cần phát triển, hay xác định mơ hình VHDN phù hợp phụ thuộc rất nhiều vào sự nhận thức, tính linh hoạt của ngƣời lãnh đạo. Bởi vì việc áp dụng một cách máy móc bất kỳ một yếu tố văn hóa nào của tổ chức khác hay mơ hình phát triển khác vào doanh nghiệp mình đều khó đạt đƣợc kết quả cao và đơi khi là thất bại. Chính vì vậy ngƣời lãnh đạo đóng vai trị quan trọng quyết định đến sự thành cơng của cả quá trình phát triển VHDN.

1.4.2.2. Tổ chức phát triển văn hóa doanh nghiệp

Q trình tổ chức thực hiện phát triển VHDN là quá trình phát huy hiệu quả những đặc trƣng của VHDN đã đƣợc xác định lựa chọn ở phần lập kế hoạch. Các yếu tố đặc trƣng, điểm mạnh của VHDN đƣợc tạo cơ hội phát triển nhằm đem lại

hiệu quả cao hơn nữa cho doanh nghiệp. Để tổ chức thực hiện phát triển VHDN, cần thực hiện các công việc sau: Xây dựng cơ cấu tổ chức, phát triển cấu trúc VHDN, lựa chọn phong cách quản lý phù hợp.

- Xây dựng cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức bao gồm: Hệ thống các văn bản quy định, chính sách của

doanh nghiệp; và Hệ thống các chuẩn mực đạo đức, niềm tin. Cả hai đều đóng vai

trị rất quan trọng trong q trình phát triển VHDN.

Nếu nhƣ hệ thống các chuẩn mực đạo đức, niềm tin trực tiếp cấu thành nên VHDN, giúp định hƣớng tƣ duy và hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp thì hệ thống các văn bản quy định, chính sách của doanh nghiệp lại là công cụ hữu hiệu cho các nhà quản lý thực thi, kiểm soát VHDN. Các chuẩn mực đạo đức đƣợc cụ thể hóa trong các văn bản quy định của doanh nghiệp và đƣợc cơng bố và áp dụng cho tồn bộ các thành viên trong doanh nghiệp. Do đó để phát triển VHDN thành cơng, doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình cơ cấu tổ chức hợp lý, phù hợp với chiến lƣợc, mục tiêu phát triển cũng nhƣ tiêu chí phát triển VHDN của mình.

- Phát triển cấu trúc văn hóa doanh nghiệp

Đây chính là q trình lựa chọn và phát triển các yếu tố cấu thành nên VHDN. Nhƣ đã trình bày, các yếu tố cấu thành nên VHDN bao gồm nhiều yếu tố: Các biểu tƣợng đặc trƣng, những giai thoại, những nghi lễ hay các giá trị cốt lõi... Trong quá trình phát triển VHDN, cần phải lựa chọn các yếu tố đặc trƣng nào của văn hóa hiện tại cần gìn giữ và phát triển các yếu này cho phù hợp với văn hóa mà doanh nghiệp đang hƣớng tới. Có thể, các biểu tƣợng đặc trƣng này cần thay đổi để tạo ra hiệu quả hơn trong việc truyền đạt VHDN tới khách hàng, hoặc các giá trị, niềm tin, lý tƣởng cần phải thay đổi để phù hợp với chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp. Và sẽ khơng có một nguyên tắc chung nào cho việc phát triển các yếu tố đặc trƣng này. Đây chính là nghệ thuật của ngƣời lãnh đạo. Họ sẽ phải là ngƣời đƣa ra các tiêu chí phát triển VHDN, cách thức thực hiện ra sao, phƣơng pháp truyền đạt thế nào? Tất cả phu thuộc vào ngƣời lãnh đạo doanh nghiệp đó.

- Lựa chọn phong cách quản lý phù hợp

Phong cách lãnh đạo - quản lý vừa là một đặc trƣng của VHDN đồng thời là một yếu tố độc lập tác động tới sự phát triển của VHDN. Phong cách quản lý của ngƣời lãnh đạo góp phần tạo ra các giá trị, hình thành các hành vi ứng xử, hay các chuẩn mực đạo đức đƣợc chia sẻ và tôn trọng bởi các thành viên trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phong cách quản lý cũng là một công cụ hữu hiệu của nhà lãnh đạo trong q trình điều hành và kiểm sốt văn hóa doanh nghiệp thơng qua các kênh thơng tin từ nhân viên, khách hàng, đối tác để có điều chỉnh phù hợp.

Từ trƣớc đến nay, có rất nhiều học giả nghiên cứu và đƣa ra các phong cách quản lý khác nhau. Theo các nhà nghiên cứu phƣơng Tây, phong cách quản lý có 3 kiểu cơ bản:

 Phong cách quản lý mệnh lệnh độc đoán

 Phong cách quản lý tự do

 Phong cách quản lý dân chủ

Mỗi nhà nghiên cứu có cách tiếp cận khác nhau và mỗi phong cách đều có ƣu nhƣợc điểm khác nhau. Do đó khơng có một phong cách lãnh đạo – quản lý nào hiệu quả tuyệt đối hoặc dành riêng cho một tình huống cụ thể nào cả. Một ngƣời lãnh đạo tài ba là ngƣời biết vận dụng linh hoạt các ƣu điểm của các phong cách khác nhau và áp dụng một cách khéo léo theo từng hồn cảnh.

VHDN và ngƣời lãnh đạo (thơng qua phong cách lãnh đạo - quản lý của họ) là hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ trong quá trình phát triển VHDN. Một doanh nghiệp có nền văn hóa mạnh thì cần có một ngƣời lãnh đạo tài ba với một phong cách lãnh đạo - quản lý chuyên nghiệp. Và ngƣợc lại, một nhà lãnh đạo giỏi, có phong cách lãnh đạo - quản lý hiện đại, hiệu quả sẽ giúp hình thành nên một văn hóa doanh nghiệp phát triển.

1.4.2.3. Củng cố văn hóa doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp đã tạo ra đƣợc những thay đổi - sự phát triển của các yếu tố VHDN, doanh nghiệp cần phải củng cố, ổn định lại các giá trị mới, hệ thống hành

vi, quan niệm chung hay các chuẩn mực đạo đức mới. Đồng thời, doanh nghiệp cần có hành động cụ thể để phổ biến, truyền đạt những yếu tố, giá trị văn hóa mới của doanh nghiệp tới toàn thể nhân viên, khách hàng, đối tác và cộng đồng. Thông qua những hoạt động này, doanh nghiệp cũng sẽ nhận đƣợc những phản hồi của các đối tƣợng trên. Những phản hồi đó giúp doanh nghiệp nhận biết q trình phát triển VHDN của mình có đạt đƣợc hiệu quả hay khơng, có đang đi đúng hƣớng hay khơng từ những thơng tin tích cực hoặc tiêu cực mà doanh nghiệp nhận đƣợc.

1.4.2.4. Kiểm sốt, điều chỉnh văn hóa doanh nghiệp

Kiểm sốt đóng vai trị quan trọng trong q trình phát triển VHDN, kiểm sốt khơng chỉ ở giai đoạn cuối cùng mà cịn phải tiến hành kiểm soát ở từng giai đoạn trƣớc đó. Q trình kiểm sốt phải đƣợc diễn ra xuyên suốt và liên tục. Việc này giúp doanh nghiệp chủ động trong quá trình phát triển VHDN, ln có sự đánh giá, nhận xét và có những điều chỉnh kịp thời giúp cho VHDN của mình ngày càng phát triển. Có những yếu tố văn hóa mà doanh nghiệp lựa chọn để tạo tính đặc trƣng cho doanh nghiệp nhƣng khi triển khai lại khơng đem lại hiệu quả. Do đó cần có sự kiểm sốt và điều chỉnh kịp thời các yếu tố đó nhằm đảm bảo thành cơng cho q trình phát triển VHDN.

CHƢƠNG 2 - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w