Giải pháp 3: Chuỗi hành động cụ thể nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông (Trang 107)

5. Kết cấu luận văn

4.2. Đề xuất giải pháp phát triển Văn hóa doanh nghiệp ELCOM

4.2.3. Giải pháp 3: Chuỗi hành động cụ thể nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục

khắc phục điểm yếu trong văn hóa ELCOM

Đề xuất giải pháp: Ban lãnh đạo cơng ty có thể tham khảo ngay các kết quả phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của Văn hóa doanh nghiệp ELCOM hiện tại (được trình bày tại mục 3.2.5 của tài liệu này) để có tác động kịp thời, đúng hƣớng. Cụ thể, theo tác giả:

- Đối với những điểm mạnh: Để các giá trị đó có sức sống lan tỏa và thấm

nhuần qua các thế hệ ngƣời ELCOM, đặc biệt là đội ngũ nhân sự mới, cần gìn giữ và phát huy hơn nữa thơng qua các hành động cụ thể:

+) Cử phòng ban và cán bộ chun trách chủ trì thực hiện: Ban Văn hóa ELCOM chủ trì, phối hợp với Phịng Nhân sự, Ban Truyền thơng tổ chức thực hiện.

+) Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tuyên truyền về giá trị văn hóa ELCOM thơng qua các kênh truyền thơng nội bộ hiện có. Giải pháp này hiện tại đã và đang thực hiện, và thu đƣợc hiệu quả khá tốt.

+) Ngoài việc tuyên truyền qua các kênh truyền thông, cũng nên tổ chức thêm các buổi tuyên truyền phổ biến trực tiếp về các giá trị văn hóa cốt lõi của ELCOM dƣới dạng các buổi trị chuyện, tọa đàm cuối tuần. Hình thức tổ chức có thể diễn ra định kỳ hàng tháng/quý, chú trọng tới cách thức truyền thông mới tạo sức hấp dẫn, thu hút sự tham gia của mọi ngƣời. Trong các buổi trị chuyện có thể mời Ban lãnh đạo cơng ty chia sẻ, dẫn dắt nội dung hoặc mời các chuyên gia, nhà lãnh đạo có uy tín từ các đơn vị khác tham gia cùng, nhằm tăng giá trị và sức hấp dẫn của buổi tọa đàm.

+) Tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhƣ: Cuộc thi tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp, Giao lƣu văn hóa giữa các phịng ban, tun dƣơng những cán bộ nhân viên có đóng góp trong việc phát triển văn hóa doanh nghiệp.

+) Ban hành sổ tay văn hóa doanh nghiệp tới các phịng ban và nhân viên. +) Sáng tạo thêm những ấn phẩm mới mang tính tuyên truyền cao về các giá trị văn hóa truyền thống của ELCOM nhƣ: Bài hát truyền thống của công ty, Video tổng hợp các hình ảnh hoạt động của ELCOM qua các thời kỳ…

- Đối với những điểm yếu: Ban Văn hóa ELCOM phối hợp cùng Ban lãnh

đạo công ty và các bộ phận liên quan cần ngồi lại để thực hiện rà soát, đánh giá về những điểm chƣa đạt đƣợc này, nhận định những điểm nào cần tập trung khắc phục, hoàn thiện ngay; những điểm nào nên xếp mức ƣu tiên sau để có thể tập trung nguồn lực thực hiện một cách hiệu quả, tránh tình trạng dàn trải. Theo tác giả, những điểm hạn chế sau đây cần tập trung khắc phục ngay, bao gồm:

+) Vấn đề đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên cơng ty: Phịng Nhân sự cần \ cần lƣu ý, việc sắp xếp lịch đào tạo của các khóa học cần căn cứ vào mức độ cấp thiết của nhu cầu đào tạo thực tế và phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.

+) Vấn đề xây dựng lộ trình phát triển cho cán bộ nhân viên ELCOM: Phòng Nhân sự cần trao đổi với Ban lãnh đạo công ty nhằm đƣa ra định hƣớng phù hợp, từ đó nên phối hợp với chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự để sớm hoàn thiện bộ Từ điển năng lực ELCOM. Đây là căn cứ quan trọng để xây dựng đƣợc một cách chính xác lộ trình phát triển cho cán bộ nhân viên công ty.

+) Vấn đề quan tâm và chăm lo đời sống cá nhân và gia đình của cán bộ nhân viên cơng ty: u cầu phịng Nhân sự và phịng Hành chính quản trị cần trao đổi, phối hợp với nhau nhằm đồng bộ thông tin và thống nhất cách thức phối hợp thực hiện, rà soát các nội dung hiện tại xem nội dung nào cần bổ sung, nội dung nào chƣa phù hợp cần thay đổi. Kết quả cuối cùng là đƣa ra đƣợc văn bản quy định chi tiết các hạng mục và nội dung hƣớng dẫn liên quan đến việc thực thi chế độ chính sách cho cán bộ nhân viên ELCOM, đảm bảo 3 không: Không chậm trễ, Khơng bỏ sót, Khơng thiên lệch.

+) Vấn đề nhiều cán bộ nhân viên cơng ty chƣa hiểu rõ tầm nhìn, mục tiêu của cơng ty: Việc này phải đƣợc khắc phục ngay thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thơng nội bộ.

* Nguồn lực thực hiện: Ban Văn hóa ELCOM chủ trì, phối hợp với Phịng

Nhân sự, Ban Truyền thơng cùng các Trƣởng/Phó bộ phận của tất cả các phịng ban trong cơng ty tổ chức thực hiện.

* Thời gian thực hiện giải pháp: Ban Văn hóa ELCOM và các bộ phận liên

quan cần thống nhất và lên kế hoạch thực hiện càng sớm càng tốt, đặc biệt là nhóm giải pháp nhằm khắc phục những điểm yếu đang tồn tại trong Văn hóa ELCOM cần triển khai ngay.

* Đánh giá: Giải pháp này giúp công ty tập trung giải quyết ngay các vấn đề

đang tồn tại của Văn hóa doanh nghiệp ELCOM. Từng hạng mục có nội dung cụ thể rõ ràng, giúp việc triển khai có tính khả thi cao.

4.2.4. Giải pháp 4: Tăng cường tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho sự phát triển của Văn hóa doanh nghiệp

Lý do cần thực hiện giải pháp: Phát triển Văn hóa doanh nghiệp khơng phải

trong một thời gian ngắn mà hoàn thành đƣợc, đây là cả một quá trình lâu dài cần có sự đồng thuận và cố gắng của tồn cơng ty. Để kế hoạch phát triển văn hóa doanh nghiệp thành cơng thì cần có những hoạt động chiến lƣợc, cụ thể mang tính đột phá trong cơng tác quản lý, lãnh đạo nhằm mang lại sự hỗ trợ tối đa cho việc phát triển Văn hóa doanh nghiệp của ELCOM.

Đề xuất giải pháp: Trong giai đoạn hiện nay, Ban lãnh đạo công ty cần chú

trọng đến các hoạt động hỗ trợ cho q trình phát triển văn hóa doanh nghiệp nhƣ:

- Lựa chọn và xây dựng phong cách quản lý, lãnh đạo phù hợp: Phân quyền rõ ràng trong công việc, chia sẻ trách nhiệm và quyền hạn nhiều hơn cho cấp dƣới, khuyến khích tinh thần sáng tạo trong cơng ty, tạo nhiều nhóm làm việc hiệu quả …

- Thực hiện cơ chế minh bạch, công bằng, công khai mọi kế hoạch và chiến lƣợc phát triển cho tồn thể nhân viên trong cơng ty để họ thấy đƣợc tƣơng lai phát triển của mình.

- Ban lãnh đạo công ty cần ý thức đƣợc vai trị quan trọng của các giá trị văn hóa doanh nghiệp và tạo mơi trƣờng lý tƣởng cho các giá trị văn hóa đó phát huy tác dụng thấm nhuần vào từng nhân viên. Đồng thời cũng cần tạo cơ hội cho những sự thay đổi văn hóa mới, nhằm thích nghi nhanh với mơi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hƣớng các giá trị văn hóa gắn liền cùng với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể cho việc đánh giá hiệu quả công việc; các giá trị văn hóa cụ thể theo từng cơng việc, phòng ban và trong đời sống hàng ngày

của ngƣời ELCOM… Qua đó nâng cao nhận thức của nhân viên về Văn hóa doanh nghiệp.

- Thƣờng xuyên theo sát sự thay đổi của chiến lƣợc và môi trƣờng kinh doanh để điều chỉnh các giá trị văn hóa sao cho phù hợp với sự thay đổi đó.

- Đẩy mạnh các hoạt động cải thiện môi trƣờng làm việc: Tăng cƣờng cơ sở vật chất, các hoạt động ngoại khóa giao lƣu giữa các phịng ban, các chính sách đãi ngộ… nhằm cải thiện quan hệ lao động tại nơi làm việc, tăng sự gắn bó của nhân viên với cơng ty, tăng năng suất lao động.

* Nguồn lực thực hiện: Ban lãnh đạo cơng ty chỉ đạo và có định hƣớng cụ

thể. Ban Văn hóa ELCOM chủ trì, phối hợp với Phịng Nhân sự, Ban Truyền thơng, Phịng Hành chính quản trị cùng các Trƣởng/Phó bộ phận của tất cả các phịng ban trong công ty tổ chức thực hiện.

* Thời gian thực hiện giải pháp: Ban Văn hóa ELCOM và các bộ phận liên

quan cần thống nhất, lên kế hoạch và bắt tay vào thực hiện ngay.

* Đánh giá: Giải pháp này khi đƣợc thực hiện và triển khai thƣờng xuyên

trong q trình hoạt động cũng nhƣ cơng tác quản lý điều hành của Ban Lãnh đạo công ty sẽ mang lại hiệu quả cao cho việc phát triển các giá trị văn hóa tới đội ngũ nhân viên. Đồng thời, giải pháp cũng góp phần định hƣớng cho tồn bộ cán bộ nhân viên công ty đồn kết cùng nhau xây dựng Văn hóa ELCOM ngày càng lớn mạnh.

4.2.5. Giải pháp 5: Tăng cường những đặc tính của Văn hóa Sáng tạo ở ELCOM

Lý do cần thực hiện giải pháp: Rõ ràng, nếu đƣợc làm việc trong một mơi

trƣờng sáng tạo thì dƣờng nhƣ ở các nhân viên cũng nảy sinh nhiều ý tƣởng sáng tạo hơn. Họ sẽ phát huy đƣợc sự năng động của mình để thích nghi với những thay đổi và địi hỏi mới, nhờ đó giúp hoạt động kinh doanh của cơng ty trở nên năng động hơn, có khả năng cạnh tranh tốt hơn. Chỉ có sự cân bằng giữa cơng việc và con ngƣời mới đạt hiệu suất làm việc tốt nhất, cũng nhƣ tạo ra đƣợc một môi trƣờng lao động sáng tạo. Điều này địi hỏi các kế hoạch khích lệ và động viên nhân viên hợp lý tại những thời điểm khác nhau.

Nhiều nghiên cứu và thực tiễn cho thấy một nhà lãnh đạo giỏi ln có thái độ đúng mực và biết cách động viên nhân viên của mình để họ tự tin đóng góp ý kiến cho cơng ty. Họ ln hoan nghênh, trung thực và lịch sự, khơng chỉ trích hay phàn nàn. Nhà lãnh đạo giỏi luôn thể hiện mối quan tâm thực sự đến ngƣời khác bằng việc đem lại cho tất cả nhân viên cảm giác chính họ mới là ngƣời quan trọng.

Đề xuất giải pháp: Để thực hiện đƣợc điều này, Ban lãnh đạo công ty cần

chú ý những điểm sau:

- Cơng ty nên thành lập các nhóm sáng tạo tập hợp những cán bộ nịng cốt có khả năng đƣa ra những sáng kiến mới, những ngƣời không ngần ngại suy nghĩ theo phong cách mới, và những ngƣời có đủ kiên nhẫn để theo đuổi công việc cho đến khi hồn thành… Đây là tiền đề để có đƣợc một tập thể làm việc sáng tạo.

- Một nhân viên bình thƣờng cũng có thể có đƣợc những ý tƣởng xuất sắc. Sẽ hoàn toàn sai lầm nếu cho rằng chỉ các nhân viên ƣu tú mới có khả năng đƣa ra những đề xuất sáng tạo. Do đó, cơng ty cần biết cách khơi dậy tính sáng tạo ở mọi nhân viên và động viên họ đóng góp cho cơng việc chung của cơng ty thì chắc chắn sẽ có đƣợc những giải pháp tối ƣu. Các hình thức để phát huy tính sáng tạo của nhân viên có thể thực hiện nhƣ: Tổ chức các cuộc thi Ý tƣởng sáng tạo, thành lập kênh tiếp thu các ý kiến cải tiến và ý tƣởng mới từ nhân viên, không giới hạn nội dung, chủ đề, phạm vi …

- Trong sáng tạo, đôi khi các nhân viên đƣa ra những ý tƣởng không phù hợp, phải sàng lọc trong vơ vàn những đề xuất tồi mới có đƣợc một ý tƣởng tốt. Vì vậy cách thức thực hiện cần phải hài hịa tế nhị, nếu khơng mọi ngƣời sẽ cảm thấy e ngại rằng những ý tƣởng mới của họ có khả năng bị nhạo báng, chê cƣời. Đây là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến việc chúng ta sẽ khơng bao giờ có đƣợc bất kỳ ý tƣởng mới nào.

- Giao tiếp cởi mở là vô cùng thiết yếu. Các nhân viên cần nhận ra tất cả các khía cạnh của vấn đề rồi từ đó đƣa ra những giải pháp sáng tạo. Hãy đảm bảo rằng mọi nhân viên đều thấu hiểu tập thể đang cố gắng đạt đƣợc điều gì, cũng nhƣ những mục tiêu và mong đợi của cơng ty là gì. Trên cơ sở thúc đẩy sự sáng tạo, ban lãnh

đạo công ty nên tăng cƣờng đối thoại và quan tâm chăm sóc nhân viên nhiều hơn. Cơng ty có thể khuyến khích nhân viên thoải mái chia sẻ ý kiến một cách thẳng thắn và cởi mở, mang tính xây dựng.

- Có những ý tƣởng tốt nhƣng việc quan trọng là phải lựa chọn và hiện thực hóa các ý tƣởng khả thi. Ban lãnh đạo công ty cần dành một quỹ riêng (gọi là Quỹ Sáng tạo) để tiến hành đầu tƣ và tạo cơ hội thử nghiệm và phát triển các ý tƣởng đó.

* Nguồn lực thực hiện: Ban Văn hóa ELCOM chủ trì, phối hợp với các

Trƣởng/Phó bộ phận của tất cả các phịng ban trong cơng ty tổ chức thực hiện.

* Thời gian thực hiện giải pháp: Ban Văn hóa ELCOM và các bộ phận liên

quan cần thống nhất, lên kế hoạch và bắt tay vào thực hiện ngay.

+) Hiện tại, Câu lạc bộ Sáng tạo đã đƣợc đƣa vào hoạt động trở lại từ ngày 01/08/2016 với tên gọi mới “Mr & Mrs Ideas”. Tên gọi mới, hình thức hoạt động mới lạ và nhiều màu sắc hấp dẫn hơn, tính đến nay sau gần nửa tháng hoạt động, Mr

& Mrs Ideas đã tiếp nhận đƣợc gần 30 ý tƣởng sáng tạo và ý kiến đóng góp cải tiến nhằm tăng hiệu suất làm việc của cá nhân và bộ phận. Nhiều ý tƣởng có tính khả thi cao và có thể áp dụng ngay trong thực tế.

+) Cơng ty cũng đã thành lập ra Nhóm sáng tạo mang tính tiên phong về giải pháp và cơng nghệ, với tên gọi “Delta team”. Delta team gồm 5 thành viên, đƣợc đánh giá là những cá nhân xuất sắc về chuyên môn, và đặc biệt luôn dám “nghĩ khác, làm khác”. Nhiệm vụ của đội Delta team là tiên phong tìm hiểu và đề xuất cho Ban lãnh đạo công ty những công nghệ mới, những hƣớng đi mới trong sản phẩm và thị trƣờng, đồng thời cũng tham gia vào việc thẩm định tính khả thi của các ý tƣởng đƣợc gửi đến câu lạc bộ Sáng tạo Mr & Mrs Ideas.

* Đánh giá: Giải pháp này cần đƣợc thực hiện có tính hệ thống và lâu dài,

tránh tình trạng “đầu voi, đi chuột”. Nếu đƣa giải pháp này trở thành hoạt động truyền thống của ngƣời ELCOM, thì chắc chắn ELCOM sẽ hình thành đƣợc một mơi trƣờng văn hóa sáng tạo, một khơng gian sáng tạo mở để nhân viên đóng góp nhiều ý tƣởng mới, khả thi cho sự phát triển của công ty.

KẾT LUẬN

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vai trị của Văn hố doanh nghiệp ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp có vai trị tạo động lực làm việc cho các thành viên trong doanh nghiệp, thu hút và giữ chân nhân tài, góp phần quảng bá thƣơng hiệu sản phẩm, tạo nên năng lực và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp… Hay có thể nói, văn hố doanh nghiệp chính là tài sản vơ hình của doanh nghiệp.

Văn hố doanh nghiệp góp phần tạo nên văn hố xã hội, do đó văn hoá doanh nghiệp mạnh hay yếu sẽ ảnh hƣởng tới sự phát triển của doanh nghiệp cũng nhƣ của toàn xã hội.

Qua những nghiên cứu ở trên có thể thấy rằng, Văn hóa doanh nghiệp khơng phải là vấn đề dễ dàng có đƣợc trong thời gian ngắn mà đó là cả một quá trình hình

thành và phát triển để gây dựng nên. Thực tế cho thấy còn rất nhiều cán bộ nhân viên chƣa có nhận thức đúng đắn về Văn hóa doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp giảm đi sức mạnh nội tại của chính mình. Điều này địi hỏi lãnh đạo doanh nghiệp phải luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ nhân viên trong toàn doanh nghiệp về Văn hóa doanh nghiệp. Vì có hiểu đƣợc nó thì mới có thể góp phần xây dựng và phát triển Văn hóa của doanh nghiệp mình ngày một lớn mạnh hơn. Để tạo dựng và phát triển Văn hóa doanh nghiệp cần sự nhất trí đồng lịng của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp chứ không phải là trách nhiệm của riêng ai.

Môi trƣờng kinh doanh hiện nay ảnh hƣởng rất lớn đến từng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w