Sự cần thiết phải xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nợ xấu tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam tài chính ngân hàng (Trang 25 - 26)

1.3.1. Ảnh hƣởng của nợ xấu tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng

Nợ xấu tác động hầu hết tới các hoạt động của NHTM, thậm chí số dƣ nợ xấu lớn chứa đựng nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng.

- Trƣớc hết, nợ xấu làm giảm lợi nhuận của của ngân hàng. Lợi nhuận đƣợc hình thành từ những khoản thu của ngân hàng mà những khoản thu này chủ yếu thu từ lãi cho vay. Nếu những khoản cho vay khơng thu hồi đƣợc thì nợ xấu của ngân hàng sẽ càng cao. Khi đó, ngân hàng sẽ phải trích lập RPRR cho khoản vay đó tức làm tăng chi phí của ngân hàng đồng thời làm giảm lợi nhuận.

- Thứ hai, nợ xấu ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Các khoản vay của khách hàng khơng đƣợc thanh tốn đúng hạn hay khi chuyển sang q hạn thì việc thu nợ đã khơng đúng theo kế hoạch của ngân hàng gây ra thiết hụt so với dự tính ban đầu. Sự việc này chỉ trong một giới hạn nhất định song nếu vƣợt qua giới hạn cho phép thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

- Thứ ba, nợ xấu làm mất uy tín của ngân hàng. Những ảnh hƣởng của nợ xấu dẫn đến lợi nhuận giảm, khả năng thanh tốn giảm...nó có tác động sâu sắc đến tâm lý khách hàng. Điều này là rất nguy hiểm vì trong lĩnh vực ngân hàng uy tín là tuyệt đối quan tọng, nó quyết định sự sống còn, tồn tại và phát triển của ngân hàng.

- Thứ tƣ, nợ xấu có thể cản trở q trình hội nhập của các NHTM. Nợ xấu tác động trực tiếp tới khả năng tài chính của các NHTM khi phân tích đánh giá tình hình tài chính hoạt động ngân hàng. Đây là yếu tố bất lợi trong cạnh tranh, trong quá trình hội nhập và phát triển.

1.3.2. Xử lý nợ xấu là một quá trình tất yếu

Thế giới hiện này là thế giới của tồn cầu hố và hội nhập hoá, Việt Nam cũng khơng nằm ngồi quy luật này. Tháng 11/2006, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, sự kiện này đánh dấu một bƣớc ngoặt lớn của nền kinh tế Việt Nam khi bƣớc vào một sân chơi mới đồng thời cũng đặt ra nhiều cơ hội và thách thức. Cải cách khu vực NHTM là một trong những chủ trƣơng cải cách hàng đầu mà Chính phủ ln theo đuổi với mục tiêu từng bƣớc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Bởi vậy, vấn đề nợ xấu trong các NHTM là một thách thức lớn trên con đƣờng hội nhập. Xử lý đƣợc vấn đề này, năng lực cạnh tranh của các NHTM mới đƣợc cải thiện. Đặc biệt kể từ sau năm 2010, các hạn chế và sự phân biệt giữa ngân hàng trong nƣớc và ngồi nƣớc bị xố bỏ, chấm dứt sự bảo hộ của nhà nƣớc do đó giải quyết những tồn tại, hạn chế trong hệ thống NHTM là rất cần thiết đặc biệt là vấn đề xử lý nợ xấu cần đƣợc quan tâm, chú ý hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nợ xấu tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam tài chính ngân hàng (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w