Dấu hiệu nhận biết và phƣơng thức xử lý các khoản nợ xấu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nợ xấu tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam tài chính ngân hàng (Trang 26 - 29)

1.4.1. Dấu hiệu nhận biết nợ xấu

Nợ xấu làm giảm doanh thu của ngân hàng đồng thời làm giảm hình ảnh cũng nhƣ uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, tác dộng tiêu cực đối với hoạt động của cả hệ thống. Việc kịp thời phát hiện ngăn ngừa nợ xấu là một trong những nội dung quan trọng trong các hoạt động của một NHTM nhất là trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, cơng tác về giám sát nợ xấu, đặc biệt là phát hiệm sớm những dấu hiệu của nợ xấu trở nên rất cần thiết, quan trọng để các NHTM kịp thời có biện pháp ứng phó, giảm thiểu nợ xấu cũng nhƣ tác hại của nợ xấu đối với hoạt động của ngân hàng.

1.4.1.1. Nhóm các dấu hiệu phát sinh từ phía ngân hàng

Nếu là rủi ro do ngân hàng gây ra thì có thể nhận thấy thông qua một số các dấu hiệu nhƣ sau:

- Đánh giá khơng chính xác về tiềm năng cũng nhƣ khó khăn của khách hàng trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh

của khách hàng về việc phải duy trì một khoản tiền lớn hoặc các lợi ích do khách hàng đem lại từ khoản tín dụng đƣợc cấp.

- Khơng xác định rõ kế hoạch hồn trả đối với từng khoản vay

- Do cạnh tranh có thể cấp tín dụng cho khách hàng để họ khơng chạy sang ngân hàng khác dù biết khoản vay có thể dẫn đến rủi ro

- Hồ sơ tín dụng khơng đầy đủ, việc thu thập thơng tin đến thẩm định khách hàng không đƣợc tn thủ theo đúng quy trình tín dụng. Khâu theo dõi khoản vay đến cả quá trình trƣớc, trong và sau khi cho vay cũng tiềm ẩn những yếu tố gây ra nợ xấu.

1.4.1.2. Nhóm các dấu hiệu phát sinh từ phía khách hàng

Rủi ro có thể phát sinh từ phía ngân hàng nhƣng cũng có thể bắt nguồn từ phía khách hàng. Dấu hiệu phát sinh từ phía khách hàng bao gồm hai nhóm chính:

- Thứ nhất là có những biểu hiện khơng bình thƣờng trong mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng nhƣ:

+ Khách hàng gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà khơng có sự giải thích rõ ràng, minh bạch, thuyết phục.

+ Doanh nghiệp cố trì hỗn gửi các báo cáo tài chính theo u cầu hoặc khơng có báo cáo về sự lƣu chuyển tiền tệ mà khơng có sự giải thích minh bạch, thuyết phục.

+ Khách hàng có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định vi phạm pháp luật trong q trình quan hệ tín dụng.

+ Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu các căn cứ thuyết phục mang tính khách quan về việc gia hạn hay điều chỉnh kỳ hạn nợ.

+ Xuất hiện nợ q hạn do khách hàng khơng có khả năng hồn trả hoặc khách hàng khơng muốn trả hoặc do việc thu hồi công nợ của khách hàng chậm hơn dự tính.

+ Mức độ vay thƣờng xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vƣợt quá nhu cầu dự kiến

+ Tài sản đảm bảo (TSĐB) không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản bị giảm sút so với định giá khi cho vay. Có dấu hiệu tài sản đã cho ngƣời khác thuê, bán, trao đổi hoặc đã biến mất khơng cịn tồn tại.

+ Chấp nhận sử dụng các nguồn vốn vay với giá cao và với mọi điều kiện.

- Thứ hai là xuất hiện các dấu hiện bất thƣờng liên quan tới phƣơng pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của khách hàng nhƣ:

+ Hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng bị gián đoạn, ngừng trệ.

+ Tình hình tài chính có vấn đề nhƣ mất cân đối về mặt thu chi tài chính, lỗ trong các kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh...

+ Thay đổi thƣờng xuyên tổ chức của ban điều hành. Xuất hiện mâu thuẫn trong quản trị điều hành, tranh chấp trong quá trình quản lý.

+ Khách hàng có nợ xấu tại các TCTD khác...

1.4.2. Phƣơng thức ngân hàng xử lý các khoản nợ xấu phát sinh

Các khó khăn nảy sinh cùng với khoản cho vay khác nhau đáng kể về cƣờng độ và trƣờng độ. Một số cho thấy có những khó khăn nhỏ từ lúc bắt đầu cho vay, một số khó khăn có thể phát hiện chậm hơn và một số có thể đột ngột phát sinh mà khơng hề có dấu hiệu báo trƣớc. Trong thực tế, một số khoản vay đƣợc ngân hàng xếp vào loại nghiêm trọng những chúng có thể phục hồi đƣợc. Ngƣợc lại, một số trƣờng hợp khoản vay tƣởng chừng nhƣ dễ dàng thu hồi đƣợc lại có thể phát triển thành các thiệt hại lớn. Trong xử lý các khoản nợ xấu, các NHTM thƣờng có hai lựa chọn khai thác hoặc thanh lý và trong mỗi sự lựa chọn có những cách làm khác nhau.

- Khai thác là một quá trình làm việc với ngƣời vay cho đến khi khoản cho vay đƣợc trả một phần hay tồn bộ và khơng dựa vào các công cụ pháp lý để ép buộc thu hồi nợ.

- Thanh lý là ép ngƣời vay tuân theo các điều khoản của hợp đồng cho vay, áp dụng và thực hiện tất cả các biện pháp pháp lý để đạt mục tiêu.

tín dụng là một nghệ thuật hơn là một khoa học và khó nói đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định của ngân hàng đến mức nào trong việc xử lý các khoản nợ vay này. Cụ thể:

- Trƣờng hợp ngân hàng lựa chọn phƣơng pháp khai thác: Ngƣời vay đƣợc phép tự khắc phục các khó khăn tài chính và hồn trả các khoản nợ cho ngân hàng càng nhanh càng tốt. Theo đó, ngân hàng sẽ áp dụng các tình huống đặc biệt nhƣ: ngân hàng sẽ có lời khuyên nhằm tác động đến khả năng tạo ra và thu hồi lợi tức của ngƣời vay; gia hạn hoặc điều chỉnh hợp đồng cho vay để giảm bớt quy mơ hồn trả; cấp phát thêm vốn nhằm tạo cho ngƣời vay có cơ hội tiếp tục kinh doanh để trả nợ cho ngân hàng; ngân hàng nắm phần chủ động trong hoạt động kinh doanh hay thậm chí đảm nhận việc kinh doanh và điều hành doanh nghiệp cho đến khi đảm bảo rằng khoản nợ vay đã đƣợc hoàn trả.

- Trƣờng hợp ngân hàng lựa chọn phƣơng pháp thanh lý: Nếu ngân hàng thấy rõ là việc tổ chức khai thác khơng tiện lợi thì sự thanh lý đƣợc coi là biện pháp tối ƣu để xử lý các khoản nợ vay này. Thƣờng thì các NHTM khơng muốn chọn phƣơng pháp này vì đây là cách cuối cùng và đôi khi thủ tục pháp lý rƣờm rà gây tốn thời gian, công sức và tiền của. Nếu khoản nợ vay đƣợc đảm bảo có thể trong một giai đoạn nào đó vật thế chấp sẽ mất giá đáng kể do ngƣời vay sử dụng sai mục đích. Hơn nữa, khi tài sản thế chất đƣợc bán với giá tịch biên, nó thƣờng khơng đem lại mức đƣợc gọi là giá thị trƣờng hợp lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nợ xấu tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam tài chính ngân hàng (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w