Nhóm giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nợ xấu tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam tài chính ngân hàng (Trang 102 - 105)

3.2. Một số giải pháp nhằm xử lý và hạn chế nợ xấu

3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh

3.2.2.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động chính sách tín dụng

Tín dụng vẫn là hoạt động chính của Vietcombank. Nâng cao chất lƣợng tín dụng khơng chỉ có ý nghĩa tăng thu nhập, giảm nợ khó địi đối với ngân hàng mà quan trọng hơn là đảm bảo vốn ngân hàng đầu tƣ đúng hƣớng, có hiệu quả góp phần tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Quá trình mở rộng và tăng trƣởng tín dụng phải gắn liền với hiệu quả tín dụng. Vì vậy, cần chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bằng một số biện pháp sau:

- Thứ nhất, hồn thiện quy trình nghiệp vụ, tăng cƣờng năng lực thẩm định,

quản lý hoạt động kinh doanh tín dụng bằng cách: Rà sốt lại qui trình nghiệp vụ tín dụng từ khâu tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng cho đến khi hoàn tất hồ sơ. Ngoài ra, cần xây dựng một đội ngũ cán bộ ngân hàng tinh thông về nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Từng bƣớc chuẩn hoá cán bộ ngân hàng, chú trọng đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhất là cán bộ tín dụng.

- Thứ hai, gấp rút xử lý nợ xấu để cải thiện tình hình tài chính, nâng cao tính

an tồn, hiệu quả hoạt động tín dụng. Muốn vậy, ngân hàng phải thực hiện chặt chẽ quy trình cho vay, chấn chỉnh và thƣờng xuyên kiểm tra, xử lý kịp thời rủi ro tín dụng, thực hiện các nghiệp vụ phái sinh phòng ngừa rủi ro hữu hiệu và có giải pháp xử lý rủi ro thích hợp. Song song với việc phân loại nợ, cần nhanh chóng phối hợp với các cơng ty mua bán nợ của các ngân hàng và công ty mua bán nợ của Bộ Tài chính để nhanh chóng làm sạch bảng cân đối. Đây là biện pháp mà các NHTM Trung Quốc đã thực hiện và đạt đƣợc kết quả.

- Thứ ba, đa dạng hoá hoạt động cho vay đối với các thành phần kinh tế:

nhằm phân tán rủi ro nhƣ lãi suất cho vay hợp lý; hạn mức cho vay hợp lý; mở rộng phạm vi địa bàn cho vay.

3.2.2.2. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp và đạo đức ngành ngân hàng

Trong hoạt động của mình, các ngân hàng đều gặp vấn đề về quản trị và vấn đề quan trọng nhất và khó kiểm sốt nhất là chun mơn và đạo đức của ngƣời làm ngân hàng. Tại Việt Nam, đến thời điểm này có chuyên gia đã nhận định rằng: “Sự an toàn của hệ thống hiện nay nằm ở phạm trù đạo đức nhiều hơn là chuyên môn”. Mặc dù, rủi ro đạo đức “dễ hiểu” hơn là rủi ro chuyên môn, nhƣng các nhà quản trị ngân hàng đều nhận định trong các loại rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt thì rủi ro tác nghiệp là khó quản trị nhất vì nó liên quan đến đạo đức của cán bộ ngân hàng.

Có thể nói năm 2012 là năm của “rủi ro đạo đức” trong ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam khi mà có tới hàng trăm vụ liên quan đến loại rủi ro này gây tổn thất cho hệ thống khoảng 50.000 tỷ đồng. Rủi ro đạo đức đƣợc ví nhƣ là “bệnh ung thƣ” của ngân hàng và đang đƣợc coi là một trong các vấn đề lớn của hệ thống ngân hàng cần đƣợc giải quyết triệt để cùng với các vấn đề nhƣ nợ xấu, tăng trƣởng tín dụng bền vững và hiệu quả, sở hữu chéo, tăng lợi nhuận…

Giải pháp đƣa ra nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh đối với Vietcombank trong giai đoạn hiện tới là:

- Vấn đề con ngƣời: Ngân hàng là lĩnh vực đòi hỏi sự minh bạch và chuyên nghiệp cao. Do đó Vietcombank cần chú trọng vào cơng tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cao – giáo dục về đạo đức nghề nghiệp - vì nguồn lực yếu kém không những ảnh hƣởng đến hiệu quả, mục tiêu kinh doanh của ngân hàng mà còn tiềm ẩn rủi ro đạo đức rất lớn.

Ngân hàng cần giáo dục “ý thức tập thể” cho cán bộ của mình, thấy rõ việc họ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng nhƣ thế nào đến hoạt động của ngân hàng để họ xác định đƣợc ý thức làm việc vì “lợi ích của ngân hàng” là trên hết thay vì “lợi ích cá nhân”. Những vụ việc đã xảy ra trong thực tế cho thấy, cán bộ ngân hàng phải ln có ý thức bảo vệ tài sản của ngân hàng nhƣ tài sản của mình, khơng vì “lợi ích cá nhân” mà quyết định cho một khách hàng không đủ điều kiện vay vốn hoặc thấy khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, tình hình tài chính có vấn đề khơng trả đƣợc nợ vay nhƣng vì sợ hậu quả nên vội vàng bỏ ngân hàng đi tìm việc ở một ngân hàng khác.

Trong quá trình sử dụng, ngân hàng có chế độ đãi ngộ thoả đáng thơng qua việc đánh giá chính xác giá trị khác biệt của cán bộ ngân hàng và kết quả phấn đấu để từ đó giúp họ có động lực để phát huy hết tiềm năng của mình.

- Xây dựng văn hố doanh nghiệp, thiết lập một hệ thống kiểm soát đặc biệt về các hành vi trong hoạt động của ngân hàng và để cho hệ thống này hoạt động một cách hiệu quả thực sự tránh tình trạng đƣa ra hệ thống kiểm sốt cho có nhƣ hiện nay.

Hoạt động của các ngân hàng hiện đại đang phải đối mặt với rủi ro đạo đức. Rủi ro đạo đức là điểu không tránh khỏi. Nhƣng vấn đề làm sao để quản trị đƣợc và giảm thiểu loại rủi ro này? Hơn bao giờ hết, Vietcombank phải giáo dục đạo đức nghề nghiệp và coi đó nhƣ một nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình tái cơ cấu, tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của ngân hàng.

3.2.2.3. Phát triển quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro theo thông lệ tốt nhất trên thế giới

Vietcombank đã rất chú trọng để đạt đƣợc các tiêu chuẩn tốt nhất về quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro. Ban điều hành của Vietcombank tin rằng quản trị rủi ro thận trọng là tối quan trọng để đảm bảo lành mạnh tài chính cho ngân hàng và bảo vệ lợi ích của ngƣời gửi tiền, các chủ nợ và cổ đông. Cụ thể, Vietcombank đã luôn là ngân hàng đi đầu trong việc áp dụng các nguyên tắc quản lý rủi ro chặt chẽ và tiến gần hơn tới các tiêu chuẩn quốc tế so với nhiều tổ chức tài chính khác tại Việt Nam. Mục tiêu của Vietcombank là củng cố hệ thống kiểm soát rủi ro và trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam tuân thủ Basel II vào năm 2018. Ban điều hành đã thực hiện các bƣớc chuẩn bị đầu tiên cho qua trình này bằng cách thuê Ernst & Young tƣ vấn, và xin chấp thuận của NHNN để áp dụng phƣơng pháp phân loại nợ định tính theo Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN từ năm 2010. Hầu hết các tổ chức tín dụng khác tại Việt Nam vẫn đang áp dụng Điều 6, phƣơng pháp định lƣợng để phân loại nợ. Áp dụng phƣơng pháp định tính nghĩa là Vietcombank đã xây dựng hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ, theo đó cả hai yếu tố tài chính và phi tài chính đều đƣợc đánh giá và xếp hạng. Mỗi khách hàng đƣợc

đánh giá điểm tín dụng, dƣ nợ của họ đƣợc phân loại và theo đó các khoản dự phịng đƣợc trích lập tƣơng ứng. Ngân hàng cập nhật dữ liệu khách hàng hàng quý để đánh giá chất lƣợng tín dụng một cách kịp thời.

Sau thành cơng ban đầu của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, Vietcombank đã đƣa ra nhiều dự án từ năm 2012 để chuẩn bị cho việc áp dụng Basel II, ví dụ nhƣ: xây dựng mơ hình PD và LGD tính xác suất vỡ nợ tại một số chi nhánh; dự án “Business Modelling”: xây dựng báo cáo ngành, mơ hình dự báo doanh nghiệp để chuẩn hóa phân tích rủi ro ngành, lƣợng hóa và chuẩn hóa việc xác định giới hạn tín dụng với khách hàng; áp dụng phƣơng pháp VAR trong việc đo lƣờng rủi ro tỷ giá, thử nghiệm tính biến động thu nhập lãi thuần theo các kịch bản lãi suất thay đổi theo phƣơng pháp Repricing Gap; triển khai dự án “Nâng cao năng lực quản lý rủi ro hoạt động cho Vietcombank”.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nợ xấu tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam tài chính ngân hàng (Trang 102 - 105)

w