1.4.2.1. Điều kiện kinh tế
Sự ổn định của môi trƣờng kinh tế là một nhân tố quan trọng đối với
chất lƣợng cho vay. Một môi trƣờng kinh tế ổn định luôn là điều kiện thuận
lợi cho hoạt động của cả khách hàng lẫn ngân hàng, giúp nâng cao chất lƣợng
cho vay. Ngƣợc lại, nếu môi trƣờng kinh tế bất ổn với lạm phát và thất nghiệp
tăng cao thì khách hàng sẽ làm ăn khó khăn và khả năng thu hồi vốn của ngân
hàng cũng bị giảm sút. Ngoài ra, những bất ổn về tỷ giá cũng có thể làm giảm
chất lƣợng cho vay do nhiều khách hàng vay vốn bằng ngoại tệ có thể chịu
thua lỗ và khơng có khả năng trả nợ ngân hàng.
Ngoài ra, sự phân bổ và quy hoạch đầu tƣ của Chính phủ đối với các
ngành cũng ảnh hƣởng tới chất lƣợng cho vay. Sự phân bổ vốn đầu tƣ và quy
hoạch hợp lý về phát triển của các ngành sẽ tạo thuận lợi cho các khách hàng
hoạt động và tăng khả năng trả nợ của họ. Ngƣợc lại, cạnh tranh và tự phát,
hồn tồn khơng đi kèm với sự quy hoạch hợp lý, hợp tác, phân công lao
động, chun mơn hố lao động sẽ dẫn đến sự gia tăng quá đáng vốn đầu tƣ
vào một số ngành, dẫn đến khủng hoảng thừa, lãng phí tài nguyên quốc gia.
Điều này tác động xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng
cũng nhƣ khả năng trả nợ của họ.
1.4.2.2. Điều kiện chính trị
Mơi trƣờng chính trị có tác động vơ cùng lớn đối với hoạt động kinh
doanh ngân hàng. Tính ổn định về chính trị trong nƣớc sẽ là một trong những
nhân tố thuận lợi cho các khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Nếu
xảy ra các diễn biến gây bất ổn chính trị nhƣ: chiến tranh, xung đột đảng phái,
bạo động, bãi cơng,.. có thể dẫn đến những thiệt hại cho khách hàng và cho cả
nền kinh tế. Và nhƣ vậy, khả năng trả nợ của khách hàng cho ngân hàng sẽ
khó đƣợc hồn trả đầy đủ và đúng hạn. Điều này ảnh hƣởng xấu đến chất
lƣợng cho vay.
1.4.2.3. Môi trường pháp lý
Một mơi trƣờng pháp lý chƣa hồn chỉnh, thiếu tính đồng bộ, thống
nhất giữa các luật, văn bản dƣới luật sẽ khiến cho khách hàng và ngân hàng
gặp phải những khó khăn, thiếu đi tính linh hoạt cần thiết và dễ gặp rủi ro.
Một hệ thống pháp lý đầy đủ, đồng bộ và ổn định sẽ giúp các ngân hàng
cũng nhƣ các khách hàng dễ dàng hơn trong việc xây dựng kế hoạch kinh
doanh của mình, góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng hoạt động tín
dụng. Do đó, xây dựng mơi trƣờng pháp lý lành mạnh sẽ tạo thuận lợi trong
việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các khách hàng trong đó có các ngân
hàng thƣơng mại.
1.4.2.4. Mơi trường cạnh tranh
Có thể nói đây là yếu tố tác động mạnh mẽ đến chất lƣợng hoạt động
cho vay nói riêng và hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng thƣơng mại.
Tác động đó diễn ra theo hai chiều hƣớng: thứ nhất, để chiếm ƣu thế trong
cạnh tranh, ngân hàng luôn phải quan tâm tới việc thúc đẩy hoạt động cho vay
bằng các biện pháp nhƣ cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lƣợng dịch vụ,..
Hƣớng tác động này đã tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng hoạt động cho vay.
Tuy nhiên, ở hƣớng thứ hai, dƣới áp lực của cạnh tranh gay gắt các ngân hàng
có thể bỏ qua những điều kiện tín dụng cần thiết khiến cho độ rủi ro tăng lên,
làm giảm chất lƣợng cho vay.
1.4.2.5. Điều kiện tự nhiên
Các yếu tố rủi ro do thiên nhiên gây ra nhƣ lũ lụt, hoả hoạn, động đất,
dịch bệnh,… có thể gây ra những thiệt hại không lƣờng trƣớc đƣợc cho khách
hàng và ngân hàng. Mặc dù những rủi ro này là khó dự đốn và có ảnh hƣởng
lớn nhƣng bù lại nó chiếm tỷ lệ khơng lớn, mặt khác ngân hàng thƣờng đƣợc
chia sẻ thiệt hại với các công ty bảo hiểm hoặc đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ.