4.3 .Kiến nghị
4.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
TTQT là nghiệp vụ liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau, vì vậy mọi chính sách tác động đến một lĩnh vực nào đó cũng có thể ảnh hƣởng gián tiếp đến công tác TTQT. Xuất phát từ đặc điểm trên, các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lƣợng TTQT địi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành liên quan cũng nhƣ các cơ quan quản lý vĩ mô, đặc biết là Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý đối với hoạt động TTQT
NNHN ban hành một số văn bản pháp quy phù hợp thông lệ quốc tế và đặc điểm mơi trƣờng kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam làm cơ sở điều chỉnh hoạt động thanh tốn quốc tế. Hoạt động TTQT có liên quan đến mối quan hệ quốc nội cũng nhƣ quốc tế, liên quan đến luật pháp các quốc gia tham gia vào hoạt động này
và thơng lệ quốc tế. Vì vậy, cần có các văn bản quy định về giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu làm cơ sở pháp lý, quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm nghĩa vụ của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và các ngân hàng khi tham gia thanh toán quốc tế.Khung pháp lý rõ ràng, minh bạch và sự giám sát hợp lý của Ngân hàng Nhà nƣớc đối với hệ thống ngân hàng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao uy tín của ngân hàng thực hiện hoạt động TTQT.
Thứ hai, điều hành linh hoạt chính sách tỷ giá hối đối
Những biến động về tỷ giá hối đối có tác động đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Từ đó có ảnh hƣởng đến hoạt động TTQT tại ngân hàng thƣơng mại. Vì vậy, chỉ khi có một chính sách tỷ giá linh hoạt sẽ giúp các doanh nghiệp yên tâm thực hiện chiến lƣợc kinh doanh lâu dài về xuất nhập khẩu. Xem xét lại chính sách cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp, NHNN đã quy định và giới hạn đối tƣợng đƣợc phép vay USD, chỉ gồm những doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ hoặc doanh nghiệp đƣợc NHTM cam kết bán ngoại tệ. Hiện nay, chính sách này đã hạn chế tình trạng cho vay USD tràn lan nhƣng vẫn chƣa hẳn ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ khan hiếm USD khi đến kỳ trả nợ, do các doanh nghiệp có thể khơng bán hoặc bán không đủ số USD đã nhận nợ vay, hoặc các NHTM vẫn cho các doanh nghiệp chỉ nhập khẩu vay USD và cơ cấu lại đồng tiền nhận nợ khi đến hạn trả nợ. Đây cũng là cách để các NHTM có thể thực hiện mua bán theo tỷ giá vƣợt trần tại thời điểm trả nợ cho các doanh nghiệp khi tỷ giá có sự biến động mạnh. Do đó, NHNN cần giám sát chặt chẽ hơn các khoản vay USD của doanh nghiệp. Yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu chứng minh nguồn tiền xuất khẩu có đƣợc bằng chứng từ xuất trình tại NHTM khi muốn vay USD, hoặc khơng cho cơ cấu lại đồng tiền nhận nợ. Vì vậy, chính sách cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp cần đƣợc xem xét điều chỉnh nới lỏng hay siết chặt phù hợp với từng thời kỳ nhất định.
NHNN cần tiếp tục can thiệp hoạt động ngoại tệ một cách hiệu quả hơn thông qua chức năng ngƣời mua bán cuối cùng. Nếu thị trƣờng căng thẳng, ngoại tệ khan hiếm thì Ngân hàng Nhà nƣớc phải can thiệp bán ngoại tệ ra. Ngân hàng Nhà
nƣớc bán USD ra kéo giá xuống, bình ổn thị trƣờng trở lại. Ngƣợc lại, trong trƣờng hợp thị trƣờng có tình trạng dƣ thừa ngoại tệ, thì NHNN phải thực hiện chức năng mua vào trên thị trƣờng liên ngân hàng nhằm giảm bớt tình trạng ứ đọng ngoại tệ, gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu. Khuyến khích đa dạng hóa ngoại tệ trong việc thanh tốn hàng nhập khẩu. Xu hƣớng thanh toán các hợp đồng ngoại thƣơng cho nƣớc ngoài phần lớn bằng USD là điều dễ hiểu, khi mà USD là đồng tiền thanh tốn phổ biến, thơng dụng và mạnh nhất trên thế giới hiện nay. Mặt khác, khi doanh nghiệp có nhu cầu thanh tốn bằng ngoại tệ khác USD thì thơng thƣờng phải bỏ ra một chi phí lớn hơn là thanh tốn bằng USD do giá bán các ngoại tệ khác USD không bị NHNN khống chế trần. Do đó, NHNN cần có chính sách khuyến khích các bên tham gia thanh toán xuất, nhập khẩu bằng đa dạng các loại ngoại tệ khác có khả năng thanh tốn chuyển đổi. Thực hiện xây dựng một trung tâm mua - bán ngoại tệ khác USD trong nƣớc, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng thanh tốn ngoại tệ khác USD trong thanh toán quốc tế thơng qua việc hỗ trợ giá tốt nhất có thể cho doanh nghiệp.
Thứ ba, có chính sách Quản lý ngoại hối hợp lý
Nhà nƣớc cần xây dựng một cơ chế quản lý về rủi ro ngoại hối để tránh và hạn chế hậu quả xấu do sự biến động đột ngột của tỷ giá hối đoái ở Việt Nam cũng nhƣ khu vực và trên thế giới, cụ thể:
Gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia
NHNN cần tiếp tục thực hiện chính sách cung tiền kèm với mục tiêu tăng quỹ dự trữ ngoại hối của quốc gia, phối hợp với Bộ Tài chính trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu dầu thô- mặt hàng xuất khẩu chiến lƣợc của quốc gia, tăng cƣờng các biện pháp kinh tế nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân bán ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng
Tính tốn, thiết lập quỹ dự trữ ngoại tệ hợp lý, cần thiết, có khả năng can thiệp thị trƣờng ngoại tệ khi có biến động tỷ giá trong nƣớc, đồng thời có kế hoạch quản lý chặt các nguồn ngoại tệ vào ra cũng nhƣ hoạt động mua bán ngoại tệ tại thị trƣờng tự do tránh hiện tƣợng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ tạo nên những cơn sốt giả tạo nhƣ trên thị trƣờng thời gian qua.
Thứ tƣ, áp dụng linh hoạt chính sách lãi suất linh hoạt và theo cơ chế thị trƣờng. Lãi suất cơ bản, tái chiết khấu và tái cấp vốn đƣợc điều chỉnh linh hoạt kết
hợp với nghiệp vụ thị trƣờng mở để giải quyết đồng thời hai bài tốn, bảo đảm nguồn vốn có giá cả hợp lý để doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, ngăn chặn nguy cơ tăng trƣởng nóng và kiểm soát đƣợc lạm phát.
Thứ năm, hoạt động thống kê, dự báo kịp thời các biến động kinh tế vĩ mơ nói chung và tiền tệ nói riêng nhằm giúp Chính phủ kịp thời điều chính hoặc ban hành chính sách kinh tế, tiền tệ phù hợp, hiệu quả.