2.2. Thực trạng nợxấu tại Vietcombank
2.2.2. Cơ cấu nợxấu củaVietcombank theo nhóm nợ
Nợ xấu trong các Ngân hàng được phân bổ thành 3 nhóm nợ, với mỗi Ngân hàng khác nhau cơ cấu của 3 nhóm nợ này cũng rất khác nhau và cơ cấu này cũng liên tục biến động. Dưới đây là cơ cấu 3 nhóm nợ của Vietcombank trong những năm gần đây:
Nguôn: Báo cáo thường niên Vietcombank
Biểu đồ 2.9: Cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ của Vietcombbank giai đoạn 2010-2013
Năm
2010 Năm2011 2012Năm
Năm 2013
■ Nợ nhóm 4 ■ Nợ nhóm 5
Ngn: Báo cáo thường niên Vietcombank
Trong giai đoạn 2010-2013, cơ cấu nợ xấu của Vietcombank có sự biến động khá lớn. Cụ thể, nợ nhóm 3 năm 2010 là 1,022 tỷ đồng, chiếm 20.42% du nợ xấu, thì đến năm 2011 là 1,258 tỷ đồng, tăng 29.54% so với năm 2010, và chiếm 23.09% du nợ xấu. Năm 2012, du nợ xấu nhóm 3 có cú tăng mạnh bất ngờ, tăng 148.49% so với năm 2011, đạt 3,126 tỷ đồng, và vuơn lên chiếm tỷ trọng 53.98% tổng du nợ xấu. Đến năm 2013, du nợ xấu nhóm 3 lại gi ảm khá mạnh, về mức 2,713 tỷ đồng, chỉ bằng 86.79% du nợ xấu nhóm 3 năm 2012, và chỉ chiếm 36.29% tổng du nợ xấu.
Nợ xấu nhóm 4 của Vietcombank trong giai đoạn 2010 đến 2013 lại có xu huớng tăng rất nhanh. Năm 2010, nợ xấu nhóm 4 của Vietcombank r ất thấp, mới chỉ ở mức 300 tỷ đồng, chiếm 5.99% tổng du nợ xấu, thì đến năm 2011, đã lên tới mức 653 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với năm 2010, và chiếm t ỷ trọng 15.34% tổng du nợ xấu. Năm 2012, nợ xấu nhóm 4 tiếp tục tăng mạnh 85.91% so với năm 2011, đạt con số 1,214 tỷ đồng, chiếm 20.96% tổng du nợ xấu. Năm 2013, nợ nhóm 4 chiếm 26.35% tổng du nợ xấu Vietcombank, với giá trị 1,970 tỷ đồng, tăng 62.27% so với năm 2012.
Ngân hàng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dư nợ xấu (tỷ đồng) Tỷ lệ nợ xấu(%) Dư nợ xấu (tỷ đồng) Tỷ lệ nợ xấu(%) Dư nợ xấu (tỷ đồng) Tỷ lệ nợ xấu(%) Dư nợ xấu (tỷ đồng) Tỷ lệ nợ xấu(%) Vietcombank 5,006 283 4,258 2,03 5,791 24 7,475 2.73
Như vậy, chỉ qua 4 năm, số nợ xấu nhóm 4 của Vietcombank đã tăng từ 300 tỷ đồng lên gần 2,000 tỷ đồng, tăng hơn 6 l ần.
Trái với xu hướng tăng mạnh của nợ nhóm 4, thì nợ nhóm 5 của Vietcombank từ năm 2010 đến 2012 giảm khá nhanh, nhưng tăng trở lại vào năm 2013. Năm 2010, nợ nhóm 5 là thành phần chủ yế u trong tổng dư nợ xấu của Vietcombank với tỷ trọng 73.57%, cơ cấu nợ xấu như vậy là rất nguy hiểm, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho Vietcombank. Đến năm 2011, tỷ trọng của nợ nhóm 5 giảm xuống chỉ còn 55.12% tổng dư nợ xấu, một phần do nợ nhóm 3 và nợ nhóm 4 tăng mạnh, một phần do dư nợ nhóm 5 giảm 36.27% so với năm 2010, về mức 2,347 tỷ đồng bằng những nỗ lực xử lý nợ xấu của Vietcombank. Đến năm 2012, nợ xấu nhóm 5 tiếp tục giảm 38.18% so với năm 2011 nhờ vào các biện pháp tích cực xử lý nợ của Vietcombank, đạt mức 1,451tỷ đồng vào cuối năm 2012, chỉ còn chiếm 25.06% tổng dư nợ xấu. Đà giảm c ủa nợ nhóm 5 từ năm 2010 đến năm 2012 khá mạnh, chỉ trong 3 năm, nợ nhóm 5 đã giảm 60.5%. Tuy nhiên, năm 2013 vừ a qua, nợ xấu nhóm 5 ở Vietcombank l ại có xu hướng tăng mạnh so với năm 2012. Ớ thời điểm cuối năm 2013, dư nợ xấu nhóm 5 tăng 92.42% (tăng gần gấp đôi) so với cuối năm 2012, và nâng tỷ lệ nợ nhóm 5 lên bằng 37.35% tổng dư nợ xấu. N ợ xấu nhóm 5 tăng mạnh đồng nghĩa với nguy cơ mất vố n tăng cao, Vietcombank cần chú ý theo dõi và có biện pháp kịp thời để đảm bảo an tồn cho lượng vốn của mình.
Nhìn chung, từ năm 2010 đến 2012, tình hình nợ xấu của Vietcombank khá tốt khi tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức an toàn, cơ cấu nợ xấu tốt lên với sự tăng lên về giá trị, tỷ trọng của nợ nhóm 3, nhóm 4, và sự gi ảm đi nhanh chóng vềgiá trị cũng như tỷ trọng của nợ nhóm 5. Tuy nhiên, với sự tăng nhanh và mạnh cả về giá trị và tỷ trọng của nợ nhóm 5 vào năm 2013 vừa qua lại là một dấu hiệu đáng chú ý. Trong bối cảnh kinh tế cịn suy thối, ngành Ngân hàng còn nhiều khó khăn, thì tình hình nợ xấu của Vietcombank có thể cịn nhiều diễn biến phức tạp, vì thế, công tác quản lý cần luôn được chú trọng.
Nhìn vào bảng số liệu trên còn cho thấy, dư nợ nhóm 2 của Vietcombank lớn hơn rất nhiều so với nợ nhóm 3. Đây không phải là điều gặp phải với riêng Vietcombank, mà hầu hết các Ngân hàng đều có tình trạng như vậy. Điều này l à do, các Ngân hàng không muốn chuyển nhóm nợ, vì sẽ ảnh hưởng đến uy tín và Ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng nhiều hơn, làm tăng chí phí, giảm lợi nhuận. Điều đó cũng cho thấy một thực trạng, các Ngân hàng tuy công bố công khai tỷ lệ nợ xấu c ủa mình, nhưng những con số đó cũng đã được làm đẹp.