3.3. Một số kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần có sự điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với
từng thời kỳ để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các NHTM cũng như các doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển.
Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu để ban hành quy định lới lỏng hơn
trong vấn đề xoá nợ, miễ n giảm lãi đối với các khoản nợ đã được xử lý dự phòng rủi ro tín dụng và đang được hạch toán ngoại bảng tại các NHTM. Hiện tại, quy định về điều kiện các Công ty được miễn giảm lãi và điều kiện xoá nợ quá chặt chẽ trong đó có điều kiện là khoản nợ đã được hạch toán ngoại bảng đủ 5 năm và đã có tuyên bố giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền. Trên thực tế, có nhữ ng khoản nợ đã được hạch toán ngoại bảng trên 5 năm, NHTM đã nhiều lần có công văn hỏi các cơ quan chức năng để xác định Cơng ty cịn tồn tại hay không nhưng không một cơ quan nào thấy có sự tồn tại c ủa doanh nghiệp nên không trả lời nhưng theo quy định hiện hành thì khơng thể trình xố nợ nên NHTM cứ phải “đắp chiếu” để đấy, khơng có hướng giải quyết. Ngoài ra, có những kho ản nợ đủ điều kiện xoá nợ, các NHTM đã trình lên Ngân hàng Nhà nước quá lâu để xin xoá nợ nhưng kết quả là cứ phải chờ đợi mà chưa có phản hồi. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước nên ban hành thời gian và quy trình cụ thể trong việc giải quyết hồ sơ xoá nợ, t ạo điều kiện cho ho ạt động của NHTM.
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát Ngân
77
nước cần xây dựng hệ thống thanh tra, giám sát Ngân hàng hiện đại và hiệu quả trên cơ sở đáp ứng tốt thực hiện phát triển nhanh chóng của hệ thống các TCTD Việt Nam, hướng đến áp dụng các nguyên tắc, chuẩn mực Quốc tế về thanh tra, giám sát hoạt động Ngân hàng. Một hệ thống thanh tra, giám sát Ngân hàng hiệu quả sẽ góp phần xác định chính xác tình hình nợ xấu, phát hiệ n những vi phạm liên quan tới ho ạt động tín dụng và tham mưu cho Ngân hàng Nhà nước những biện pháp xử lý kịp thời.
Thứ tư, Ngân hàng Nhà nước nên tăng tính chủ động trong ho ạt động của Trung
tâm thơng tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước (CIC).
Hoạt động của trung tâm thơng tin tín dụng CIC với mục đích để hỗ trợ các NHTM trong việc đánh giá khách hàng và nắm bắt thông tin về tình trạng khoản nợ của khách hàng ở các NHTM khác. Hiện nay, các NHTM khi đánh giá khách hàng có dựa vào một nguồn tin được hỏi từ Trung tâm thơng tin tín dụng CIC. Tuy nhiên, có một tồn tại là phương thức mà CIC lấy nguồn báo cáo tài chính để phân tích lại lấy từ chính NHTM trên cơ sở yêu cầu NHTM cung cấp miễn phí rồi phân tích bản báo cáo tài chính đó để lấy tin trả lời lại cho Ngân hàng. Như vậy, sẽ làm giảm tính khách quan trong vấn đề tìm hiểu về doanh nghiệp của NHTM. Trên thực tế, có nhiều nguồn mà CIC có thể khai thác thông tin về báo cáo tài chính của khách hàng như là cơ quan thuế. Bởi vì có như vậy, trên cơ cở các nguồn thông tin khác nhau sẽ đưa lại cái nhìn khách quan hơn, chính xác hơn về tình hình hoạt động thực tế c ủa doanh nghiệ p.
Thứ năm, Ngân hàng Nhà nước cần đảm bảo VAMC ho ạt động một cách minh
bạch, công khai, tránh gặp phải những yếu kém như các AMC ở Trung Quốc đã gặp phải. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện hoạt động mua bán nợ xấu của VAMC theo các nội dung:
- Công tác chuyển nhượng các khoản nợ xấu từ các TCTD cần phải được quy định rõ ràng với hành lang pháp lý thơng thống nhất để tạo điều kiện cho các giao dịch mua bán nợ xấu này diễn ra nhanh chóng. Để tăng cường hiệu quả của quá trình xử lý nợ xấu, c ần phải giám sát hợp nhất các Tổ chức tín dụng, tránh trườ ng hợp các TCTD bán các khoản nợ xấu cho các công ty AMC trực thuộc với m ức giá cao hơn mức giá hợp lý, nhằm giảm nợ xấu, làm đẹp tình hình tài chính. Một giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước có thể áp dụng là yêu cầu các TCTD tính toán hệ số an toàn vố n trên phương diện hợ p nhất bao gồm cả các AMC con của TCTD.
- Vềnguyên tắc mua nợ xấu, VAMC chỉ nên mua các khoản nợ xấu mà VAMC
có thể xử lý hiệu quả hơn là để các TCTD xử lý. Đối với các khoản nợ xấu mà các TCTD nhận thấy bản thân có khả năng tự xử lý tốt, thì có thể để các TCTD tự xử lý.
- Để đạt lợi thế kinh tế nhờ quy mô, VAMC nên chuyể n tất cả các khoản nợ có liênhệ với nhau (ví dụ, các khoản vay của cùng một khách hàng, một nhóm khách
hàng hoặc các khoản vay liên quan đến cùng một loại tài sản thế chấp) thành một nhóm và mua các khoản nợ này từ phía các TCTD.
- VAMC c ần xem xét bán các khoản nợ xấu đã mua cho các nhà đầu tư Quốc tế
vừa để xử lý nợ xấu, vừa thu hút được vốn đầu tư nước ngo ài.
Thứ sáu, theo kinh nghiệm của một số Quốc gia, thì việc áp dụng các chỉ tiêu an
tồn, các tiêu chí phân loại nợtheo thông lệ Quốc tế đã đem lại hiệu quả tốt, các Ngân hàng cần nhìn vào sự thật con số nợ xấu để có giải pháp phù hợp. Thông tư 02/2013/TT-NHNN mới được ban hành về phân loại và trích lập dự phòng rủi ro khá gần với thông lệ Quốc tế, nhưng hiện thông tư này đang được hoàn thi hành để các NHTM có thời gian thích nghi với thông tư này. Khi thông tư 02 đi vào thi hành, con số nợ xấu của Ngân hàng có thể tăng lên rất nhiều, nhưng nó sẽ phản ánh đúng hơn tình hình nợ xấu ở Việt Nam. Vì thế, việc đưa thơng tư 02 vào thực hiện là cần thiết.
Thứ sáu, Ngân hàng Nhà nước cần đẩy mạnh tái cơ cấu Ngành Ngân hàng, thực
hiện tốt “Đề án xử lý nợ xấu” mà Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt. Hiện nay, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, ngành Ngân hàng cũng rơi vào tình trạng khó khăn, rất nhiều Ngân hàng yếu kém bị đào thải. Vì thế, muố n tồn tại và phát triển, các Ngân hàng cần thực hiện tái cơ cấu, tiến hành hiện đại hóa. Ngân hàng Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích, thúc đẩy các Ngân hàng tiến hành tái cơ cấu, hiện đại hóa theo hướng phù hợp và khuyến khích các Ngân hàng thật sự mạnh mua lại những ngân hàng yếu kém.
Thứ bảy, Ngân hàng Nhà nước cần có các cơ chế chính sách tạo điều kiện cho thị
trường mua bán nợ được vận hành thơng thống, và cho phép bán nợ cho các nhà đầu tư nước ngoài, với mục tiêu xử lý nợ xấu, thu hút vốn đầu tư, nhưng vẫn phải đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư, các khách hàng có nợ xấu và đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính và nền kinh tế.
Thứ tám, NHNN cần có quy định cụ thể khuyến khích các NHTM sử dụng các mơ
hình để lượng hóa rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế. Việc này sẽ giúp NHTM có thể lượng hóa chính xác hơn rủi ro nợ xấu, đảm bảo hoạt động c ủa các NHTM Việt Nam chuyên nghiệp, an tồn hơn.
Thứ chín, Ngân hàng Nhà nước cần xem xét và tiến tới đưa các tiêu chuẩn Quốc tế
Basel về quản trị rủi ro và xử lý nợ xấu áp dụng với toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Như đã nghiên cứu các kinh nghiệm về quản lý nợ xấu của một số Quốc gia, việc áp dụng các tiêu chuẩn theo thông lệ Quốc tế đã đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý nợ xấu của các Quốc gia đó. Vì vậy, thiết nghĩ việc xem xét đưa các thông lệ Quốc tế đó vào áp dụng tại Việt Nam một cách phù hợp nhất định sẽ đem đến hiệu quả cao trong cơng tác quản lý nợ xấu.Vì thế, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu kỹ
79
lưỡng để đưa các tiêu chuẩn Quốc tế này áp dụng vào Việt Nam một cách phù hợp để đem lại hiệu quả cao nhất.