3.2. Giải pháp nâng cao khả năng quảnlý nợxấu tại Vietcombank
3.2.2. Giải pháp nâng cao khả năng xử lý xấu tại Vietcombank
3.2.2.1. Thực hiện thật tốt và quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu để xử lý tối đa các khoản nợ xấu đã phát sinh
Vietcombank c ần nâng cao tinh thần trách nhiệm c ủa các cán bộ làm việc trong bộ phận xử lý nợ xấu, tiếp t ục tiến hành các biện pháp cần thiết để xử lý nợ xấu, chọn ra những cán bộ có khả năng phù hợ p với việc xử lý nợ xấu của từng kho ản nợ. Ban lãnh đạo cần chỉ đạo quyết liệt trong công tác thu hồi nợ xấu, giám sát xát xao các hoạt động của khách hàng, đốc thúc khách hàng trả nợ. Bên cạnh đó, Vietcombank cần có khuyến khích về vật chất đối với những thành tựu, nỗ lực cụ thể trong việc xử lý nợ xấu khi những nỗ lực đó đưa lại kết quả trong thực tế.
3.2.2.2. Thực hiện hiệu quả hơn việc xử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nợ xấu và cơng tác xóa nợ xấu
Hiện t ại, công tác sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nợ xấu và công tác xoá nợ đối với những khoản nợ đủ điều kiệ n xoá nợ theo quy định còn rất chậm trễ. Nguyên nhân bắt nguồn từ nhiều lý do trong đó có lý do là sự phê duyệt chậm trễ của Hội sở chính Vietcombank và của Ngân hàng Nhà nuớc. Có những khoản nợ nội bảng đủ điều kiện dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý hoặc có những kho ản nợ ngoại bảng đủ điều kiện xoá nợ nhung khi trình lên Hội sở chính và Ngân hàng Nhà nước để trình xin xố nợ hoặc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu thì công tác phê duyệt lại quá chậm trễ. Việc này ảnh hưở ng lớn đến tiến động xử lý nợ xấu của Vietcombank. Vietcombank cần đẩy nhanh việc phê duyệt này.
3.2.2.3. Đẩy mạnh công tác bán nợ, đặc biệt đối với những khoản nợ đã được xử lý Dự phịng rủi ro tín dụng
Bằng vi ệc tham gia thị trường mua bán nợ, Vietcombank có thể mua bán nợ kể cả các khoản nợ còn trong nội bảng vớ i m ục đích muốn thay đổi có cấu danh m ục đầu tư cho phù hợp với tình hình thị trường. Ngoài ra, việc bán những kho ản nợ đã được xử lý dự phòng rủi ro là một biện pháp hữu hiệu để Vietcombank có thể thực hiệ n thu hồi được một phần c ủa các khoản nợ vốn đã được xử lý bằng quỹ dự phòng, làm giảm nợ xấu. Mặc dù việc bán nợ có nhiều khó khăn do thị trường mua bán nợ ở Việt Nam chưa thực sự phát triển, nhưng với sự xuất hiện của VAMC và nhiề u Công ty mua bán nợ và quản lý tài sản khác thì việc bán nợ là khả thi. Vì vậy, bán nợ cũng là một trong những gi ải pháp tốt giúp Vietcombank gi ải quyết các khoản nợ.
3.2.2.4. Thành lập công ty quản lý tài sản trực thuộc
Hiện nay tuy VAMC đã đi vào hoạt động, nhưng khả năng mua bán nợ xấu của VAMC cũng có giới hạn, và có rất nhiều NHTM khác cũng muốn bán nợ cho VAMC. Vì vậy, muốn xử lý nợ xấu hiệu quả và chủ động hơn, Vietcombank có thể thành lập công ty quản lý tài sản cho riêng mình, với mục tiêu trước mắt là giúp Vietcombank xử lý nợ xấu, sau đó có thể giúp các NHTM khác xử lý nợ xấu. Việc làm này đã được khá nhiều NHTM áp dụng, ví dụ như MB với công ty MBAMC. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, khi thành lập công ty quản lý tài sản, phải đảm bảo Công ty Quản lý tài sản được hình thành có định hướng và quyền lực rõ ràng. Nhiệm vụ, sứ mệ nh của AMC cần được phân định cụ thể. Quyền lực của AMC cần được giao với nguồn ngân sách nhất định gắn với một thời hạn c ụ thể. Việc thành lập AMC cần phải được làm rõ rằng đây là các công ty quản lý tài sản chứ không phải là kho lưu giữ nợ xấu của Ngân hàng. Có nghĩa là sứ mệnh của các AMC không chỉ là làm trong sạch bảng cân đối của các NHTM, các tổ chức tài chính mà cịn phải tìm cách phục hồi giá trị của các tài sản này ở mức cao nhất có thể.
75