3.3. Một số kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
3.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ
Để hoạt động của NHTM được hiệu quả hơn và các giải pháp nêu trên phát huy tác dụng, c ần có sự hỗ trợ từ r ất lớ n từ Chính Phủ Việt Nam.
Thứ nhất, Chính phủ cần tạo lập được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp và Ngân hàng. Ngoài việc tạo hành lang pháp lý có tính thố ng nhất cao, Chính phủ cần có chính sách tài khóa, Chính sách khác phù hợp cho ho ạt động của doanh nghiệp và hệ thống Ngân hàng.
Thứ hai, cần có biện pháp hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, tháo
gỡ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước. Hiện nay, vấn đề thiếu vố n của các doanh nghiệp Nhà nước là vấn đề đang tồn tại. M ặt khác, Chính Phủ nên rà soát các doanh nghiệp để tìm ra các doanh nghiệp Nhà nước đang khó khăn trong hoạt động kinh doanh, từ đó có biện pháp giải quyết kịp thời, các biện pháp đưa ra như sát nhập, cơ chế mua bán doanh nghiệp... Bên cạnh đó, Chính phủ cần có chính sách tái cơ cấu đối với tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế, để các doanh nghiệp ho ạt động hiệu quả hơn, và nền kinh tế phát triển hơn.
Thứ ba, Chính Phủ nên rà sốt để hồn thiện cơ chế pháp lý trong việc xử lý tài sản
bảo đảm. Hiện nay, việc phát m ại tài sản bảo đảm vẫn cịn khá khó khăn, phức tạp và mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động c ủa Ngân hàng, vì vậy, Chính Phủ cần có những quy định cụ thể, tạo khuôn khổ pháp lý cho các Ngân hàng có thể chủ động phát mại tài sản và tự chịu trách nhiệm về hoạt động c ủa mình, nhất là các cơ chế về đấu giá, phát mại các tài sản bảo cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng quyền sở hữu đất, phát mại các tài sản thuộc sở hữu c ủa Doanh nghiệp Nhà nước.
Thứ tư, Chính phủ c ần thiết l ập hành lang pháp lý rõ ràng, vững chắc cho việc xử lý
nợ xấu. Chính phủ c ần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyề n hạn của từng bộ phận cơ quan nhà nước trong việc giúp các Ngân hàng xử lý nợ xấu. Đặc biệt, Chính Phủ cần giảm bớt các thủ tục pháp lý phức tạp, rườm rà, thúc đẩy thời gian xử lý tại tòa án cho Ngân hàng, có như vậy, Ngân hàng mới có thể thoải mái trong việc đưa các khoản nợ xấu ra tòa nhờ phán quyết.
Thứ năm, Chính phủ cần có các chính sách khuyến khích hình thành thị trường mua
bán nợ xấu, thiết lập hành lang pháp lý cũng như hỗ trợ thị trường này phát triển. Việc mua, bán nợ không chỉ giúp các Ngân hàng khơi thông nguồn vốn, làm sạch sổ sách, làm lành mạnh tình hình tài chính, mà cịn có thể giảm thiể u rủi ro và đem lại lãi cho Ngân hàng, vì thế, việc thành lập thị trường này là cần thiết. Tại Việt Nam hiện nay, có một số công ty mua bán nợ và quản lý tài sản như DATC, VAMC và một số công ty quản lý và khai thác tài sản do NHTM mở ra, nhưng hoạt động mua bán nợ vẫn còn
rất hạn chế, do những hành lang pháp lý cho thị trường này còn chưa hoàn thiện, các chủ thể tham gia vào thị trường còn e ngại với những r ủi ro có thể gặp phải, vì thế, việc c ấp thiết là Chính Phủ phải thiết l ập hành lang pháp lý, và có nhữ ng hỗ trợ cho thị trường này, tạo niềm tin cho các chủ thể tham gia vào thị trường. Bên cạnh đó, Chính phủ cần cho phép một số ngân hàng nước ngồi có tiểm lực tài chínhvững mạnh mua lại những nhà Ngân hàng yếu kém, như vậy, vừa thu hút được vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế, vừa tận dụng được nguồn vốn đó vào giải quyết nợ xấu.
Thứ sáu, Chính Phủ nên có các chính sách bắt buộc các doanh nghiệp (kể cả doanh
nghiệp chưa niêm yết) công khai hóa thơng tin. Việc này không những buộc doanh nghiệp phải hoạt động minh bạch mà cịn giúp cơng tác quản lý hiệu quả hơn. Nhờ đó các NHTM cũng có được nguồn thông tin để đảm bảo việc đo lường rủi ro tín dụng được chính xác .
Thứ bảy, Chính Phủ nên có chính sách khuyến khích thành lập các đơn vị xếp hạng
tín dụng độc lập làm cơ sở tham chiếu chung trong công tác đánh giá rủi ro khách hàng của các NHTM. Các công ty này cũng có thể thu thập và chào bán các kho dữ liệu cho các NHTM để các NHTM có thể lượng hóa rủi ro tín dụng một cách hiệu quả.