2.4. Đánh giá khả năng quảnlý nợxấu tại Vietcombank
2.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra
Qua những tồn tại trong công tác quản lý nợ xấu của Vietcombank, chúng ta có thể rút ra những kết luận sau:
- Vấn đề cơ chế chính sách và quy trình tín dụng là vấn đề quan trọng đối với công tác quản lý nợ xấu: Cơ chế chính sách và quy trình c ấp tín dụng đưa ra có phù hợ p với môi trường pháp lý, tình hình kinh tế, tình hình của Ngân hàng sẽ giúp việc cấp tín dụngđược thực hiện dễ dàng và góp phần ngăn chặn r ủi ro, ngăn chặn nợ xấu.
- Vấn đề nguồn l ực con người là một yếu tố rất quan trọng trong nghiệ p vụ tín dụng và trong vấn đề quản lý nợ xấu c ủa mỗi NHTM. Thẩm đị nh chất lượng tín dụng khơng tốt là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và làm phát sinh nợ xấu ngo ại trừ sự tác động của tình hình kinh tế diễn biế n xấu.
- Công tác kiểm tra giám sát tuân thủ trong ho ạt động tín dụng là cần thiết tại mỗi Chi nhánh của các NHTM. Công tác kiểm tra giám sát tuân thủ tốt là yếu tố quan trọng để hạn chế nợ xấu xảy r a.
- Công tác xử lý nợ xấu đòi hỏi phải quyết liệt và đúng phương pháp. Cụ thể các NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng cần giám sát xát xao tình hình của khách hàng, đặc biệt là những khách hàng có nợ xấu, đốc thúc khách hàng trả nợ khi có khả năng, tránh tạo ra khe hở để khách hàng chây ỳ.
Ket luận chương 2
Trên cơ sở lý luận ở chương 1, chương 2 đã đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề sau: Thứ nhất, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh chung c ủa Vietcombank giai đoạn 2010-2013.
Thứ hai, phân tích thực trạng nợ xấu của Vietcombank giai đoạn 2010-2013, so sánh với một số NHTM khác và lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu của Vietcombank như vậy.
Thứ ba, nghiên cứu thực trạng quản lý nợ xấu tại Vietcombank, từ đó thấy được những thành tựu, những hạn chế kèm theo nguyên nhân của những hạn chế đó, để rút ra bài học cho Vietcombank.
63
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NANG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI VIETCOMBANK