1.2. Mơ hình Camels trong phân tích hoạt động kinh doanh
1.2.1. Giới thiệu về mơ hình Camels
Hệ thống đánh giá CAMEL là hệ thống đánh giá tình trạng vững mạnh của các tổ chức Tài chính do Cục Quản lý các tổ hợp tín dụng Hoa Kỳ (National Credit Union Administration - NCUA) xây dựng, song khơng chỉ có Hoa Kỳ mà cịn có nhiều nước trên thế giới áp dụng. Sau khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, hệ thống đánh giá CAMEL được Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Nhóm Ngân hàng Thế giới khuyến nghị áp dụng ở các nước bị khủng hoảng như một trong các biện pháp để tái thiết khu vực tài chính. Các cơ quan giám sát Mỹ sử dụng hệ thống các chỉ tiêu CAMELS để đánh giá tình trạng tổng thể của Ngân hàng, phân loại khoảng 8000 ngân hàng của quốc gia này. Đánh giá này dựa trên báo cáo tài chính của các ngân hàng và kết quả thanh tra của các cơ quan quản lý như Cục Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve), Văn phịng Kiểm sốt Tiền tệ (The Office of the Comptroller of the Currency) và Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên Bang (Federal Deposit
Insurance Corporation). Mơ hình này chủ yếu dựa trên các yếu tố tài chính, thơng qua thang điểm để đưa ra kết quả xếp hạng các ngân hàng, từ đó cho nhà quản lý biết “tình hình sức khỏe của các ngân hàng”. Barretal (2002) chỉ ra rằng “Hệ thống xếp hạng CAMELS là công cụ hiệu quả và không thể thiếu với các các cá nhân tổ chức làm cơng tác điều tra giám sát”. Nó đảm bảo một ngân hàng đang ở trong trạng thái hoạt động tốt trên cơ sở xem xét các khía cạnh dựa trên các nguồn thơng tin như trạng thái tài chính, nguồn ngân quỹ, dữ liệu kinh tế vĩ mơ, ngân sách và dịng tiền. Tuy nhiên Hirtle and Lopez (1999) nhấn mạnh rằng hệ thống xếp hạng CAMELS của Ngân hàng có tính bảo mật cao và chỉ những nhà quản lí cao cấp mới được biết để phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh cũng như các bộ phận liên quan và sự đánh giá xếp hạng đó khơng bao giờ được cơng khai. Những đánh giá này không được công bố rộng rãi mà chỉ để cho các nhà quản lý hàng đầu của ngân hàng dự báo, cảnh báo nhóm các ngân hàng có nguy cơ, và có biện pháp phịng ngừa phá sản cho nhóm các ngân hàng này.
Tại Việt Nam, NHNN đã áp dụng hệ thống đánh giá theo tiêu chuẩn CAMELS đối với các NHTM trong thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa. Các quy định đánh giá giám sát NHTM được ban hành kèm theo Quyết định 06/2008/QĐ - NHNN và mới đây nhất là Thông tư 52/2018/TT- NHNN. Việc xếp hạng sẽ được sử dụng để đánh giá thực trạng của hệ thống ngân hàng cũng như góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra tại chỗ: Quá trình thanh tra sẽ được rút ngắn đáng kể về thời gian; Nội dung thanh tra sẽ chỉ tập trung vào những chỉ tiêu có vấn đề trong hệ thống xếp hạng theo tiêu chuẩn CAMELS.
Mơ hình này được dùng để xếp hạng cho từng ngân hàng dựa trên sự đánh giá của 6 thành phần chính về năng lực hoạt động của một ngân hàng: Mức độ an tồn Vốn (Capital Adequacy), Chất lượng tài sản có (Asset Quality), Năng lực quản lý (Management), Thu nhập (Earnings), thanh khoản (Liquidity) và Độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường (Sensitivity to Market risk).
Kết quả phân tích đánh giá sẽ giúp các nhà phân tích chia hệ thống TCTD theo thang điểm từ A đến E. Các ngân hàng với xếp hạng A (Tốt) hoặc B (Khá) được coi là tình hình tài chính tốt, ổn định, khả năng giám sát tài chính tốt trong khi các ngân hàng với các xếp hạng C (Trung bình), D (Yếu) hoặc E (Kém) có mức độ tài chính xấu, khơng ổn định và khả năng giám sát tài chính kém.