Cơ cấu tổng tài sản củaVietinBank giai đoạn 2016-2018

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh theo mô hình CAMELS tại NHTMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 582 (Trang 46 - 50)

Chứng khoán kinh doanh 1.895 0,20% 3.529 0,32% 3.250 0,28% Các cơng cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính 683 0,07% 529 0,05% 281 0,02% Cho vay khách hàng 655.08 9 69,06% 782.385 71,45% 851.921 73,17% Chứng khoán đầu tư 134.22

7 14,15% 128.393 11,72% 101.948 8,76% Góp vốn, đầu tư dài hạn 3.203 0,34% 3.114 0,28% 3.310 0,28%

TSCĐ 10.624 1,12% 11.437 1,04% 11.115 0,95% Tài sản có khác 29.689 3,13% 31.428 2,87% 31.721 2,72% Tổng tài sản 948.56 6 100,00 % 1.095.0 61 100,00 % 1.164.3 18 100,00 %

Nguồn BCTC VietinBank 2016-2018 và tính tốn của tác giả

Qua các số liệu tính tỷ trọng của từng khoản mục trong tổng tài sản trong giai đoạn 2016-2018, ta thấy khơng có nhiều sự biến động mạnh và tỉ lệ các chỉ tiêu gần như không thay đổi với tốc độ tăng trưởng ổn định. Từ 2016 đến 2018, tỷ trọng các tài sản sinh lời luôn chiếm trên 90% trên tổng tài sản; khoản mục cho vay khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm, ngược lại với tỷ trọng của góp vốn, đầu tư dài hạn. Cụ thể như sau:

Khoản mục tiền mặt, vàng bạc và đá quý: cho thấy một tỷ lệ duy trì thấp và tương đối ổn định (0,55% vào năm 2015 và năm 2016, sau đó tăng nhẹ lên 0,6% vào năm 2017). Đây là khoản mục khơng sinh lời hoặc tính sinh lời khá thấp, do đó nhiều nhà băng khơng có xu hướng giữ một lượng tiền mặt lớn trong quỹ, mà đem đi đầu tư chứng khốn hay góp vốn đầu tư nhằm sinh lợi nhuận. Tuy nhiên, thực tế thì ngân hàng nên có một mức tiền mặt nhất định trong tài khoản để kịp thời thanh tốn lãi vay, các chi phí, ngồi ra dự trữ thêm để xử lý trong những tình huống khẩn cấp, hạn chế tối đa rủi ro thanh khoản.

Khoản mục tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước: có tỷ trọng lớn hơn khoản mục tiền mặt nhưng không đáng kể, với tỷ lệ 1,42% năm 2016; 1,9% năm 2017, sau đó tăng nhẹ thêm 0,09% lên 1,99% vào năm 2018. Những con số này tương đối hợp lý do các ngân hàng thương mại gửi tiền tại Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo tỷ lệ dự

trữ bắt buộc theo quy định và một phần tiền gửi thanh toán nhằm thanh toán các giao dịch với Ngân hàng Nhà nước và các TCTD khác.

Khoản mục tiền gửi và cho vay các TCTD khác: chiếm 9,56% trên tổng tài sản vào năm 2016 sau đó dần tăng nhẹ lên 9,82% năm 2017 và 11,21% năm 2018. Cụ thể, khoản mục tiền, vàng gửi tại các TCTD khác tăng 31.998 tỷ đồng, trong khi lượng cho vay các TCTD là 3.437 tỷ đồng năm 2016, tăng mạnh lên 5.572 tỷ đồng năm 2017 sau đó lại giảm chỉ còn 4.095 tỷ đồng trong những tháng cuối của 2018. Tuy nhiên, theo thông tư 21/2012/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay, đi vay giữa các TCTD có hiệu lực từ tháng 9/2012, các TCTD chỉ được phép cho vay và vay lẫn nhau, không được gửi và nhận tiền gửi của nhau trừ khi tiền đó gửi để phục vụ mục đích thanh tốn.

Khoản mục cho vay khách hàng: luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản. Có thể thấy lượng dư nợ cho vay khách hàng tăng dần đều trong thời kỳ 2016-2018 (từ 655.089 tỷ đồng năm 2016, 782.385 tỷ đồng năm 2017 lên đến 851.921 tỷ đồng năm 2018). Xét về mặt tỷ trọng tương ứng là 69,06%; 71,45% và 73,17%. Đi cùng với dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế và sản xuất kinh doanh, VietinBank tiếp tục điều hành lãi suất chủ động, linh hoạt, bám sát định hướng chỉ đạo điều hành của Chính phủ và NHNN để xây dựng và triển khai các giải pháp của ngân hàng nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của doanh nghiệp và người dân; tập trung tín dụng cho những lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ.

Khoản mục các cơng cụ tài chính phái sinh và chứng khốn đầu tư: là hai khoản mục có xu hướng giảm rõ rệt trong thời kì này. Với chỉ tiêu các cơng cụ tài chính phái sinh, từ 683 tỷ đồng, tương ứng với 0,07% trong tỷ trọng tài sản năm 2016 đã giảm ba lần chỉ còn 281 tỷ đồng, tương đương 0,24%. Với chứng khoán đầu tư, tốc độ giảm chậm hơn (từ 14,15% giảm chỉ cịn 8,76%). Như vậy, có thể thấy đang có một sự dịch chuyển trong cơ cấu tổng tài sản của VietinBank nhằm ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng tín dụng.

2016 2017 2018

Nợ nhóm 3-5 6742 9.011 13.690

Tổng dư nợ 661.98

8 790.688 864.926

Tỷ lệ nợ xấu 1,02% 1,07% 1,58%

b. Các chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng

* Chỉ tiêu 1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2016 - 2018

30.00% 25.00% 20.00% 15.00% 10.00% 5.00ớ/o 0.00% -5.00% 27.13% 19.44% 18.85% 18.03% 89ớ%

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

■Vietinbank

■Vietcombank

BTechcombank

Biểu đồ cho ta thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng đang giảm tốc trong những năm gần đây ở cả ba ngân hàng, trong đó Vietcombank có mức độ tăng trưởng khá ổn định. Trong khi lượng giảm dư nợ tín dụng ở VietinBank và TechcomBank là khá lớn, tuy nhiên mức lợi nhuận của hai nhà băng này vẫn thuộc top trong số các NHTMCP. Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành, giảng viên Chính sách cơng từ Trường Đại học Fulbright Việt Nam, cho rằng việc giữ tăng trưởng tín dụng thấp là một trong các điểm tích cực nhất trong năm nay.

Riêng đối với VietinBank trong năm 2016, cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực, tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên khuyến khích đạt tốc độ tăng trưởng 22,4%, cao hơn tăng trưởng tín dụng chung tồn hệ thống. Trong đó dư nợ bán lẻ của

VietinBank duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ ở tất cả các khu vực với mức tăng 35% so với năm 2015, chiếm tỷ trọng 27% tổng dư nợ. Dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và FDI của VietinBank năm 2016 tăng lần lượt là 29% và 34% so với năm 2015.

Sang năm 2017, cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch tích cực nhằm thúc đẩy phát

triển hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, điều

chỉnh giảm lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND về mức tối đa 6,5%/năm đối với nhu

Có thể nói 2018 đã là năm thứ ba liên tiếp yêu cầu tăng vốn điều lệ của

VietinBank chưa được phê duyệt. Điều này gây khó khăn cho nhà băng trong việc mở rộng hoạt động và quy mơ, từ đó hạn chế sự tăng trưởng về lợi nhuận. Mặt khác, dư nợ đóng vai trị là nguồn chính, tạo cấu phần lớn cho lợi nhuận. Điều này phần nào thể hiện qua giải pháp mà ngân hàng đã thực hiện: điều chỉnh giảm quy mô kinh doanh trong quý IV năm 2018, riêng trong quý IV dư nợ cho vay nền kinh tế giảm 264.000 tỷ đồng. Để chuẩn bị cho triển khai phương án tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020, ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VietinBank cho biết ngay đầu năm 2019 VietinBank sẽ áp dụng các chuẩn mực Basel 2. Khi đó, hệ số an tồn vốn bị ảnh hưởng theo hướng giảm đi cùng với tăng trưởng tín dụng; các tiêu chuẩn phân loại nợ được nâng cao hơn, đẩy một bộ phận nợ chuyển nhóm, lượng nợ xấu tăng lên cùng chi phí trích lập dự phòng. Như vậy, việc chủ động hạn chế cho vay được coi như một bước chuẩn bị cho quá trình tái cơ cấu ngay trong năm 2018 của VietinBank.

* Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nợ xấu

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh theo mô hình CAMELS tại NHTMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 582 (Trang 46 - 50)