Mức độ nhạy cảm với thị trường

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh theo mô hình CAMELS tại NHTMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 582 (Trang 78 - 82)

2.1. Phân tích hoạt động kinh doanh theo mơ hình Camels tại Ngân hàng TMCP

2.1.6. Mức độ nhạy cảm với thị trường

Có thể nói phân tích sự nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro thị trường chính là phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất thị trường tới giá trị cổ phần hay vốn lợi nhuận của ngân hàng. Một số chỉ tiêu được sử dụng để đo lường mức độ nhạy cảm với thị trường:Bảng 2.20: Tỷ lệ tổng trạng thái ngoại tệ so với vốn tự có riêng lẻ từng quý

Khoản mục 2016 2017 2018

Tài sản nhạy cảm với lãi suất 958.735 1.105.94 8

1.180.29 5

NPT nhạy cảm với lãi suất 888.062 1.030.95

4 9 1.096.55

Khe hở lãi suất GAP 70.673 74.99

4

83.73 6

Vốn chủ sở hữu 60.307 63.76

5 6 67.45

Chêch lệch giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và NPT nhạy cảm lãi suất so với vốn chủ sở hữu

1,172 1,176 1,24

Như vậy tỉ lệ trạng thái ngoại tệ so với vốn tự có riêng lẻ bình qn có giá trị bằng 16,08%

19,57% + 28,20% + 7,12% + 9,42%

= ----------------------ʒ------------------------= 16,08% 4

Tổng trạng thái ngoại tệ trường của VietinBank có xu hướng tăng trong 2 quý đầu từ 28.261 tỷ đồng quý I lên 39.773 tỷ đồng quý II; tuy nhiên giảm mạnh chỉ còn 16.748 tỷ đồng quý III và hồi phục nhẹ lên 19.595 tỷ đồng quý IV. Tổng trạng thái ngoại tệ đoản cũng tăng mạnh vào quý II, giảm về 0 cuối quý III và tăng nhẹ 3330 tỷ đồng . Điều này cho thấy mức độ nhạy cảm với rủi ro tỷ giá khi tỷ giá thay đổi tại VietinBank được cải thiện giảm. Vào cuối quý IV năm 2018, tổng tài sản ngoại tệ lớn hơn NPT bằng ngoại tệ nên khi tỷ giá tăng làm phát sinh lãi ngoại hối; ngược lại, khi tỷ giá giảm làm phát sinh lỗ ngoại hối. Sự thay đổi trong hai khoản mục tổng trạng thái ngoại tệ dương và âm đã ảnh hưởng đến tỉ lệ trạng thái ngoại tệ so với vốn tự có riêng lẻ từng quý, tuy nhiên vẫn trong mức an tồn.

Như vậy, theo cách tính điểm xếp hạng ở thông tư 52/2018-TTNH, do chỉ tiêu tỷ lệ trạng thái ngoại tệ so với vốn tự có riêng lẻ bình qn có giá trị bằng 16,08% lớn hơn ngưỡng 2 = 15% và nhỏ hơn ngưỡng 3 = 20% nên chỉ tiêu định lượng đạt điểm 3/5, chỉ tiêu định tính đạt điểm 5/5.

*Chỉ tiêu chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nợ phải trả nhạy cảm lãi suất so với Vốn chủ sở hữu

Bảng 2.21: Chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nợ phải trả nhạy cảm lãi suất so với Vốn chủ sở hữu giai đoạn 2016 - 2018

Bảng 2.21 cho thấy khe hở lãi suất của ngân hàng trong giai đoạn 2016 - 2018 luôn dương. Lý do là tốc độ tăng tài sản nhạy cảm lãi suất cao hơn tốc độ tăng NPT nhạy cảm lãi suất, lúc này nếu lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất tăng. Neu như trong giai đoạn này lãi suất giảm thì rủi ro xảy ra, khi đó chênh lệch lãi suất giảm (chi phí lãi cao trong khi thu nhập lãi thấp), lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng.

Mặt khác, tốc độ tăng của Vốn chủ sở hữu qua các năm nhỏ hơn tốc độ tăng của khe hở lãi suất dẫn đến chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nợ phải trả nhạy cảm lãi suất so với Vốn chủ sở hữu giai đoạn 2016 - 2018 có xu hướng tăng (từ 1,172 năm 2016 lên 1,176 năm 2017 và tăng mạnh năm 2018: 1,24. Đặc biệt trong giai đoạn 2017 - 2018, khe hở lãi suất tăng gần gấp hai lần so với giai đoạn 2016 - 2017 dẫn đến tỷ lệ này tăng thêm 0,064, tuy nhiên vẫn đảm bảo mức an toàn theo quy định.

Trong những vừa qua công tác quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng tương đối tốt với phương pháp quản lý căn cứ vào cân đối vốn kinh doanh của Ngân hàng trong từng thời kỳ cũng như dự báo về diễn biến lãi suất trên thị trường và các thông tin khác để đưa ra quyết định huy động và đầu tư phù hợp:

S Đối với hoạt động huy động vốn, lãi suất huy động được xác định theo

nguyên tắc thị trường, lãi suất thay đổi theo nhu cầu, theo quy mô huy động và diễn biến lãi suất trên thị trường.

S Đối với hoạt động sử dụng vốn, Ngân hàng quy định mức lãi suất cho vay

trên nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí vốn và các chi phí quản lý; lãi suất cơ sở khi cho vay xác định căn cứ trên lãi suất huy động nguồn tài trợ.

Như vậy, theo cách tính điểm xếp hạng ở thơng tư 52/2018-TTNH, do chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nợ phải trả nhạy cảm lãi suất so với vốn chủ sở hữu có giá trị lớn hơn ngưỡng 2 và nhỏ hơn ngưỡng 3 nên chỉ tiêu định lượng đạt điểm 3/5, chỉ tiêu định tính đạt điểm 5/5.

Kết luận: Như vậy, theo cách tính điểm xếp hạng ở thơng tư 52/2018-TTNH, sau khi xác định mức điểm cho từng chỉ tiêu định tính và định lượng của các chỉ tiêu và nhân trọng số tương ứng, xác định được Tổ chức tín dụng xếp hạng B (Khá) nếu do tổng điểm = 4,25, mức xếp hạng nhỏ hơn 4,5 và lớn hơn hoặc bằng 3,5.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh theo mô hình CAMELS tại NHTMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 582 (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w