Năng lực quản trị

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh theo mô hình CAMELS tại NHTMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 582 (Trang 58 - 64)

2.1. Phân tích hoạt động kinh doanh theo mơ hình Camels tại Ngân hàng TMCP

2.1.3. Năng lực quản trị

a. Mơ hình tổ chức bộ máy quản trị

Hiện nay, Vietinbank là một trong những ngân hàng có hệ thống mạng lưới phát triển mạnh mẽ với 148 chi nhánh, 07 Công ty thành viên, 03 Đơn vị sự nghiệp, hơn 1.000 phòng giao dịch trên 63 tỉnh/thành phố trong cả nước. Với bộ máy quản trị có kết cấu chặt chẽ, ban lãnh đạo đã và đang cho thấy năng lực quản trị của mình từ những kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực ngân hàng, cùng tầm nhìn xa trơng rộng đưa VietinBank vươn xa khắp thế giới. Đặc biệt, VietinBank tự hào có hai cổ đơng chiến lược nước ngồi là Tổ chức Tài chính Quốc tế uy tín IFC và Ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, tầm cỡ hàng đầu thế giới Bank of Tokyo - Mitsubishi UFJ. Tính đến thời điểm hiện tại, VietinBank là ngân hàng có cơ cấu cổ đơng nước ngồi mạnh nhất Việt Nam, cụ thể:

V Ơng Hiroshi Yamaguchi - Thành viên HĐQT. Trước khi công tác tại VietinBank, ơng từng đảm nhiệm vị trí: Trưởng phịng nghiên cứu Ngành Cơng nghiệp Ngân hàng Tokyo - Mitsubishi UFJ tại Tokyo và Hong Kong,..

V Ông Yotaro Agari - Thành viên HĐQT. Trước khi công tác tại VietinBank, ông từng đảm nhiệm vị trí: Trưởng phịng Kế hoạch tồn cầu, Trưởng phịng chủ chốt Ngân hàng Tokyo - Mitsubishi UFJ...

Có thể nói, quan hệ vốn và hợp tác chiến lược mà VietinBank xây dựng với

hai định chế tài chính lớn và có uy tín trên thế giới đã khẳng định vị thế và uy tín của VietinBank trên thị trường tài chính Việt Nam và Quốc tế. Sau khi ký kết các thỏa thuận hợp tác đầu tư giữa hai bên, IFC và BTMU trở thành cổ đơng nước ngồi lớn với tỷ lệ nắm giữ lần lượt 10% và 20% vốn điều lệ củaVietinBank.

Sự tham gia của IFC với tư cách là một trong những cổ đơng tổ chức nước ngồi đầu tiên cùng sự cam kết dài hạn đã giúp VietinBank củng cố năng lực tài chính, nền tảng vốn tự có, tăng an tồn cho hoạt động của VietinBank. Bên cạnh đó, IFC cịn triển khai một số hoạt động hỗ trợikỳ thuật cho VietinBank trong các mảng quản trị rủi ro, quản trị doanh nghiệp, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và lĩnh vực tài trợlsử dụng năng lượng hiệu quả. Hoạt động này giúp VietinBank khai thác được nhiều nguồn lực quan trọng để nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro và phát triển sản phẩm, dịch vụ.

• Hiện là Phó bí thư Đảng ủy, Thành viên HDDQT kiêm Tổng Giám đốc VietinBank

V Ơng Trần Minh Bình - Tổng Giám đốc

• Cơng tác tại VietinBank từ năm 1999 và từng đảm nhiệm vị trí: Phó Tổng Giám đốc VietinBank, Chánh văn phịng NHNN Việt Nam

• Hiện là Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy khối Doanh nghiệp TW, Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc VietinBank.

V Ông Nguyễn Thế Huân - Trưởng ban Kiểm sốt

• Cơng tác tại VietinBank từ năm 1995 và từng đảm nhiệm vị trí: Phó Giám đốc VietinBank chi nhánh Bắc Giang; Phó phịng Kiểm tra kiểm sốt nội bộ, Phó phịng Kiểm tốn nội bộ VietinBank.

• Hiện là Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ, Trưởng Ban Kiểm sốt VietinBank.

b. Chính sách kiểm sốt nội bộ và quản trị rủi ro

Ban Lãnh đạo VietinBank ln xác định hệ thống kiểm sốt nội bộ (KSNB) hiệu quả là nền tảng cho hoạt động bền vững, lâu dài cho nhà băng. Một hệ thống KSNB tốt có thể giúp đảm bảo việc đạt được các mục tiêu và mục đích của VietinBank, duy trì việc báo cáo tình hình tài chính và quản trị đáng tin cậy; bên cạnh đó giúp đảm bảo việc tuân thủ các điều luật, các quy định cũng như tuân thủ các chính sách, kế hoạch, các quy tắc và thủ tục nội bộ, làm giảm rủi ro về những thua lỗ không mong đợi cũng như những ảnh hưởng đến danh tiếng. Với nhận thức trên, VietinBank luôn chú trọng nâng cao công tác quản trị rủi ro, đảm bảo thực hiện các quy định về kiểm soát, kiểm toán nội bộ theo đúng và đầy đủ tất cả các nội dung theo quy định tại Thông tư 44/2011/TT-NHNN.

V Về cơng tác KSNB: HĐQT đã thực hiện các nội dung:

• Phê duyệt và định kỳ xem xét, đánh giá lại chiến lược kinh doanh và các mục tiêu chính sách lớn của VietinBank, đảm bảo các rủi ro ảnh hưởng tới việc đạt được các chiến lược, mục tiêu và khẩu vị rủi ro được nhận diện, giám sát liên tục và kiểm sốt hiệu quả, kịp thời;

• Định kỳ hằng năm xem xét đánh giá lại hệ thống KSNB bao gồm: nhận diện, đo.lường, đánh.giá, ngăn.ngừa và quản lý rủi ro thông qua hoạt động của Ủy ban Quản lý rủi ro;

Khoản mục 2016 2017 2018

LNST 6.765 7.459 5.416

• Mơ hình ba vịng kiểm sốt về quản trị rủi ro đã được triển khai ứng dụng sâu

rộng bao gồm: Vòng 1 (Chi nhánh - Các đơn vị trực tiếp triển khai hoạt động kinh doanh); vòng 2 (các đơn vị thuộc Khối Quản lý rủi ro) và vịng 3 (Kiểm tốn nội bộ);

• Thay thế thành cơng hệ thống Core Banking, đáp ứng mục tiêu hiện đại hóa, tiêu chuẩn hóa, nâng cao năng suất lao động giảm thiểu rủi ro tác nghiệp, có năng lực quản trị mạnh, có hệ thống thơng tin nội bộ tin cậy, kịp thời nhằm phục vụ cho công tác quản trị, điều hành hiệu quả.

■S Về cơng tác KTNB:

• VietinBank tiếp tục triển khai mơ hình ba vịng kiểm sốt trong cơng tác quản trị rủi ro. Theo đó, KTNB đóng vai trị vịng kiểm sốt thứ 3 - kiểm tốn, đánh giá độc lập, khách quan về các vấn đề có tính trọng yếu, chiến lược trong hệ thống KSNB của VietinBank. Các kết quả đánh giá của các đơn vị thuộc vịng kiểm sốt 1, 1.5 và 2 sẽ được KTNB tận dụng và kết hợp với kết quả KTNB đánh giá thực tế trực tiếp độc lập trong q trình kiểm tốn để đưa ra các khuyến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro nhưng vẫn hạn chế được tối đa sự chồng chéo trong hoạt động kiểm tra kiểm tốn đối với các đơn vị kinh doanh;

• Phương pháp kiểm toán được đổi mới, triển khai theo chiều dọc nghiệp vụ, chuyển từ trọng tâm đánh giá tuân thủ sang đánh giá tính thích hợp, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống KSNB (tính đầy đủ, tuân thủ, phù hợp của hệ thống văn bản chính sách; tính đầy đủ, thích hợp của mơ hình tổ chức; các chốt kiểm sốt thủ cơng, tự động... được thiết lập, tính hiệu lực, hiệu quả của các chốt kiểm soát) của từng hoạt động nghiệp vụ được kiểm tốn;

• Để phù hợp với phương pháp kiểm toán theo chiều dọc các mảng nghiệp vụ theo xuyên suốt từ Trụ sở chính đến chi nhánh, đơn vị, bộ máy KTNB đã chuyển đổi mơ hình tổ chức và kiện tồn theo hướng tập trung bộ máy KTNB về Trụ sở chính, chấm dứt hoạt động của 2 phịng KTNB khu vực Miền Trung, Miền Nam.

c. Chính sách nhân sự * Hiệu quả quản lý nhân sự

Trong nhiều năm qua, công tác nhân sự và đào tạo luôn được các cấp quản lý tại VietinBank chú trọng cải thiện. Điển hình, VietinBank đã triển khai nhiều chính sách ưu đãi, vượt trội đối với cán bộ quản lý cốt lõi, nhân tài; cán bộ đạt thành tích xuất sắc và cán bộ VietinBank nói chung để ghi nhận đóng góp của người lao động và nâng cao mức độ hài lòng cùng tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ nhân viên. Năm 2018, VietinBank là doanh nghiệp có vốn Nhà nước duy nhất được vinh danh trong lễ trao giải “Vietnam HR Adwards”. Giải thưởng đã phần nào khẳng định chất lượng cơng tác nhân sự cũng như uy tín và giá trị thương hiệu nhà tuyển dụng VietinBank, góp phần thu hút nhiều nhân tài hơn nữa cống hiến cho tổ chức

Bảng 2.10: Hiệu quả quản lý nhân sự

Số nhân công (người) 22.97 5 23.784 23.932 LNST/ Tổng số nhân viên 0,2 9 0,32- 0,23 Khoản mục 2016 2017 2018 Chi phí hoạt động 12.849 15.06 9 6 14.25 Tổng thu nhập hoạt động 26.211 32.61 9 6 28.73

Tỷ lệ chi phí hoạt động so với tổng thu

nhập hoạt động 49,02% 46,17% 49,61

%

Nguồn BCTN VietinBank 2016-2018 và tính tốn của tác giả

Bảng 2.10 cho thấy chính sách tăng nguồn nhân lực là phù hợp và cần thiết, góp

phần tăng lợi nhuận sau thuế từ 2016 - 2018. Trong đó, ở giai đoạn 2016 - 2017, nhà băng đã tuyển thêm 694 người, tương ứng với 10,26%, đóng góp thêm 809 tỷ đồng lợi nhuận. Năng suất làm việc của mỗi cán bộ nhân viên cũng tăng đáng kể. Nếu ở năm 2016, cứ một người nhân công tạo ra 290 triệu đồng thì sang năm 2017 con số này đã tăng lên 320 triệu đồng. Tuy nhiên, sang đến năm 2018, do lợi nhuận sụt giảm

tới 27,39% (từ 7.459 tỷ đồng năm 2017 xuống chỉ còn 5.416 tỷ đồng vào năm 2018) nên số lượng cán bộ tuyển mới cũng chỉ ở mức chưa đến 150 người.

* Chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý: Tỷ lệ chi phí hoạt động so với tổng thu nhập hoạt động

Bảng 2.11: Tỷ lệ chi phí hoạt động so với tổng thu nhập hoạt động

Khoản mục Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Lợi nhuận trước thuế 8.454 9.206 6.730

Tỷ lệ chi phí trên thu nhập là một chỉ số tài chính quan trọng, đặc biệt trong việc đánh giá hoạt động ngân hàng. Nó cho thấy được mối tương quan giữa chi phí với thu nhập của ngân hàng đó. CIR được tính bằng cách lấy chi phí hoạt động chia cho tổng thu nhập hoạt động. Tỷ lệ này cho nhà đầu tư cái nhìn rõ hơn về hiệu quả hoạt động của tổ chức; tỷ lệ càng nhỏ thì ngân hàng đó càng hoạt động hiệu quả.

Tỷ lệ chi phí trên thu nhập của Vietinbank đang có xu hướng giảm nhẹ từ 49,02% năm 2016 xuống 46,17% năm 2017 nhưng nhanh chóng phục hồi vào năm 2018 với 49,61%. Trong giai đoạn 2016 - 2017, lãi suất huy động trên thị trường tăng cao, đồng thời hoạt động tín dụng bị thu hẹp do lãi suất cho vay cao làm gia tăng chi phí hoạt động tín dụng. Mặt khác để tăng tính cạnh tranh với các NHTMCP khác trên thị trường Vietinbank đã chi một khoản lớn cho phát triển hạ tầng, mở rộng chi nhánh và chi phí trả lương nhân viên làm cho tỉ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động do đó mà tăng lên. Năm 2017 chi phí hoạt động của Vietinbank tăng mạnh, lên hơn 2000 tỷ đồng một phần là do đầu tư cho kế hoạch tăng trưởng mạng lưới hoạt động và nhân sự dự phịng. Ngồi ra các hoạt động đem lại thu nhập cho ngân hàng như chứng khoán đầu tư lỗ tới 81 tỷ đồng vào năm 2017. Sang năm 2018, tốc độ giảm tổng thu nhập hoạt động 11,9% lớn hơn tốc độ giảm của chi phí hoạt động 5,4% nên tỷ lệ CIR tăng thêm 3,44% so với năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu do sự giảm mạnh của mức thu nhập trong hoạt động kinh doanh ngoại hối và thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần giảm tới 369 tỉ đồng, tương ứng với 1,68%.

Như vậy, theo cách tính điểm xếp hạng ở thơng tư 52/2018-TTNH, do chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động so với thu nhập hoạt động có giá trị lớn hơn ngưỡng 2 = 45% và nhỏ hơn ngưỡng 3 = 50% nên chỉ tiêu định lượng đạt điểm 3/5, chỉ tiêu định tính đạt điểm 5/5.

Có thể thấy với đội ngũ ban lãnh đạo có thực lực và giàu kinh nghiệm, đặc biệt với sự tham vấn của hai chuyên gia đến từ Tổ chức Tài chính Quốc tế uy tín IFC và Ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, VietinBank tự hào là một trong những ngân hàng có năng lực quản trị tốt. Với một cơ cấu quản trị hợp lý được phân cấp và tương tác chặt

chẽ giữa quản lý và kiểm tra, giữa kinh doanh và đảm bảo an toàn, VietinBank thể hiện được một hệ thống quản lý chặt chẽ và hiệu quả. Với năng suất lao động cao và mức lợi nhuận trên mỗi nhân công tăng mỗi năm đã thể hiện được hiệu quả tối ưu trong chính sách đào tạo nhân sự của ngân hàng. Thêm vào đó, VietinBank ln nỗ lực trong việc cải thiện cơng tác kiểm tốn và kiểm soát nội bộ, đáp ứng các quy định về quản trị rủi ro, tối thiểu hóa những rủi ro bất thường ảnh hưởng mạnh đến hệ thống

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh theo mô hình CAMELS tại NHTMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 582 (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w