Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh theo mô hình CAMELS tại NHTMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 582 (Trang 82)

thương Việt Nam theo mơ hình CAMELS

2.2.1. Những kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2016 - 2018, nền kinh tế thế giới phục hồi khả quan với tốc độ tăng trưởng chậm cùng nhiều sự biến động từ sự thay đổi của các chính sách tài chính tiền tệ, biến động địa chính tri, xu hướng chống tồn cầu hóa và bảo hộ thương mại. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam có xu thế phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là trong năm 2018 với nhiều điểm sáng trong tốc độ tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô cũng như cán cân thương mại. Với những định hướng đúng đắn trong chiến lược kinh doanh và sự chỉ đạo đồng bộ trong tồn hệ thống, ngành ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam đã có những thành tựu đáng ghi nhận:

a. Ve mức độ an tồn vốn:

Quy mơ tổng nguồn vốn tăng trưởng liên tục tạo điều kiện mở rộng qui mô, sử dụng vốn, tăng giá trị cho ngân hàng. Trong đó, tiền gửi của khách hàng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, với khối lượng tiền gửi chủ yếu đến từ đối tượng khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để thu hút tiền gửi của khách hàng, Ngân hàng đã thực hiện nhiều hoạt động bao gồm đổi mới sản phẩm với chính sách lãi suất ưu đãi, mở rộng mạng lưới chi nhánh, cải tiến dịch vụ khách hàng, đa dạng kênh huy động bằng việc triển khai hệ thống ngân hàng điện tử để thu hút tiền gửi trực tuyến. Đặc biệt đối với nhóm khách hàng cá nhân có nhiều sản phẩm huy động từ các loại tiền gửi khơng kỳ hạn đến có kỳ hạn, linh hoạt trong phương thức trả lãi, luôn cam kết lãi suất tốt nhất cho khách hàng.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tỷ lệ an tồn vốn cấp 1 ln được duy trì trên mức an tồn tối thiểu theo quy định của NHNN và cao hơn mức trung bình ngành. VietinBank cũng là một trong mười NHTM được thí điểm thực hiện phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cần đạt mức tối thiểu 8%, từ đó góp phần tăng cường “sức đề kháng” của ngân hàng trước bất ổn và biến động của thị trường, đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn, ổn định đồng thời được hưởng cơ chế riêng về tăng trưởng tín dụng và mở rộng mạng lưới, tạo lịng tin với cổ đơng và các nhà đầu tư.

b. Chất lượng tài sản

Hoạt động tín dụng có tốc độ tăng trưởng khá. Khoản mục cho vay khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất đồng thời hạn chế các khoản đầu tư không sinh lời hoặc không phù hợp với hoạt động cốt lõi của ngân hàng như đầu tư chứng khốn hay các cơng cụ tài chính phái sinh. Trong đó cho vay khách hàng cá nhân tiếp tục đóng vai trị đứng đầu cho động lực tăng trưởng tín dụng tồn ngân hàng; cùng với đó cho vay của nhóm khách hàng cơng ty nhỏ và vừa cũng đạt mức tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên trong năm 2018, dư nợ tín dụng giảm mạnh dẫn đến mức tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức 6,1%. Việc hạn chế cho vay trên được coi như một bước chuẩn bị cho quá trình tái cơ cấu ngay trong năm 2018 của VietinBank.

Tín dụng tăng trưởng cùng với chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm dần qua các năm và đạt ở mức dưới trung bình ngành. Đây là điều rất đáng khen ngợi đối với ngân hàng, duy trì nợ xấu ở mức khá tốt, cơng tác thu hồi nợ được chú trọng, tận dụng triệt để các công cụ, biện pháp nhằm kiểm soát tốt nợ xấu mới phát sinh và thu hồi nợ xấu giúp tăng thu nhập và uy tín ngân hàng.

Danh mục đầu tư có độ an tồn cao và đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng do phần lớn là trái phiếu chính phủ. Danh mục chứng khốn đầu tư và chứng khoán cũng mang lại một nguồn lợi tương đối cho Ngân hàng với mức rủi ro thấp hơn mảng tín dụng; với tỷ suất đầu tư tăng cho thấy chiến lược đầu tư có hiệu quả nhất định.

c. Năng lực quản lý

Hội đồng quản trị và Ban điều hành đã bám sát định hướng hoạt động mà ĐHĐCĐ đề ra, thực hiện tốt vai trò chỉ đạo và giám sát Ban Tổng giám đốc thực hiện kế hoạch kinh doanh, đảm bảo ngân hàng phát triển ổn định, liên tục và an tồn. Bộ máy quản trị có kết cấu chặt chẽ, ban lãnh đạo đã và đang cho thấy năng lực quản trị của mình từ những kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực ngân hàng, cùng tầm nhìn xa trơng rộng đưa VietinBank vươn xa khắp thế giới.

Năm 2018 đánh dấu những bước đi đầu tiên trong phương án tái cơ cấu giai đoạn 2016 - 2020 do đó ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu kinh tế, trong đó có mức lợi

nhuận và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên những tác động này đã nằm trong dự kiến của Ban quản trị và trong năm 2019 ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện một số công việc theo phương án tái cơ cấu, trong đó bước đầu là xử lý một số khách hàng lớn nhưng có chất lượng tín dụng suy giảm theo kiến nghị của thanh tra và yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước; đồng thời, ngân hàng cũng tiếp tục bám sát với kế hoạch tăng vốn đang trình Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

Bên cạnh đó, việc thay thế thành công hệ thống Core Banking đã đáp ứng mục tiêu hiện đại hóa, tiêu chuẩn hóa, nâng cao năng suất lao động giảm thiểu rủi ro tác nghiệp, có năng lực quản trị mạnh kết hợp với hệ thống thông tin nội bộ tin cậy, kịp thời nhằm phục vụ cho công tác quản trị, điều hành hiệu quả.

d. Khả năng sinh lời

Trong giai đoạn 2016 - 2017, mức lợi nhuận sau thuế của ngân hàng luôn đứng trong top đầu của hệ thống tác tỷ lệ về sinh lời ROA, ROE tăng đều qua các năm và ln duy trì cao hơn mức trung bình ngành. Trong đó chất lượng tài sản được nâng cao đã cải thiện hệ số ROA. Tỷ lệ ROE tăng nhờ các biện pháp quản lý chi phí hợp lý, khai thác tốt nguồn vốn tăng thu nhập, tăng lợi nhuận, cải thiện hiệu suất sử dụng tài sản và sử dụng địn bẩy tài chính.

Sang năm 2018 do ảnh hưởng của chính sách tái cơ cấu cũng như trích lập dự phịng rủi ro và phân loại nợ đã ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu lợi nhuận và chỉ tiêu về các tỷ lệ sinh lời. Tuy nhiên VietinBank vẫn thuộc top 10 doanh nghiệp có mức lợi nhuận tốt nhất năm 2018. Đóng góp chủ yếu vào sự gia tăng lợi nhuận đó là thu nhập từ hoạt động cho vay và hoạt động dịch vụ. Hoạt động cho vay vẫn luôn là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chủ yếu đối với bất kì ngân hàng nào. Và VietinBank cũng đã thực hiện tốt chiến lược tập trung vào mảng bán lẻ với ba năm liên tiếp là Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam.

e. về khả năng thanh khoản và sự nhạy cảm với thị trường

Các chỉ tiêu về tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao, tỷ lệ cho vay so với tổng tiền gửi,... được duy trì theo đúng quy định của NHNN. Các khoản tiền và tương đương tiền hiện có tại ngân hàng phần nào đã đáp ứng nhu cầu rút tiền, chi tiêu của khách hàng.

Khe hở lãi suất được thu hẹp lại trong năm 2018, ngân hàng ít chịu rủi ro lãi suất hơn. Mức độ nhạy cảm với rủi ro tỷ giá được cải thiện giảm.

2.2.2. Những hạn chế

Tính ổn định của nguồn vốn đang giảm đi. Điều này đề có thể dẫn đến rủi ro ngân hàng, trong đó có những rủi ro đến từ bên ngồi mà ngân hàng khơng kiểm sốt được.

Hệ thống Kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro chưa hiệu quả còn nhiều tồn tại. Cơ cấu thu nhập chủ yếu từ lãi vay, trong khi các nguồn thu khác chiếm tỷ trọng thấp; đặc biệt khi mà chiến lược của VietinBank là ngân hàng bán lẻ hàng đầu dẫn đến sự phụ thuộc ngày càng lớn vào thu nhập từ lãi.

Các chỉ số về hiệu quả sinh lời như ROA, ROE và mức lợi nhuận đều có xu hướng giảm mạnh.

2.2.3. Những nguyên nhân của hạn chế

a. Nguyên nhân khách quan

S Giai đoạn 2016 - 2018 chịu ảnh hưởng của một loạt các sự kiện có ý nghĩa

quan trọng và có tác động sâu rộng đến kinh tế chính trị thế giới, như: Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ với thắng lợi của ông Donald Trump vào cuối năm 2016; sự kiện Anh rút khỏi EU (còn được gọi là sự kiện Brexit); Trung Quốc tăng cường chiến lược nâng tầm ảnh hưởng bằng việc đưa ra một loạt sáng kiến tham vọng, lấy Trung Quốc làm trung tâm như Sáng kiến “Một vành đai, một con đường” (BR), Chiến lược “Made in China 2025”. Tất cả các sự kiện này đã, đang hình thành một số xu hướng lớn tác động sâu rộng đến kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng trong giai đoạn 2016-2018.

S Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn này có nhiều tín hiệu tích cực tuy nhiên vẫn

còn những điểm yếu với nhiều biến dộng phức tạp do tác động từ các bất ổn chính trị - kinh tế thế giới cũng như trong nội tại của nền kinh tế vĩ mơ Việt Nam. Trong đó phải kể đến diễn biến tỷ giá nhiều biến động trong năm 2018:“tỷ giá trung tâm do NHNN công bố đã tăng khoảng 1,6%, tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tăng khoảng 2,7% so với đầu năm. Mỗi khi tỷ giá biến động đều ảnh hưởng nhất định

đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có nguồn vay nợ bằng ngoại tệ hay nhập nguyên liệu từ nước ngồi”sẽ chịu chi phí tăng thêm theo mức độ tăng của tỷ giá. Đây đều là những đối tượng khách hàng đang có quạn hệ tín dụng với ngân hàng nên sẽ có tác động nhất định đến ngân hàng.

S Mặt khác, NHNN ban hành nhiều Thông tư nhằm điều chỉnh nâng một số tỷ

lệ quy định nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đầu tiên, ngay trước giai đoạn này, Thông tư 36/2014 - TTNH quy định Tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu là 9% và trong tài sản có điều chỉnh rủi ro mới đề cập đến rủi ro hoạt tín dụng. Sau đó, NHNN tiếp tục ban hành Thông tư 41/2016 điều chỉnh giảm tỷ lệ này còn 8%

và bổ sung thêm rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Trong năm 2018, NHNN ban hành nhiều Thơng tư mới, trong đó có thơng tư số 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm và Thơng tư số 49/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi có kỳ hạn.

S Giai đoạn này cũng chứng kiến sự phục hồi và phát triển nhanh của nhiều

nền kinh tế lớn trên thế giới cùng sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường liên ngân hàng. Sự tham gia và chiếm thị phần ngày càng lớn của các NHTMCP và các công ty tài chính trong nước nói riêng và các chi nhánh ngân hàng nước ngồi nói chung với tiềm lực về nguồn vốn, cơng nghệ hiện đại, tân tiến, trình độ chun mơn cao, sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng cũng đã gia tăng thêm áp lực phải không ngừng đổi mới sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ của các NHTM. Khi có cùng nhiều đối thủ cạnh tranh, các ngân hàng cần phải có những chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn để thu hút khách hàng mới và duy trì uy tín, sự tin tưởng của lượng khách hàng truyền thống.

b. Nguyên nhân chủ quan

S Trong quá trình triển khai hiệu quả phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ

xấu VietinBank vẫn đang tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề tăng vốn tự có bên cạnh các biện pháp tạm thời như : phát hành trái phiếu dài hạn, cơ cấu các khoản đầu tư, cơ cấu các khoản góp vốn vào các cơng ty con... về lâu dài, ban lãnh đạo ngân hàng đã trình kế hoạch tăng vốn lên NHNN và Bộ Tài chính nhưng chưa được phê duyệt. Việc tăng vốn điều lệ là để VietinBank có khả năng mở rộng huy động vốn, cấp tín dụng cho nền kinh tế, đáp ứng các nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng của doanh nghiệp và người dân, phục vụ cho tăng trưởng kinh tế; đồng thời bảo đảm tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của pháp luật.

S Chi phí hoạt động vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên báo cáo tài chính của ngân

hàng, với lượng tăng chủ yếu từ khoản mục chi phí cho nhân viên và hoạt động quản lý công vụ. Đây cũng là 2 khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong chi hoạt

động của các ngân hàng. Mặt khác, với cơ cấu thu nhập chủ yếu từ lãi vay và các nguồn thu khác chiếm tỷ trọng thấp, đặc biệt khi mà chiến lược của VietinBank là Ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong hệ thống dẫn đến sự phụ thuộc ngày càng lớn vào thu nhập từ lãi.

V VietinBank chưa tận dụng hết hiệu quả từ nguồn vốn của mình. Đặc biệt về

vấn đề kinh doanh, đầu tư. Quản trị danh mục chứng khoán chưa hiệu quả làm cho khả năng sinh lời của danh mục chứng khoán giảm. Tăng đầu tư vào chứng khoán kinh doanh kết hợp chi phí dự phịng lớn nên lãi thuần của đầu tư vào chứng khoán giảm. Mặc khác, 70% - 80% cơ cấu danh mục đầu tư của ngân hàng là trái phiếu chính phủ mặc dù đem lại sự an tồn ổn định cho ngân hàng nhưng lợi suất của trái phiếu này không cao so với nhiều loại GTCG khác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 của bài khóa luận tác giả đã tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thơng qua mơ hình CAMELS dựa trên các lý luận đưa ra ở chương 1. Từ đó đánh giá những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó. Tiếp theo trong chương cuối, tác giả sẽ đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 3.3. Một số giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh tại VietinBank

3.3.1. Định hướng phát triển của NHTMCP Công thương Việt Nam

Năm 2018 đánh dấu chặng đường phát triển 30 năm của VietinBank với những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế trong quá trình đổi mới đất nước. Trong năm 2018, NHNN đã phê duyệt Phương án cơ cấu lại gần với xử lý nợ xấu của VietinBank giai đoạn 2016- 2020, định hướng cơ cấu lại toàn diện, nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh của VietinBank trong giai đoạn từ nay tới năm 2020 và sau năm 2020. Bám sát định hướng, chỉ đạo của Chính phut, NHNN, HĐQT VietinBank đã tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp kinh doanh, đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành; chú trọng ứng dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh và quản trị; đơn giản hóa quy trình thủ tục; nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ; tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp trên cả nước.

Sang giai đoạn 2019 - 2020, toàn hệ thống VietinBank tiếp tục triển khai các công việc theo đúng mục tiêu đề ra. Đổi mới, sáng tạo, linh hoạt trong hoạt động quản trị điều hành phù hợp với thông lệ quốc tế; tập trung cải thiện, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý gắn với quản lý tốt chất lượng tăng trưởng và quản trị tốt chi phí. Chuyển dịch cơ cấu thu nhập theo hướng tăng thu ngoài lãi; tăng cường xử lý, thu hồi các khoản nợ xấu, xử lý rủi ro và nâng cao chất lượng tài sản.

Các chỉ tiêu kinh doanh năm 2019:

V Tín dụng tăng trưởng dự kiến 6% - 8% và đảm bảo tuân thủ kế hoạch NHNN giao trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh theo mô hình CAMELS tại NHTMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 582 (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w