KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNGVỐN CỦA

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP hàng hải việt nam khoá luận tốt nghiệp 438 (Trang 33 - 37)

SỐ NHTM VÀ BÀI HỌC CHO NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM 1.3.1. Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam (MB)

Giai đoạn 2010-2013, các NHTM Việt Nam trải qua thời kỳ đầy biến động với nợ xấu liên tục tăng và hoạt động huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam vẫn đạt được những thành tích nổi bật. Nợ xấu của ngân hàng được kiểm soát ở mức thấp, lợi nhuận của ngân hàng vượt lên đứng đầu trong khối các Ngân hàng TMCP Việt Nam, đặc biệt huy động vốn đạt 152.358 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2011. Để đạt được những kết quả đó, Ban lãnh đạo cùng tồn thể cán bộ nhân viên trong ngân hàng đã thực hiện tốt các hoạt động sau:

- Thành lập Ban chỉ đạo huy động vốn hệ thống. Ban hành chính sách huy động phù hợp với từng đối tượng, vùng, miền. Đặc biệt đã hoàn thiện chiến lược dài hạn cho khu vực miền Trung - Tây Nguyên và khu vực phía Nam.

- Triển khai thành cơng các chương trình kinh doanh lớn. Trong năm, ngân hàng đã triển khai 3 chương trình huy động vốn dành cho khách hàng cá nhân gồm “Tiết kiệm MB, vui xuân trúng lớn”, “Tiết kiệm MB, vui hè rộn ràng, “Tiết kiệm MB, tri ân lộc vàng” đem lại kết quả huy động vốn từ tiền gửi của dân cư và TCKT tăng 18,6%.

- Ưu tiên phát triển mạng lưới không chỉ ở khu vực đông dân cư, tập trung, các thành phố lớn, khu đơ thị mà cịn mở rộng mạng lưới ra nước ngoài và ra các địa bàn biên giới nhằm phục vụ tốt cho cơng tác an ninh quốc phịng. Năm 2012, ngân hàng đã triển khai mở mới thêm một số chi nhánh ở Lào Cai, Tây Ninh, Móng Cái. Tổng số điểm giao dịch trên toàn hệ thống là 182 điểm trong đó bao gồm 1 chi nhánh tại Lào và 1 chi nhánh tại Campuchia

- Thường xuyên đánh giá chất lượng, sử dụng các tiêu chuẩn đo như ISO, SLA, 5S, sàn giao dịch chuẩn,.. tạo nề nếp quản lí chất lượng trong hệ thống. Hồn thiện và hệ thống hóa các quy trình nghiệp vụ của ngân hàng, kiểm sốt rủi ro và tăng tốc độ xử lí giao dịch với khách hàng nội bộ và bên ngồi.

- Tích cực đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ. Trong năm 2012, hệ thống T24 của ngân hàng sau khi được nâng cấp lên phiên bản mới (R10) đã đi vào hoạt động ổn

định, giảm thiểu tối đa thời gian xử lí các giao dịch, tiết kiệm được thời gian giao dịch cho ngân hàng và khách hàng.

Như vậy, ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam đã xác định rõ mục tiêu, chiến lược huy động vốn và đưa ra các biện pháp phù hợp với ngân hàng và tình hình nền kinh tế, điều này đã đem lại hiệu quả cao trong công tác huy động vốn của ngân hàng.

1.3.2. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)

Hoạt động huy động vốn của Vietcombank giai đoạn 2010-2013 đã đạt được những con số triển vọng. Năm 2012, trong khi huy động vốn tại các NHTM khác sụt giảm thì tại Vietcombank, vốn huy động vẫn tăng trên 16%, chiếm chủ yếu là tiền gửi khách hàng, điều này cho thấy Vietcombank có hoạt động huy động vốn hiệu quả, nguồn vốn ổn định, bền vững. Năm 2013, Vietcombank đã nỗ lực hồn thành vai trị của một trong những ngân hàng nịng cốt đi đầu trong hệ thống, góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ chung của ngành và ổn định kinh tế vĩ mô. đến cuối năm 2013, hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh của Vietcombank đã được hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu, đặc biệt là huy động vốn từ nền kinh tế đạt 331.546 tỷ đồng, tăng 11,63% so với đầu năm với cơ cấu hợp lí.

Để đạt được những thành công trong hoạt động huy động vốn như vậy, Vietcombank đã triển khai và thực hiện những giải pháp sau:

Luôn theo sát biến động của nguồn vốn và sử dụng vốn để có những giải pháp điều chỉnh huy động vốn kịp thời, phương án dự phòng thanh khoản của năm được xây dựng và luôn sẵn sàng nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản cho hệ thống.

Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả, lấy khách hàng làm mục tiêu, duy trì khách hàng truyền thống và mở rộng khách hàng mới.

Không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh trên khắp các tỉnh thành để thu hút vốn tiền gửi và cung cấp dịch vụ sâu rộng đến khách hàng. Trong năm 2013, Vietcombank đã xây dựng đề án phát triển mạng lưới chi nhánh và được NHNN cho phép thành lập 15 chi nhánh cùng 38 phòng giao dịch, đây cũng là đợt mở rộng mạng lưới lớn nhất của Vietcombank từ trước đến nay, mở ra nhiều cơ hội thu hút nguồn vốn từ mọi thành phần kih tế và đông đảo tầng lớp khách hàng.

Thực hiện tái cơ cấu tổ chức nhân sự thông qua việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và bố trí nhân sự hợp lí. Đặc biệt, ngân hàng đã ban hành mơ hình tổ chức mới, ứng dụng cơng nghệ vào hoạt động tuyển dụng và đào tạo cho cán bộ nhân viên trong ngân hàng.

Nghiêm túc thực hiện các quy định của NHNN, các văn bản chỉ đạo của chính phủ và quy trình nghiệp vụ tại ngân hàng, đảm bảo cho hoạt động huy động vốn được diễn ra một cách an toàn và tạo được niềm tin của khách hàng.

1.3.3. Bài học đối với Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Từ kinh nghiệm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Quân Đội và Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam như sau:

Thứ nhất, xây dựng các chiến lược dài hạn, ngắn hạn về huy động vốn phù hợp

với điều kiện nền kinh tế và nhu cầu vốn của ngân hàng.

Thứ hai, mở rộng mạng lưới hoạt động, phát triển thêm các chi nhánh, điểm

giao dịch ra nhiều địa bàn cả trong và ngoài nước, nhất là việc mở thêm chi nhánh ở các tỉnh miền núi phía Bắc và mở rộng chi nhánh ra các nước như Lào, Campuchia. Đồng thời tiến hành tập trung trong một phân khúc thị trường hoặc khách hàng nhất định nhằm thu hút hiệu quả vốn huy động trong tổ chức và dân cư.

Thứ ba, đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn trên cơ sở khảo sát, tìm hiểu nhu

cầu khách hàng theo từng nhóm đối tượng. Đồng thời, có các chính sách ưu đãi, quà tặng, khuyến mại đi kèm theo từng loại sản phẩm để thu hút khách hàng.

Thứ tư, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng thông qua việc nâng cấp hệ

thống phần mềm giao dịch tại ngân hàng; nâng cao chun mơn nghiệp vụ, trình độ và ứng xử của đội ngũ chăm sóc khách hàng, giao dịch viên; Tạo lập một quy trình nghiệp vụ thuận tiện, đơn giản mà vẫn đảm bảo an toàn và tuân thủ quy định của hệ thống ngân hàng.

Thứ năm, theo sát biến động của nguồn vốn và sử dụng vốn để có những giải

pháp điều chỉnh huy động vốn kịp thời, phương án dự phịng thanh khoản của năm được xây dựng và ln sẵn sàng nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản cho hệ thống.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:

Chương 1 của khóa luận đã tập trung giải quyết được ba vấn đề cơ bản nhằm làm sáng tỏ về việc nâng cao hiệu quả huy động vốn của một NHTM, đó là: Tổng quan về vốn huy động của NHTM, hiệu quả huy động vốn của NHTM và kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả huy động vốn của một số NHTM từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.

Ba vấn đề đã lựa chọn trên được phân tích, luận giải dựa trên các chứng cứ khoa học mà trọng tâm là vấn đề hiệu quả huy động vốn của một NHTM. Qua đó, ta thấy được một cái nhìn khái qt về vấn đề hiệu quả huy động vốn của NHTM, đưa ra cách đánh giá, đo lường nó. Ngồi ra cịn làm rõ được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của một ngân hàng, là căn cứ khoa học để khóa luận đánh giá đúng thực trạng hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Hàng Hải trong chương 2.

26

HÀNG HẢI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP hàng hải việt nam khoá luận tốt nghiệp 438 (Trang 33 - 37)

w