Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP hàng hải việt nam khoá luận tốt nghiệp 438 (Trang 39 - 43)

2.1. KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM

2.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Nam

Giai đoạn 2010-2013, xu hướng chung của hoạt động Ngân hàng là tái cơ cấu tổ chức để tăng năng lực cạnh tranh, giảm lãi suất huy động và tăng trưởng tín dụng trong quy mơ hạn hẹp. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu thế đó. Với phương châm hoạt động an toàn - hiệu quả - bền vững, Ngân hàng đã hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch các năm đề ra về hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng cũng như các hoạt động về đầu tư, kinh doanh ngoại tệ,... ngồi ra, các chỉ số quy mơ của ngân hàng luôn được đảm bảo tốt, cụ thể như sau:

-I- Nghiệp vụ huy động vốn

Nguồn vốn là yếu tố đầu vào trong hoạt động kinh doanh của NHTM, tăng trưởng nguồn vốn là cơ sở cho tăng trưởng các hoạt động khác của ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động nên trong thời gian qua hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Hàng Hải, với chiến lược huy động vốn đúng đắn, chính sách lãi suất hợp lí, liên tục đưa ra các sản phẩm mới có kỳ hạn và lãi suất linh hoạt, hấp dẫn khách hàng, đã thu hút được lượng vốn đảm bảo cho hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng. Tổng số vốn huy động của Maritime Bank được thể hiện qua biểu đồ sau (biểu đồ 2.1):

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Tổng dư nợ 31830 37752 28943 27409

Mức tăng ---- 5922 -8809 -1534

Tốc độ tăng ---- 18,60% -23,33% -0,05%

Tỷ lệ nợ xấu 1.87% 2,27% 2,65% 2,71%

Biểu đồ 2.1: Vốn huy động của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2010-2013

Đơn vị: tỷ đồng

Tổng vốn huy động

■ tổng vốn huy động

Vốn huy động của Maritime Bank có xu hướng giảm dần qua các năm từ năm 2010 đến 2013. Năm 2013 tổng lượng vốn huy động được là 93470 tỷ đồng, giảm 12,94% so với năm 2010. Vốn huy động giảm dần không phải là dấu hiệu yếu kém trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mà nó phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn và chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

-I- Nghiệp vụ sử dụng vốn

Song song với ngiệp vụ huy động vốn, Ngân hàng cũng luôn đẩy mạnh công tác sử dụng vốn sao cho nguồn vốn huy động được sử dụng một cách có hiệu quả nhất. Việc sử dụng vốn của chi nhánh chủ yếu là cho hoạt động tín dụng và hoạt động đầu tư, trong đó chiếm tỷ trọng lớn hơn là hoạt động tín dụng.

V Hoạt động tín dụng

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng và tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2010-2013

Biểu đồ 2.2: Dư nợ tín dụng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2010-2013

dư nợ tín dụng

—♦—dư nợ tín dụng

Hoạt động tín dụng của Maritime Bank có xu hướng thu hẹp qua các năm. Đặc biệt là năm 2012, quy mơ tín dụng giảm 23,33% với mức dư nợ tín dụng là 28943 tỷ đồng, giảm 8809 tỷ đồng so với năm 2011. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng là

lớn nhất với 32% và tốc độ tăng trưởng chậm dần xuống còn 18,6% vào năm 2011 với mức dư nợ tín dụng đạt 37752 tỷ đồng. Bước sang năm 2013, mức dư nợ tiếp tục giảm 0,05% so với năm 2012.

Dư nợ tín dụng giảm mạnh vào năm 2012 và chưa có dấu hiệu tăng trưởng trở lại vào năm 2013 nguyên nhân chủ yếu là do ngân hàng thực hiện chủ trương của chính phủ, duy trì tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp tồn ngành, đồng thời những khó khăn trong nền kinh tế đã đẩy các Doanh nghiệp tới nguy cơ phá sản, hoạt động kinh doanh khơng có lãi, khơng đáp ứng được nhu cầu vay vốn ngân hàng.

Hoạt động kinh doanh yếu kém của doanh nghiệp dẫn đến không trả được nợ cho ngân hàng. Điều này đã chứng minh cho tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Từ 1,87% vào năm 2010, tỷ lệ này đã tăng lên đến 2,71% vài năm 2013. Tuy nhiên chất lượng tín dụng vẫn được đảm bảo, nợ xấu từ nhóm 3-5 ln được kiểm sốt dưới mức 3% trong cả giai đoạn.

S Hoạt động đầu tư

Với quy mơ và tiềm lực sẵn có về vốn và kinh nghiệm, Maritime Bank đã nắm giữ một danh mục đầu tư đa dạng, điều này giúp ngân hàng duy trì một mức lợi nhuận ổn định và chủ động trong việc đảm bảo thanh khoản về vốn của ngân hàng. Trong danh mục đầu tư của Maritime Bank thì đầu tư vào trái phiếu chính phủ và chứng khốn khác tập trung chủ yếu vào chứng khoán nợ sẵn sàng để bán, thể hiện tính an tồn cao trong danh mục đầu tư của Maritime Bank.

-I- Các hoạt động khác

S Hoạt động thanh toán quốc tế và bảo lãnh:

Maritime Bank là ngân hàng có những tiện ích nổi bật trong hoạt động thanh tốn quốc tế và bảo lãnh. Do có dịch vụ ngân hàng đa dạng, dịch vụ thanh tốn quốc tế có chất lượng cao như chuyển tiền quốc tế nhanh, phát hành và thanh tốn thư tín dụng nhập khẩu, thơng báo và thanh tốn thư tín dụng xuất khẩu, nhờ thu xuất nhập khẩu và phát hành bảo lãnh đối với nước ngoài,...với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp và mạng lưới rộng khắp Maritime Bank đã tạo dựng được uy tín và niềm tin đối với

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng tài sản 115.336 114.375 109.923 107.115

khách hàng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới về hoạt động thanh toán và bảo lãnh.

Hoạt động ngân quỹ

Chấp hành nghiêm túc chế độ quản lí tiền mặt và đảm bảo an toàn kho quỹ của NHNN đề ra, hoạt động ngân quỹ của Ngân hàng được thực hiện một cách an toàn và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, đảm bảo thực hiện giao dịch đúng quy trình nghiệp vụ, các cán bộ nhân viên bộ phận Giao dịch và bộ phận quỹ thường xuyên được giáo dục ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác tránh được trường hợp mất hoặc thiếu hụt tiền xảy ra.

Hoạt động chăm sóc khách hàng

Đối với ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, Bộ phận chăm sóc khách hàng đã góp phần quan trọng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng, các cán bộ, nhân viên thuộc bộ phận này thường xuyên được đào tạo, nâng cao hiểu biết về các sản phẩm của ngân hàng, về quy trình giao dịch các hoạt động khác của ngân hàng để giải đáp thắc mắc, khiếu nại của khách hàng một cách thỏa đáng.

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Bộ phận kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam có nhiệm vụ kiểm tra tồn bộ sổ sách kho quỹ, kiểm tra đối chiếu hồ sơ khách hàng, thực hiện kiểm kê tài sản, giám sát quy trình hạch tốn của các giao dịch viên (đối với những giao dịch trên hạn mức), ngồi ra cịn tham mưu giúp ban lãnh đạo quyết định đúng đắn trong quản trị điểu hành,... Được bố trí và phân cơng, phân nhiệm hợp lí, khoa học, bộ phận kiểm tra, kiểm sốt đã giúp ngân hàng tránh được nhiều sai sót, hạn chế thấp nhất những tiềm ẩn rủi ro có thể xảy ra và hoạt động hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP hàng hải việt nam khoá luận tốt nghiệp 438 (Trang 39 - 43)

w