Cân đối giữa huy động và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP hàng hải việt nam khoá luận tốt nghiệp 438 (Trang 55 - 59)

2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNGVỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP

2.2.4. Cân đối giữa huy động và sử dụng vốn

-I- Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn về quy mô

Bảng 2.8: Tỷ lệ sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2010-2013

Lãi suất bình

quân đầu ra 8,8% 13,0% 12,3% 8,8%

Lãi suất bình

quân đầu vào 5,7% 10,9% 8,4% 6,2%

CL lãi suất bq đầy vào và đầu ra

3,1% 2,1% 3,9% 2,6%

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Maritime Bank 2010-2013)

Tỷ lệ sử dụng vốn thể hiện phần trăm nguồn vốn huy động được sử dụng để cho vay và đầu tư, đối với Maritime Bank hoạt động này bao gồm: gửi tiền và cho vay các TCTD, cho vay khách hàng, đầu tư chứng khoán kinh doanh và chứng khốn đầu tư, đầu tư góp vốn dài hạn, bất động sản,...

Nhìn vào bảng trên ta thấy, tỷ lệ sử dụng vốn ngày càng hiệu quả và an toàn hơn. Năm 2010, ngân hàng sử dụng chưa hiệu quả nguồn vốn huy động được khi mới sử dụng hơn 85% vào đầu tư và cho vay, trong khi ngân hàng vẫn phải trả lãi cho 15% vốn huy động còn lại, điều này gây lãng phí vốn và làm giảm chỉ tiêu lợi nhuận của ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu trong năm 2010 là 1,87% thấp nhất trong giai đoạn. Năm 2011, tỷ lệ sử dụng vốn tăng lên mạnh mẽ trên 100%, ngân hàng ưa mạo hiểm hơn, với nền kinh tế tăng trưởng nóng, ngân hàng tích cực đầu tư và cho vay để sinh lời, tăng lợi nhuận, tuy nhiên điều này dễ gây nên rủi ro cho ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng theo đó cũng tăng lên 2,27%, tăng 0,4% so với năm 2010. Sang năm 2012 và

2013, nguồn vốn huy động ngày càng được sử dụng hiệu quả hơn khi ngân hàng sử dụng đến trên 95% để cho vay và đầu tư. Tuy rằng tỷ lệ nợ xấu tăng có tăng lên (tỷ lệ nợ xấu là 2,65% vào năm 2012 và 2,71% vào năm 2013) nhưng chất lượng tín dụng vẫn được đảm bảo khi nợ xấu từ nhóm 3-5 ln được kiểm sốt dưới mức 3% trong cả giai đoạn. hoạt động huy động vốn ngày càng hiệu quả vì đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn, đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

-I- Sự phù hợp về lãi suất

Bảng 2.9: Chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào, đầu ra của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2010-2013

Tổng cho vay TDH -Tổng vốn trung dài hạn sử dụng cho vay TDH (A-B)

25.816 27.561 31.744 25.814

Tổng vốn ngắn hạn cho

vay TDH(C) 97.384 98.021 94.090 88.042

Tỷ lệ vốn NH sử dụng cho

vay TDH ((A-B)ZC)*100 26,51% 28,12% 33,74% 29,32%

(Nguồn: Bảng CĐKT và BCKQKD của Maritime Bank 2010-2013)

Hoạt động huy động và sử dụng vốn là cân đối và hiệu quả về mặt chi phí khi lãi suất bình qn đầu ra ln lớn hơn so với lãi suất bình quân đầu vào, phần chênh lệch lãi suất dương sẽ bù đắp một phần chi trả cho hoạt động ngân hàng như chi trả lương công nhân viên, thuế, sửa chữa bảo dưỡng trang thiết bị, và các khoản chi khác,..phần còn lại là lợi nhuận của ngân hàng.

Tại Maritime Bank, chênh lệch lãi suất qua các năm đều dương, Năm 2012 chênh lệch lãi suất cao nhất giai đoạn lên tới 3,9%.,mặc dù nền kinh tế trong thời điểm khó khăn nhưng ngân hàng vẫn đạt được chênh lệch lãi suất cao như vậy bởi vì trong năm này, NHNN liên tục hạ trần lãi suất huy động để tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư và các doanh nghiệp làm cho lãi suất bình quân đầu vào trong năm giảm đi, trong khi đó, các doanh nghiệp vẫn không thể tiếp cận được với nguồn vốn rẻ, lãi suất bình quân đầu ra vẫn ở mức cao từ đó dẫn đến chênh lệch lãi suất trong năm này cao hơn so với các năm khác. Các năm 2010, 2011 và 2013 ngân hàng ln duy trì được mức chênh lệch cao trong khoảng 2%-3%, đảm bảo sự ổn định trong kết quả kinh doanh của ngân hàng.

-I- Sự phù hợp về kỳ hạn

Để đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh và đánh giá rủi ro thanh khoản, ta sử dụng chỉ tiêu Tỷ lệ vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn

Bảng 2.10. Tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2010-2013

Hoạt động quản lí rủi ro thanh khoản của Maritime Bank đã được giữ ổn định trong 3 năm 2010, 2011 và 2013 khi tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn của 3 năm này đều nhỏ hơn 30%. Năm 2010, tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn là thấp nhất 26.51%, năm 2011 Maritime Bank đã sử dụng 28,12% nguồn vốn ngắn hạn của mình để cho vay trung dài hạn, sang năm 2013, tỷ lệ này là 29,32% Duy chỉ có năm 2012, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn lại tăng lên đến 33,74% vượt mức 30% do NHNN quy định, huy động vốn trung dài hạn không

đáp ứng được nhu cầu cho vay trung dài hạn tối thiểu, ngân hàng phải sử dụng thêm nguồn vốn ngắn hạn vượt mức, điều này làm cho thanh khoản của ngân hàng có nguy cơ gặp rủi ro, ngân hàng kinh doanh mạo hiểm.

2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNGVỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM

Từ những phân tích về thực trạng hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam trên, ta có thể đưa ra được những đánh giá về hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng theo những nội dung sau:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP hàng hải việt nam khoá luận tốt nghiệp 438 (Trang 55 - 59)

w