Tốc độ tăng trưởng vốn huy động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP hàng hải việt nam khoá luận tốt nghiệp 438 (Trang 45 - 47)

2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNGVỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP

2.2.1. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động

Tại Maritime Bank, vốn được huy động chủ yếu từ thị trường I và thị trường II. Doanh số huy động qua các năm được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.3: Vốn huy động của NH TMCP Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2010-2013

Tổng vốn huy động của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam giảm dần qua các năm. Năm 2010, vốn huy động đạt 107364 tỷ đồng, cao nhất trong giai đoạn 2010- 2013, con số này giảm lần lượt 4,2%; 5,1% và 4,3% qua từng năm. Đến năm 2013,

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng VHĐ từ dân cư 20.226 33,26% 24.527 35,3% 33.415 54% 37.269 54,58% VHĐ từ TCKT 40.595 66,74% 44.945 64,70% 28.466 46% 31.017 45,42% Tổng VHĐ 60.821 100% 69.472 100% 61.881 100% 68.286 100%

tổng vốn huy động của ngân hàng chỉ đạt được là 93470 tỷ đồng, giảm 12,9% so với năm 2010.

Biểu đồ 2.3: Vốn huy động từ thị trường I và thị trường II của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2010-2013

—VHĐ từ tt 1 -■- VHĐ từ tt 2

S Vốn huy động từ thị trường I

Từ bảng và biểu đồ trên ta thấy, lượng vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế trong giai đoạn 2010-2013 có những biến động đáng kể. Vốn huy động từ thị trường I tăng lên vào năm 2011, 2013 và giảm mạnh vào năm 2012. Trong năm 2011, nguồn vốn này tăng cao đạt 69472 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2010, cũng trong năm này, mặc dù đối mặt với lạm phát cao vào những tháng cuối năm và áp lực về tính thanh khoản đã đẩy mạnh sự cạnh trang của các ngân hàng nhưng ngân hàng thực hiện rất tốt công tác huy động vốn, số lượng khách hàng cá nhân của Maritime Bank vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, tăng 36% so với năm 2010. Năm 2012, một năm đầy thách thức đối với hoạt động huy động vốn của Maritime Bank nói riêng và của tồn hệ thống tài chính ngân hàng nói chung. Sự sáp nhập, tái cơ cấu và hàng loạt các thông tin tiêu cực đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của khách hàng với hệ thống ngân hàng. Lượng vốn huy động từ thị trường 1 giảm mạnh còn 61881 tỷ đồng, giảm 10,9% so với năm 2011. Sang năm 2013, huy động vốn đạt 68287 tỷ đồng, tăng 10,35% so với năm 2012, mặc dù không đạt so với mục tiêu kế hoạch đề ra (đạt 90,45% so với kế hoạch) nhưng xu hướng tăng trưởng trở lại của nguồn vốn huy động từ thị trường 1 thể hiện dấu hiệu tích cực trong công tác huy động vốn của ngân hàng.

N Vốn huy động từ thị trường II

Nguồn vốn huy động từ vay NHTW và các TCTD khác giảm dần qua các năm cả về quy mô và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Năm 2010, vốn vay từ NHTW và TCTD khác đạt 45193 tỷ đồng, chiếm 40% tổng vốn huy động thì đến năm 2013, con số này đã giảm xuống chỉ còn 25042 tỷ đồng và chiếm 26,8% trong tổng nguồn vốn. Tại Maritime Bank, vốn huy động từ thị trường 2 được sử dụng để kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng, bù đắp thiếu hụt tạm thời trong thanh tốn của ngân hàng chứ khơng sử dụng nguồn vốn này để cho vay cá nhân và các TCKT. Theo định hướng của Maritime Bank, ngân hàng sẽ giảm dần tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các TCTD trong tổng vốn huy động và tăng dần tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư và TCKT, nhằm tạo cho ngân hàng một có một cơ cấu nguồn vốn ổn định và giảm bớt chi phí.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP hàng hải việt nam khoá luận tốt nghiệp 438 (Trang 45 - 47)

w