Cơ cấu vốn huy động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP hàng hải việt nam khoá luận tốt nghiệp 438 (Trang 47 - 53)

2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNGVỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP

2.2.2. Cơ cấu vốn huy động

V Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế

Bảng 2.4: Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2010-2013

V Huy động vốn từ dân cư

Huy động vốn từ dân cư tăng đều qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động từ thị trường I của Maritime Bank. Tỷ trọng huy động vốn từ dân cư tăng đều từ 33% vào năm 2010, đến 35% vào năm 2011 và đến năm 2013 tỷ trọng vốn huy động từ dân cư đã đạt 55% tương ứng với vốn huy động đạt được là 37.269 tỷ đồng. Trong lộ trình phát triển của Maritime Bank, công tác huy động vốn từ dân cư luôn được coi là trọng điểm của kế hoạch phát triền và là điểm tựa thúc đẩy các hoạt động đầu tư. Do đó, trong giai đoạn trên, với việc ln nâng cao chất lượng dịch vụ và việc đa dạng hóa các sản phẩm tiết kiệm để thu hút khách hàng, vốn huy động từ dân cư đã tăng trưởng mạnh mẽ. Một số sản phẩm tiết kiệm tiêu biểu của Maritime Bank từ năm 2010 đến 2013:

- Sản phẩm Măng N on - Sản phẩm tiết kiệm Online - Tiết kiệm Ong Vàng - Tiết kiệm Định kỳ sinh lời - Tiết kiệm Rút gốc từng phần - Tiết kiệm Lãi suất cao nhất - Tiết kiệm Gửi tiền trả lãi ngay - Tiết kiệm Phú - An - Thuận

Ngoài ra, Maritime Bank còn triển khai chương trình “Tích lũy điểm thưởng” để khuyến khích khách hàng gửi tiết kiệm và nhận quà hấp dẫn,...

S Vốn huy động từ Tổ chức kinh tế:

Vốn huy động từ Tổ chức kinh tế có xu hướng giảm dần vể tỷ trọng so với nguồn vốn huy động từ dân cư. Năm 2010, vốn huy động từ TCKT đạt 40595 tỷ đồng, chiếm 66,74% tổng vốn huy động từ thị trường 1. năm 2011, 2012 con số này giảm dần xuống lần lượt còn 44945 tỷ đồng và 28466 tỷ đồng, tương ứng với tỷ trọng cũng giảm dần xuống còn 64,7% và 46%. Năm 2013, tỷ trọng vốn huy động từ TCKT tiếp tục giảm nhẹ so với tổng vốn huy động, còn ở mức 45,42%, tuy nhiên về doanh số huy động lại tăng so với năm 2012 là 2551 tỷ đồng, đạt 31017 tỷ đồng.

Tại Maritime Bank đã phân khúc thị trường huy động vốn của Tổ chức kinh tế thành phân khúc khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng Doanh nghiệp lớn để có những chính sách và sản phẩm phù hợp, một số sản phẩm của Maritime Bank dành cho khách hành Doanh nghiệp gồm: Tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi ký quỹ, hoặc nắm giữ giấy tờ có giá của ngân hàng như chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu,.. Trong đó tiền gửi khơng kỳ hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu.

Việc chuyển dịch về cơ cấu huy động vốn, xu hướng tăng tỷ trọng huy động từ dân cư và giảm tỷ trọng huy động từ TCKT nằm trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng, đưa Maritime Bank trở thành top 5 ngân hàng bán lẻ chuyên nghiệp và uy tín nhất thị trường tài chính Việt Nam, hơn nữa, việc tăng tỷ trọng vốn huy động từ dân cư giúp cho cơ cấu nguồn vốn an toàn, ổn định và bền vững.

T Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn

Bảng 2.5: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2010-2013

trọng trọng trọng trọng Vốn KKH 14.698 13,6% 19.489 19% 18.059 18,5% 18.646 19,9% Vốn CKH 91.316 85,1% 82.931 80,6% 79.387 81,4% 74.683 80% Vốn khác 1.350 1,3% 394 0,4% 145 0,1% 141 0,1% Tổng 107.364 100% 102.814 100% 97.591 100% 93.470 100%

Vốn huy động của Maritime Bank được chia thành nguồn vốn khơng kỳ hạn và có kỳ hạn. Trong đó, vốn huy động không kỳ hạn bao gồm: Tiền gửi KKH của TCTD khác, TG KKH của dân cư và TCKT. Vốn huy động có kỳ hạn bao gồm: tiền gửi CKH của TCTD khác, TG CKH của dân cư và TCKT, phát hành giấy tờ có giá, vay NHTW

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng VHĐ bằng VNĐ 93.613 87,2% 86.804 84,4% 79.910 81,9% 75.897 81,2% VHĐ bằng ngoại tệ 13.751 12,8% 16.010 15,6% 17.681 18,1% 17.572 18.8% Tổng vốn huy động 107.364 100% 102.814 100% 97.591 100% 93470 100% và vay TCTD khác. Ngồi ra cịn có nguồn vốn khác, bao gồm vốn chuyên dùng của tổ chức kinh tế và tiền ký quỹ, ký cược. nguồn vốn này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng nguồn vốn.

Biểu 2.4: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của NH TMCP Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2010-2013

■Vốn CKH

■Vốn KKH

Nhìn vào bảng 2.5 và biểu đồ trên ta thấy, vốn huy động không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng nguồn vốn huy động của Maritime Bank và đang có xu hướng tăng dần về tỷ trọng. nguồn tiền này được huy động chủ yếu từ các Tổ chức kinh tế, nguồn vốn huy động từ dân cư không đáng kể. Tổng số tiền gửi không kỳ hạn tăng từ 14.698 tỷ đồng năm 2010 lên đến 18.646 tỷ đồng vào năm 2013. Đồng thời tỷ trọng cũng tăng từ 13,6% lên đến 19,9% trong cùng kỳ. Nguồn vốn này luôn biến động và không xác định được cụ thể thời hạn gửi nhưng lại có chi phí thấp và ngân hàng có thể sử dụng một tỷ lệ phần trăm nhất định để cho vay hoặc đầu tư.

Nguồn vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng nguồn vốn huy động, tuy nhiên trong giai đoạn 2010-2013 lại có xu hướng giảm cả về số dư và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Năm 2010 vốn huy động CKH chiếm 85,1%, số dư đạt cao nhất trong giai đoạn là 91316 tỷ đồng. Năm 2011 tỷ trọng và số dư giảm tương ứng còn 80,6% và 82931 tỷ đồng, sang năm 2012 có tăng nhẹ trở lại nhưng khơng đáng kể.

Con số này tiếp tục giảm vào năm 2013 đến còn 74683 tỷ đồng, chiếm 79,9%. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định, tạo cho ngân hàng nguồn vốn dồi dào và ngân hàng có thể dự báo được nguồn tiền để sử dụng cho vay hoặc đầu tư nhưng lại có chi phí cao.

Định hướng chiến lược của Maritime Bank là phát triển ngân hàng bán lẻ, đẩy mạnh công tác huy động vốn từ dân cư và tăng cường nguồn vốn giá rẻ. Với việc chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo điều kiện thuận tiện cho khách hàng, tích cực quảng bá, nâng cao uy tín, thương hiệu của ngân hàng, nguồn tiền gửi không kỳ hạn được Maritime Bank ngày càng chú trọng và đang tăng dần qua các năm, phù hợp với định hướng phát triển của ngân hàng.

Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền

Cơ cấu vốn huy động vốn của Maritime Bank được chia theo 2 loại tiền chính là nội tệ (VND) và ngoại tệ.

Bảng 2.6: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2010-2013

Tổng chi phí lãi 6140 11.184 8171 5795 Tổng nguồn vốn huy động 107.364 102.814 97.591 93470 Chi phí trả lãi bình qn 5,72% 10,9% 8,4% 6,2%

(Nguồn: Thuyết minh BCTC của Maritime Bank 2010-2013)

Vốn huy động nội tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Maritime Bank và luôn chiếm hơn 80% tổng vốn huy động và xu hướng giảm nhẹ dần qua các năm từ 87,2% vào năm 2010 xuống còn 81,2% vào năm 2013.

Loại ngoại tệ huy động chủ yếu là USD, EUR, JPY, GBP trong đó USD chiếm tỷ trọng lớn nhất. Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn hẳn so với vốn huy động bằng nội tệ, sở dĩ bởi người dân e ngại trước tình hình biến động của tỷ giá và một phần do ngân hàng chưa thực sự chú trọng vào thiết kế cá sản phẩm huy động vốn bằng ngoại tệ hấp dẫn, thu hút, cơ cấu kỳ hạn tiền gửi ngoại tệ của ngân hàng không đa dạng, phần lớn là tiền gửi không kỳ hạn của một số doanh nghiệp Nhà nước lớn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP hàng hải việt nam khoá luận tốt nghiệp 438 (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w