Các biện pháp phi tài chính

Một phần của tài liệu Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại NH TMCP ngoại thương việt nam ( vietcombank) chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 732 (Trang 43 - 45)

1.4. Các biện pháp tạo động lực lao động

1.4.2. Các biện pháp phi tài chính

Xác định nhu cầu của người lao động: Việc nhà quản lý xác định nhu cầu

của NLĐ trong từng thời kỳ là một việc rất quan trọng bởi vì nó sẽ giúp cho nhà quản lý đưa ra các chính sách, biện pháp thỏa mãn kịp thời nhu cầu của NLĐ trước khi những nhu cầu khơng được đáp ứng đó trở thành rào cản của NLĐ. Những hoạt động này khơng những có tác động đến việc giữ chân và duy trì mà còn làm tăng thêm động lực cho NLĐ khi lãnh đạo luôn quan tâm lo lắng đến nhu cầu của nhân viên.

Đánh giá thực hiện công việc thường xuyên và công bằng: là hoạt động

quan trọng trong quản lý nhân sự của tất cả các tổ chức. Mục tiêu của đánh giá thực hiện công việc là cải tiến sự thực hiện công việc của NLĐ và giúp cho người quản lý có thể đưa ra các quyết định nhân sự đúng đắn, công bằng như đào tạo và phát triển, thù lao, thăng tiến, kỷ luật. Đánh giá thực hiện công việc là một nội dung của tạo động lực lao động, mức độ hợp lý và đúng đắn của việc sử dụng các hệ thống đánh giá và thông tin phản hồi các kết quả đánh giá với NLĐ có ảnh hưởng lớn tới việc xây dựng và phát triển đạo đức, xây dựng quy chế thi đua, khen thưởng, quy chế lương.

Coi trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Trong điều kiện hội nhập

sâu rộng như hiện nay, đào tạo và phát triển nhân tài trở thành một yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Đối với NLĐ, đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng, trình độ thực hiện cơng việc để NLĐ tiếp cận nhanh với sự thay đổi của mơi trường, cơng nghệ, phát huy tính chủ động trong thực hiện cơng việc. Như vậy, đào tạo không chỉ trang bị cho NLĐ những kỹ năng nghề nghiệp

mà cũng chỉ ra rằng tổ chức đang đầu tư vào họ và tạo điều kiện để họ sát cánh với tổ chức. Khi đó, NLĐ cũng sẽ cảm thấy được khuyến khích và có động lực hơn trong q trình làm việc.

Vì vậy, tổ chức cần phải tạo điều kiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho NLĐ, xây dựng chương trình đào tạo có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của NLĐ và đáp ứng được mục tiêu của tổ chức. Bên cạnh việc tạo điều kiện cho NLĐ, tổ chức cũng phải quan tâm đến vấn đề sử dụng NLĐ sau đào tạo nhằm tận dụng được những kiến thức kỹ năng được đào tạo.

Cơ hội thăng tiến: Đây là cách để khẳng định vị trí trong tổ chức và trước

đồng nghiệp, thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng của NLĐ. Người được đề bạt và tạo cơ hội thăng tiến vào những vị trí làm việc có chức vụ cao hơn sẽ có quyền lực, quyền tự quyết cao hơn, được nhiều người tôn trọng hơn. Để thực hiện cơng tác này một cách có hiệu quả, tổ chức phải xây dựng những nấc thang thăng tiến trong nghề nghiệp của NLĐ và luôn tạo điều kiện cho NLĐ có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp của mình. Việc đánh giá sự thăng tiến nghề nghiệp phải được xem xét một cách nghiêm túc, công bằng, khách quan, tiến hành công khai trong tập thể lao động dựa trên những đóng góp, kết quả thực hiện cơng việc và năng lực của NLĐ.

Môi trường làm việc: là yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng làm việc, sức

khỏe, thái độ lao động và hiệu quả thực hiện công việc của NLĐ.

- về cơ sở vật chất: phải cung cấp đầy đủ các trang thiết bị, máy móc phục

vụ cho cơng việc, nơi làm việc được thiết kế và bố trí một cách khoa học nhằm tạo điều kiện tối đa cho NLĐ thực hiện công việc, đồng thời cung cấp đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động đạt chuẩn nhằm bảo vệ sức khỏe của NLĐ, từ đó tạo ra năng suất cao hơn.

- Xây dựng bầu khơng khí làm việc thân thiện, hợp tác, chia sẻ thể hiện qua

việc lãnh đạo biết lắng nghe, đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ, phối hợp thực hiện công việc, tham gia các phong trào thi đua, thể thao, văn nghệ. Điều này giúp NLĐ phấn khởi, vui vẻ làm việc, tạo sự đoàn kết, gắn bó với nhau.

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh: Văn hóa doanh nghiệp là phương pháp tạo động lực lao động và sức mạnh đoàn kết cho doanh nghiệp, có tác động rất lớn đến các thành viên trong doanh nghiệp. Các giá trị và các triết lý được tổ chức lựa chọn là chuẩn mực chung cho mọi thành viên để phấn đấu hoàn thành, cho những người hữu quan bên ngoài sử dụng để phán xét và đánh giá về tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp có sức mạnh lơi cuốn các thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận các giá trị và triết lý của tổ chức, thực hiện nó và hội tụ các thành viên của tổ chức có sự nhất trí cao và hành động vì mục tiêu chung của tổ chức.

Một phần của tài liệu Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại NH TMCP ngoại thương việt nam ( vietcombank) chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 732 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w