có thể nhận thấy, tỷ lệ NQH của ACB có xu huớng giảm dần trong những năm gần đây. Sau cú tăng mạnh vào năm 2012 thì có xu huớng giảm mạnh trong năm 2013. Năm 2012, tỷ lệ NQH của ACB tăng lên đến 8,08% (tăng 589,8% so với năm 2011) và sang năm 2013, tỷ lệ này giảm còn 6,13% (giảm 24,1% so với năm 2012). Năm 2012,
tỷ lệ NQH tăng cao như vậy là do số dư NQH tăng với tốc độ rất nhanh trong khi tổng dư nợ bình quân lại tăng không đáng kể. So với năm 2011, số dư NQH năm 2012 tăng 6.893.664 triệu VND (tương ứng với 489%) còn tổng dư nợ chỉ tăng 5.692 triệu VND (tương ứng với 0,005%).
Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao năm 2012 tổng dư nợ tăng nhẹ trong khi số dư nợ quá hạn lại tăng mạnh như vậy, điều này được thể hiện rất rõ qua Bảng 3, tổng dư nợ tăng là do nợ đủ tiêu chuẩn giảm mạnh (giảm 6.741.681 triệu VND), đồng thời nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 đều tăng và lượng tăng vẫn lớn hơn sự giảm của nợ nhóm 1 (tăng tổng cộng 6.747.283 triệu VND). Nguyên nhân của việc này là do hai khoản dư nợ vay lớn của Vinalines là 853,7 tỷ đồng và 6 công ty liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên là 3.511,5 tỷ đồng đang được ngân hàng xếp vào nhóm nợ cần chú ý trong báo cáo hợp nhất năm 2012. Như vậy, ACB cần phải quan tâm hơn về vấn đề nợ xấu để tránh tình trạng tỷ lệ nợ xấu quá cao, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngân hàng. Sang năm 2013, tổng dư nợ tăng chủ yếu là do nợ nhóm 1 và nợ nhóm 5 tăng, nợ nhóm 5 tăng mạnh (tăng 84,5% so với năm 2012) nhưng nợ nhóm 2 đã giảm, có thể trong năm 2013, ACB đã thu hồi được một phần các khoản nợ liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên, tuy nhiên chất lượng nợ của các khoản cho vay này hầu như đã giảm và các khoản vay này sẽ được đưa vào nhóm có rủi ro cao hơn. Chính vì vậy, nợ q bạn năm 2013 có xu hướng giảm so với năm 2012 nhưng vẫn khá cao và những khoản cho vay quá hạn này khiến khoản trích lập dự phịng rủi ro của ACB năm 2013 tăng lên.
Năm 2014, tổng dư nợ tăng 9.134.034 triệu VND trong khi đó nợ quá hạn lại giảm 889.890, hơn nữa tỉ lệ nợ quá hạn nhỏ hơn 5% điều này cho thấy công tác quản trị rủi ro của ACB tương đối tốt. Tỉ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm trong những năm gần đây thể hiện ACB ngày càng chú trọng vào công tác quản trị rủi ro tín dụng sau những vụ bê bối vào năm 2012.
Biểu đồ 2: Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM
■ Tỷ lộnợxáu tại 30/6/2014 DTy lệnợxáu tại 31/12/ 2013
(Nguồn: http://ndh.vn)
Nhìn vào Biểu đồ 2 chúng ta có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của ACB năm 2013 và 2014 so với các ngân hàng khác cùng quy mô là khá cao, chỉ thấp hơn ngân hàng SHB. Mặc dù nợ xấu của ACB đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây, tuy nhiên nếu xét trong tổng thể các NHTM thì với tỷ lệ nợ xấu như vậy thì ACB vẫn được xếp trong nhóm các ngân hàng có mức độ rủi ro tín dụng cao nhất. Điều này cho thấy công tác quản trị RRTD, giám sát và thu hồi các khoản nợ của ACB chưa thực sự tốt và cần được chú trọng hơn nữa.
❖Tình hình rủi ro mất vốn
- Tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng
Dự phịng RRTD đã trích lập trong kỳ Tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng =-------------------------------------------------
Dư nợ cho vay
Như vậy nếu một ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro cao thì tỷ lệ trích lập dự phịng cũng sẽ càng cao, thơng thường tỷ lệ này dao động trong khoảng từ 0 đến 5% là tốt nhất cho ngân hàng.
Việc tính dự phịng cụ thể được căn cứ trên các tỷ lệ áp dụng cho từng nhóm nợ, dự phịng cụ thể được tính theo số dư các khoản cho vay từng khách hàng tại ngày 30
tháng 11 hàng năm trừ đi giá trị khấu trừ của TS ĐB. Giá trị khấu trừ của TS ĐB đuợc xác định theo các quy định của Quyết định 493 và Quyết định 18.
R = max {0, (A - C)} * r
- R: số tiền dự phịng cụ thể phải trích - A: giá trị của khoản nợ
- C: giá trị của TSĐB
- r: tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể
Theo Quyết định 493, một khoản dự phòng chung cũng đuợc lập với mức bằng 0,75% tổng số du của các khoản cho vay khách hàng, không bao gồm các khoản cho vay khách hàng đuợc phân loại vào nhóm nợ có khả năng mất vốn.
Biểu đồ 3: Tình hình rủi ro mất vốn của ACB giai đoạn 2011-2014
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
♦ Tỷ lệ trích lập DP
RRTD
M Tỷ lệ xóa nợ
(Nguồn: Số liệu tính tốn từ BCTC các năm của ACB)
Tỷ lệ trích lập DPRRTD của ACB có chiều huớng biến động giống với tỷ lệ nợ quá hạn trong giai đoạn 2012-2014 và có xu huớng giảm dần trong cả giai đoạn. Năm 2012, tỷ lệ này cũng tăng cao lên đến 1,46% (tăng 52,16% so với năm 2011), mức trích DPRR tăng mạnh là do nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 tăng mạnh, khiến cho mức
DPRRTD phải trích cũng tăng lên. Sang năm 2013, mức DPRRTD đã trích giảm 1 chút so với năm 2012 (giảm 1,4% so với năm 2012), nguyên nhân là do nợ từ nhóm 1 tăng, nợ nhóm 2 đến nhóm 5 giảm đáng kể nên mức trích DPRR cho nợ nhóm này giảm. Năm 2014 cũng tuơng tự nhu năm 2013 so với năm 2012. Nhu vâỵ, mức trích lập DPRRTD năm 2014 lớn hơn năm 2013 nhung tốc độ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của tổng du nợ nên tỷ lệ trích lập DPRRTD giảm so với năm 2013. Và tỷ lệ này
Năm 2014 2013 2012 2011 Nợ nhóm 5 (tỷ đồng) 1.796 2.122 1.150 ^297 Tổng Dư nợ (tỷ đồng) 116.324 107.190 102.815 102.809 Tỷ lệ nợ nhóm 5/ Tổng dư nợ 1,54% 1,98% 1,12% 0,3%
(Nguồn: Tính tốn dựa trên số liệu BCTC 2013, 2014)
Các khoản nợ nhóm 5 sau khi đã sử dụng DPRR để bù đắp, phần nợ còn lại sẽ được theo dõi ở ngoại bảng và sau 5 năm không thu được thì sẽ được xóa nợ. Như vậy nợ mất vốn đã xóa thường nhỏ hơn nợ nhóm 5, do đó tỷ lệ mất vốn thường nhỏ hơn tỷ lệ nợ nhóm 5/ Dư nợ. Qua bảng trên, ta có thể thấy, tỷ lệ nợ nhóm 5/ Tổng dư nợ tăng liên tục từ năm 2011 đến năm 2013, do đó tỷ lệ mất vốn cũng tăng lên qua các năm. Nợ nhóm 5 tăng rất tõ rệt qua bảng trên, từ năm 2011 đến năm 2013, nợ nhóm 5 bình
ln nằm trong ngưỡng an tồn, ln dưới 5%, như vậy với mức trích DPRRTD như vậy vẫn đảm bảo ngân hàng hoạt động tốt.
Biểu đồ 4: Trích lập dự phịng RRTD của các NHTM tính đến quý II /2014 (đơn vị: tỷ đồng)
(Nguồn: http://finanee.tvsi.com.vn)
Nhìn vào biểu đồ 4 có thể thấy rằng hầu hết các NHTM đều chi dự phòng rủi ro tăng so với cùng kỳ một năm trước. BIDV và Vietcombank là hai ngân hàng dẫn đầu về việc trích lập dự phịng, vì đây là các NHTM Nhà nước nên quy mơ tín dụng cao, do đó mức trích lập dự phịng rủi ro sẽ cao hơn. Đối với nhóm NHTM cổ phần thì mức trích lập DPRR của ACB cũng khá cao, chỉ sau MB và Techcombank. ACB là ngân hàng có mức tăng tưởng trích lập dự phịng cao nhất quý II /2014 với gần 355 tỷ đồng, tăng hơn 500% so với cùng kỳ năm trước. Việc tăng mức trích lập DPRRTD là do trong năm 2014, tổng dư nợ của ACB tăng, hơn nữa nợ xấu của hệ thống vẫn đang ở mức lớn. So với tồn ngành thì mức trích lập DPRRTD như vậy là hợp lý.
- Tỷ lệ xoá nợ
Xoá nợ
Tỷ lệ xoá nợ =-------------------------
Tổng dư nợ
Những khoản nợ khó địi sẽ được xố theo quy chế hiện hành (sau khi đưa ra hạch toán ngoại bảng) và được bù đắp bằng quỹ dự phòng RRTD. Như vậy một ngân hàng có tỷ lệ xố nợ cao thể hiện tỷ lệ mất vốn lớn, nghĩa là chất lượng tín dụng thấp.
Thông thường tỷ lệ này dưới 2% là ổn, nếu tỷ lệ này lớn (thường từ 2% trở lên) thì chất lượng tín dụng của ngân hàng được xem là có vấn đề.
Ta xét tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng dư nợ của ACB
năm 2014 thì tỉ lệ mất vốn có xu hướng giảm, chỉ còn 1,54% và tỷ lệ này ở mức dưới 2% cho thấy các khoản nợ của ACB vẫn được theo dõi, quản lý và trong tình trạng ổn định.
❖ Khả năng bù đắp rủi ro
Đo lường việc khoản nợ thực sự bị mất thì lượng dự phịng có đủ bù đắp khơng, lượng dư nợ bị thất thoát là lượng nợ mất vốn đã xố.
Dự phịng RRTD được trích lập HS khả năng bù đắp RRTD = ----------------------------------------------
NQH khó địi
Hệ số này đo lường việc khoản dự phịng rủi ro tín dụng được trích lập có đủ để
(Nguồn: số liệu tính tốn BCTC của ACB các năm)
❖Nhận xét:
- Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất có xu hướng ngày càng giảm từ
năm 2011-2013. Đặc biệt là sự giảm đáng kể 2,1 lần giữa năm 2011 và 2012 (giảm 60%), nguyên nhân là do dư nợ bị thất thoát tăng mạnh trong khi đó dự phịng RRTD tăng ít hơn so với dư nợ bị thất thốt. Sang năm 2014 chỉ số này lại có xu hướng tăng lên, tăng 0,15 lần (tăng 20%) do dư nợ bị thất thoát giảm, mức DPRRTD lại tăng. Tuy nhiên chỉ số này gần bằng 1, cũng được coi là chấp nhận được bởi trích lập dự phịng rủi ro đã gần như đảm bảo được cho khoản dư nợ bị thất thoát.
- Hệ số khả năng bù đắp RRTD cũng có xu hướng giảm mạnh trong năm 2012 giảm
gần 80% là do nợ quá hạn tăng mạnh (tăng 722%). Có thể thấy, các khoản nợ khó địi hay NQH của ACB năm 2012 tăng mạnh, khi mà ACB đã khơng thực hiện trích dự phịng RRTD đầy đủ, sau đó lại có xu hướng tăng từ năm 2012 tới hết năm 2014 chủ yếu là do nợ quá hạn có xu hướng giảm trong khi đó DPRRTD lại có xu hướng tăng.
Qua đây cho thấy ACB đang chú trọng đến việc trích lập DPRRTD và thắt chặt chính sách tín dụng, nhờ đó mà các khoản nợ q hạn khó địi, nợ nhóm 5 có xu huớng giảm. Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng lên, ngân hàng kinh doanh an tồn hơn.
Ket ln về nhóm chỉ tiêu đánh giá mức đơ rủi ro
Qua việc phân tích các nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro, nhận thấy xu huớng thay đổi chung của các nhóm chỉ tiêu đó là các tỷ lệ về nợ quá hạn và tỷ lệ mất vốn và tỷ lệ dự phòng RRTD của ACB ngày càng giảm và các hệ số về khả năng bù đắp rủi ro có xu huớng tăng. Cho thấy năm 2012 là một năm đầy khó khăn đối với ACB, tình hình nợ xấu ở mức đáng lo ngại và sang năm 2013, 2014 đã có sự cải thiện đáng kể khi các tỷ lệ về nợ quá hạn và tỷ lệ mất vốn có xu huớng giảm, đồng thời các hệ số về khả năng bù đắp rủi ro tăng lên so với năm 2012. Cho thấy, ACB đã chú ý hơn, giám sát chặt chẽ các khoản vay hơn và đã trích lập dự phịng đầy đủ hơn.
-I- Đánh giá mức đơ tâp trung trong danh mục tín dụng
Mức độ tập trung tín dụng là tỷ trọng đầu tu vốn tín dụng phân theo từng đối tuợng KH, từng nhóm KH, từng ngành, từng thời hạn, từng loại tiền và từng khu vực địa lý và mức độ tập trung cụ thể đối với từng chỉ tiêu là bao nhiêu thì lại tuỳ thuộc vào chính sách tín dụng của từng ngân hàng dựa trên quy định của NHNN trong từng thời kỳ.
Biểu đồ 6: Dư nợ cho vay theo loại hình cho vay
(Nguồn: BCTC của ACB năm 2013, 2014)
Theo loại hình cho vay, dư nợ cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước chiếm phần lớn trong tổng dư nợ cho vay, đều chiếm trên 98% nhưng có xu hướng giảm nhẹ đến năm 2014. Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư và trả thay cho khách hàng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ cho vay. Có thể thấy, ACB chỉ tập trung vào cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước, các hoạt động khác không đáng kể.
Biểu đồ 7: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế của ACB qua các năm
■ khác
■ hợp tác xã
■ công ty liên doanh ■ công ty CP, TNHH, TN ■ DNNN
■ công ty 100% vốn nước ngồi
(Nguồn: số liệu tính tốn từ BCTC của ACB)
Trong cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế, cho vay các công ty cổ phần, công ty TNHH, DNTN chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ, chiếm trên 50% nhưng lại có xu hướng giảm từ năm 2012 đến năm 2014; khoản cho vay chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu cho vay là cho vay cá nhân và khách hàng khác, chiếm trên 40% và có xu hướng tăng qua các năm. Các khoản vay khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng dư nợ cho vay của ACB.
❖Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh
Mức độ tập trung tín dụng theo ngành nghề kinh doanh là mức độ dồn vốn tín dụng theo danh mục các ngành nghề kinh tế, phụ thuộc vào chính sách đầu tư của ngân hàng trong từng thời kỳ kinh tế. Tuỳ từng điều kiện, tình trạng kinh tế và định hướng chung của Nhà nước mà mỗi ngành kinh tế có những xu hướng phát triển khác nhau có thể mở rộng hay thu hẹp đi. Do đó ngân hàng ln phải nghiên cứu, nắm bắt được xu hướng phát triển của mỗi ngành kinh tế để có những quyết định đầu tư hợp lý tránh rủi ro. Khi tỷ trọng vốn tín dụng ở ngành nghề nào càng cao thì mức độ rủi ro khi đầu tư vào ngành nghề đó càng lớn và mức lợi nhuận đem lại từ việc đầu tư vào ngành nghề đó là cao hơn.
Nội dung 2014 2013 2012
Tỷ trọng cho vay theo loại hình lớn nhất
(Cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước)
98,83% 98,84% 98,90%
Tỷ trọng cho vay theo thành phần kinh tế lớn
nhất (Công ty cổ phần, công ty TNHH, DNTN) 51% 54,11% 52,91%
Tỷ trọng cho vay theo ngành nghề lớn nhất
(Dịch vụ cá nhân và công đồng) 45,65% 42,27% 42,5%
Biểu đồ 8: Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của ACB qua các năm
Năm 2013 ■ Thương mại Năm 2014 ■ Thương mại ■Sản xuất và gia công chế biến ■xây dựng ■ Dịch vụ cá nhân và cộng đồng ■Sản xuất và gia công chế biến ■Xây dựng ■ Dịch vụ cá nhân và cộng đồng ■ Ngành khác ■ Ngành khách
(Nguồn: BCTC của ACB 2013,2014)
Dịch vụ cá nhân và công cộng chiếm tỷ trọng cao nhất trên 40% trong cơ cấu nợ của ACB trong những năm gần đây và có xu hướng tăng lên. Tình hình dư nợ của ngành này tăng do các cơ sở dịch vụ ngày càng chú trọng đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị để nâng cao sức cạnh tranh nên nhu cầu về vốn ngày càng tăng. Thương mại là ngành chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng dư nợ của ACB, trên 20% và có xu hướng giảm dần qua các năm. Dư nợ ngành giảm do cạnh tranh trong ngành