1.4 NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠTĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM
1.4.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạtđộng của NHTM dựa trên kết quả
phân
tích BCTC
Việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM thông qua các chỉ số được xem xét qua nhiều thời kỳ khác nhau để thấy được xu hướng phát triển và quy luật vận động của tình hình tài chính, ngồi ra việc nghiên cứu phải dựa vào thực tiễn hoạt động của ngân hàng và đi sâu vào từng bộ phận cấu thành chỉ tiêu phân tích, từ đó sẽ dễ dàng xác định nguyên nhân tăng giảm của các chỉ tiêu và dễ dàng tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Các hoạt động chủ yếu của NHTM gồm: huy động vốn, cho vay, đầu tư và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Do vậy các nhà quản trị cần phải đo lường hiệu quả cho từng hoạt động và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dựa trên kết quả phân tích BCTC của NHTM là:
1.4.4.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp
Sự cạnh tranh khốc liệt gữa các ngân hàng với nhay trong việc thu hút khách hàng buộc các nhà quản trị mỗi ngân hàng phải đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, tạo được khác biệt với các ngân hàng khác thì mới có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở phân tích BCTC, ngân hàng phải đánh giá được những hoạt động nào nên đầu tư mở rộng, hoạt động nào cần hạn chế, xây dựng các mục tiêu và phương thức để đạt được những mục tiêu đó, để kết quả kinh doanh được tối ưu. Các nhóm giải pháp đựa ra cần đạt được:
- Sự tăng trưởng về số lượng khách hàng: ngân hàng cần đưa ra các chiến lược khách hàng mục tiêu mới, nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới kèm theo chất
lượng tốt, chính sách giá phù hợp. Các nhân viên khách hàng phải hoạt động
tích cực,
phục vụ đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra ngân hàng cịn phải mở
rộng quy mơ, mạng lưới phân phối, nâng cao uy tín thương hiệu thì hoạt động kinh
doanh mới có hiệu quả.
- Tăng cường doanh thu, lợi nhuận: để nâng cao lợi nhuận chung của NHTM, ngoài việc tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao cơng tác quản lý thì các giải pháp
nhằm tối đa hóa lợi nhuận đối với từng khách hàng cũng là mục tiêu cần đạt trong
- Các chính sách quản lý, phát triển nguồn nhân sự nhằm đảm bảo chất lượng cán bộ trong ngân hàng, phát huy được các năng lực vốn có của ngân hàng
1.4.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn tạo lập từ hệ thống ngân hàng chủ yếu là huy động tiền gửi từ các cá nhân và tổ chức kinh tế. Nếu lấy vốn huy động cho vay quá lớn thì dễ dẫn đến nguy cơ ẩn chứa rủi ro cho ngân hàng. Các ngân hàng có thể gặp nguy cơ rủi ro thanh khoản do kỳ hạn các khoản cho vay chưa phù hợp với cơ cấu kỳ hạn vốn huy động. Việc phân tích BCTC cung cấp các thơng tin về tốc độ tăng trưởng huy động vốn, thực trạng cơ cấu nguồn vốn sẽ đánh giá được ảnh hưởng của nó đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Dựa vào đó ngân hàng có thể đưa ra các giải pháp:
- Mở rộng quy mô, tốc độ tăng trưởng vốn huy động trên cơ sở kết quả kinh doanh đạt được, sử dụng thêm các công cụ huy động mới mà ngân hàng chưa
tận dụng
đến.
- Tìm kiếm khách hàng mới, thiết kế các sản phẩm huy động thích hợp để thu hút nguồn tiền gửi
1.4.4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động tạo lợi nhuận chính cho NH nhưng ln tiềm ẩn nhiều rủi ro, sự phát triển của hoạt động tín dụng phải phù hợp với sự tăng trưởng của huy động vốn, đảm bảo an toàn cho hệ thống. Các chỉ tiêu khi phân tích BCTC như quy mơ, tốc độ tăng trưởng tài sản, chất lượng tín dụng đều có thể dùng để đánh giá năng lực hoạt động tín dụng của ngân hàng. Qua đó, định hướng và tìm các giải pháp nhằm khắc phục hay mở rộng hoạt động tín dụng.
- Điều chỉnh chính sách tín dụng, phát triển các sản phẩm mới để thu hút thêm khách hàng. Các quy trình, điều kiện cho vay phải thay đổi theo thị trường và
nhu cầu
của khách hàng. Xem xét tỷ trọng cho vay đối với huy động vốn và tài sản sinh
lời của
ngân hàng giúp nhà quản trị xác định được khả năng mở rộng hoạt động tín
dụng của
ngân hàng, có cịn phát huy thêm được không hay cần phải thu hẹp đảm bảo sự cân
bằng giữa tài sản có và nợ, hay các chỉ tiêu thanh toán theo quy định của nhà
nước, và
so với trung bình của hệ thống thì trạng thái của ngân hàng có thua kém hơn khơng.
1.4.4.4. Giải pháp tăng thu nhập, kiểm sốt chi phí
Các chỉ tiêu phản ánh thu nhập, chi phí, tỷ suất lợi nhuận so với tài sản phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng, chênh lệch giữa chi phí đầu vào và thu lãi đầu ra nhằm cung cấp các thông tin cho nhà quản trị xây dựng chính sách kinh doanh vừa thu hút khách hàng vừa đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng.
- Phát triển hoạt động huy động, cho vay để tăng nguồn thu, đồng thời quản lý tốt để đảm bảo thu lãi và chi phí huy động, như tỷ lệ NIM giúp ngân hàng dự báo trước
khả năng sinh lời thơng qua việc kiểm sốt chặt chẽ tài sản sinh lời và việc tìm kiếm
những nguồn vốn có chi phí thấp nhất, NIM cũng được sử dụng để đô lường mức
chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thơng qua
việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp
nhất. Các chỉ số về thu nhập ngoài lãi đo lường nguồn thu và chi phí ngồi lãi (như
tiền lương, sửa chữa, bảo hành thiết bị, chi phí tổn thất tín dụng,...), qua đó phản ánh
hiệu quả việc quản lý chi phí, các chính sách về hoạt động dịch vụ hay đầu tư kinh
doanh khác, hỗ trợ hoạt động hoạch định các chiến lược kinh doanh mới để nâng cao
khả năng sinh lời. Nhà quản trị sẽ đưa ra các giải pháp để giảm chi phí, đảm bảo chi
phí lãi phù hợp với tình hình kinh tế và trung bình ngành, các khoản chi phí phi lãi
cũng được kiểm soát chặt chẽ.
- Mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư khác, để tăng các thu nhập phi lãi. Các hoạt động đầu tư mua chứng khốn, cổ phần, góp vốn liên doanh, liên kết được phản
ánh qua các chỉ tiêu tỷ trọng so với tài sản, tỷ suất đầu tư về lợi nhuận tạo ra so với
nguồn vốn đầu tư. Trên cơ sở đó, người phân tích BCTC có thể nắm được tình hình
năng thu hút vốn mới cần thiết cho sự mở rộng và duy trì vị thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.
1.4.4.5. Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động
Kết quả phân tích BCTC là cơ sở xác định vị thế tài chính của ngân hàng trong hệ thống, qua đó đánh giá năng lực hoạt động của các nguồn lực hiên có của NHTM. Với sự phát triển đa dạng của các loại hình kinh doanh, các ngân hàng phải mở rộng thêm nhiều hoạt động, đầu tư thêm vào các nguồn lực để đạt được hiệu quả.
- Điều chỉnh cơ cấu tổ chức cho phù hợp vì vai trị quan trọng của các nhà quản trị điều hành trong việc phát triển ngân hàng.
- Chất lượng nguồn nhân lực ngày một được nâng cao để đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Sự phát triển của huy động, cho vay hay dịch vụ
đòi hỏi
thêm các cán bộ có trình độ năng lực, việc mở rộng kinh doanh theo phương hướng
nào để ngân hàng đưa ra chính sách tuyển dụng và đạo tạo nhân sự phù hợp nhất.
- Đánh giá hệ thống công nghệ thông tin hiện tại của ngân hàng, có theo kịp sự phát triển của thị trường, khả năng sinh lời của ngân hàng nếu chưa đạt được
hiệu quả
là do chất lượng cơ sở vật chất, thì ngân hàng cần phải đầu tư nâng cấp kịp thời để
đảm bảo phục vụ được nhu cầu của khách hàng. Không những thế, giải pháp
nâng cao
công nghệ ngân hàng luôn được các ngân hàng quan tâm và cập nhập theo sự phát
triển của ngành trên toàn thế giới.
- Phát triển mạng lưới phân phối trên cơ sở phân tích báo cáo ngành và tình hình kinh doanh của ngân hàng. Tìm kiếm thị trường tiềm năng, cũng như phân tích
các thị
trường mà ngân hàng chưa có cơ hội tiếp cận hay chưa đạt hiệu quả cao, trên cơ
sở đó
tập trung mở rộng hay điều chỉnh cho phù hợp.
- Đa dạng hóa sản phẩm, nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới để tăng khả năng cung cấp các dịch vụ tài chính phù hợp, mở rộng quy mơ hoạt động kinh doanh.
doanh phải thay đổi kịp thời để xử lý được những tình trạng có vấn đề như nợ xấu hay thiếu hụt thanh khoản,...
- Các giải pháp tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, tổ chức tốt hệ thống quản trị. Vì đây là cơ sở để ngân hàng có thể thực hiện hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro, việc đề ra các chính sách quản trị phù hợp phải đi theo công tác tổ chức thực hiện đúng đắn, chất lượng, trên cơ sở tình hình rủi ro phân tích được để xác định hoạt động cần tập trung thanh tra giám sát, đưa ra các điều chỉnh phù hợp.
CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN 2011-2013