Tình hình ngân hàng MB giai đoạn 2011-2013

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính NHTMCP quân đội giai đoạn 2011 2013 và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khoá luận tốt nghiệp 567 (Trang 38 - 49)

2.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÂN TÍCH BCTC CỦA MB

2.1.1. Tình hình ngân hàng MB giai đoạn 2011-2013

2.1.1.1. Thông tin chung của MB

Tên công ty: Ngân hàng TMCP Quân Đội

Tên tiếng anh: Military Commercial Joint Stock Bank Mã chứng khốn: MBB (HSX)

Vốn điều lệ: 11,3 nghìn tỷ đồng

Trụ sở chính: tịa nhà MB, 21 Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: (84 4) 6277 7222

Nhóm ngành: tài chính-ngân hàng 2.1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh

Ngân hàng Thương mại Cổ phân Quân đội MB được thành lập vào 4/11/1994 với mục tiêu ban đầu là đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp Quân đội. Sau 20 năm phát triển, MB ngày càng phát triển lớn mạnh và trở thành một trong năm NHTMCP hàng đầu. MB đứng thứ nhất về tổng tài sản và đứng thứ ba về vốn điều lệ trong các NHTMCP. MB đã xây dựng sự hiện diện và danh tiếng của mình trên nguyên tắc hoạt động thận trọng và tăng trưởng bền vững. Từ đó, MB trở thành một tập đồn tài chính với ngân hàng là cơng ty mẹ hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng thương mại và các công ty con hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ tài chính và bất động sản. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của MB bao gồm:

Ngân hàng thương mại

MB cung cấp một loạt các dịch vụ kinh doanh ngân hàng theo các quy định của NHNN:

- Huy động vốn - Cho vay

- Dịch vụ bảo lãnh - Dịch vụ thanh toán

- Kinh doanh và giao dịch ngoại tệ - Các dịch vụ thẻ

- Đầu tư vốn cổ phần và trái phiếu, và đầu tư dài hạn vào các công ty con và công ty liên kết

Ngân hàng đầu tư

Hoạt động ngân hàng đầu tư được thực hiện bởi cơng ty Cổ phần Chứng khốn Ngân hàng Quân Đội (MBS), tiền thân là cơng ty Chứng khốn Thăng Long. MBS cung cấp đầy đủ các dịch vụ chứng khoán, như mơi giới, dịch vụ tài chính, phân tích, và các dịch vụ ngân hàng đầu tư. Ngày 9/12/2012, MBS sáp nhập với VITS, một công ty chứng khoán nhỏ hơn với vốn điều lệ 46 tỷ đồng và lỗ lũy kế là 24,6 tỷ đồng.

Quản lý quỹ

Công ty cổ phần quản lý quỹ MB (MB Capital), được thành lâp vào cuối năm 2006 với 100 tỷ đồng vốn điều lệ. sau đó tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng vào cuối tháng 12/2013, trong dó MBB sở hữu 84,65%. MB Capital cung cấp dịch vụ quản lý tài quỹ, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn đầu tư, và các dịch vụ quản lý tài sản.

Quản lý tài sản

Công ty TNHH Quản lý tài sản MB (MBAMC, Ltd) 100% thuộc sở hữu của MB với vốn điều lệ trên 882 tỷ đồng, các hoạt động chính của MBAMC là:

- Mua bán và giải quyết nợ xấu - Đầu tư kinh doanh tài sản đảm bảo - Đầu tư kinh doanh bất động sản

Bất động sản

MBB có hai cơng ty con hoạt động trong lĩnh vực bất động sản là Công ty cổ phần địa ốc MB (vốn điều lệ gần 654 tỷ đồng) và Công ty cổ phần Việt R.E.M.A.X (vốn điều lệ 100 tỷ đồng). Công ty CP địa ốc MB tập trung vào mảng kinh doanh và đầu tư đất đai, các dự án nhà ở, cịn lĩnh vực kinh doanh chính của Việt R.E.M.A.X là phát triển và quản lý cao ốc văn phòng cho thuê.

2.1.1.3. Một số điểm nổi bật giai đoạn 2011-2013

Năm 2011, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều diễn biến phức

tạp, tác động mạnh tới hoạt động của ngành ngân hàng, tình hình lạm phát và thất nghiệp tăng cao. Tại Việt Nam, bức tranh kinh tế không mấy sáng sủa, hoạt động ngân hàng theo đó cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như cạnh tranh gay gắt về huy động vốn, nợ xấu gia tăng, tăng trưởng tín dụng bị hạn chế và kiểm sốt chặt, cùng nhiều thay đổi trong chính sách quản lý của NHNN Việt nam.

Tuy nhiên, MB đã duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định, kết quả kinh doanh lần nữa lại cho thấy MB là ngân hàng an tồn, phát triển bền vững, các chỉ tiêu tài chính chủ yếu đạt mức tăng từ 20-30% so với 2010. Cũng trong năm này, định hướng

chiến lược mạng lưới tối ưu trong nước và phát triển dần ra khu vực đã được triển

khai rõ nét. MB đã có 176 điểm giao dịch và mạnh dạn đặt chân vào thị trường Campuchia, sau khi bước đầu thuận lợi tại thị trường Lào. Ngày 1/11/2011, MB đã

chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán HCM và MBB là một

trong những mã chứng khoán được nhiều nhà đầu tư quan tâm, lựa chọn với tính thanh khoản cao.

Năm 2011, MB chứng kiến nhiều sự thay đổi, trong đó có sự chuyển giao vị

trí Chủ tịch HĐQT từ Thượng tướng Trương Quang Khánh cho người kế nhiệm là

Thượng tướng Lê Hữu Đức từ ngày 28/04/2011.

Trong năm, MB đã triển khai thành công dự án nâng cấp Core T24 từ R5 lên

phiên bản R10 nhằm cập nhật những tính năng mới của hệ thống và thay đổi kiến trúc

hệ thống theo hướng hiện đại hơn. Đồng thời, triển khai dự án, sản phẩm công nghệ mới như sản phẩm ưu đãi cho tài khoản BankPlus, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử eMB, BankPlus, eCom; sản phẩm tài khoản MB VIP,... Đặc biệt, đã khai trương và cung cấp cho khách hàng sản phẩm tư vấn tài sản (MB Private) với dịch vụ tài chính cao cấp, dự án các báo cáo ALM, dự án cổng thông tin doanh nghiệp., nâng cấp đường truyền và thiết bị mạng WAN và nghiệm thu toàn bộ các đường truyền với Viettel, bổ sung và điều chỉnh chức năng phân quyền cho người sử dụng theo chức danh để kiểm sốt an tồn giao dịch. Về phát triển mạng lưới, MB đưa vào hoạt động thêm 36 điểm giao dịch, nâng tổng số điểm trên toàn hệ thống lên 176 điểm giao dịch, đồng thời xây dựng bộ chỉ tiêu xếp hạng chi nhánh, quy hoạch mạng lưới giao dịch tối ưu tại các khu vực kinh tế trọng điểm trong nước và tại các nước trong khu vực.

Năm 2012, MB đã tiến hành thành công việc tăng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ.

Chuyển hội sở MB về 21 Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội, đáp ứng nhu cầu làm việc của hơn 1.000 cán bộ nhân viên Hội sở và Sở giao dịch. Cũng trong năm này, MB thực hiện tái cấu trúc, tăng năng lực tồn diện 5 cơng ty thành viên, triển khai nhiều chương trình kinh doanh lớn. MB đã ghi tên trong top 5 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam.

Năm 2013, MB tiếp tục xin tăng vốn điều lệ lên 11.256 tỷ đồng bằng cách

phát hàng 63,125 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và các cán bộ công nhân viên. 2.1.1.4. Lợi thế cạnh tranh

Thị phần tăng trưởng nhanh

MB đã tập trung phát triển tại khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong tổng số 182 chi nhánh và phòng giao dịch, 60 địa điểm ở Hà Nội, 37 điểm ở TP.HCM. Tại Hà Nội, MB dẫn đầu về thị phần tín dụng (23%) và huy động (22%) trong số các NHTMCP. Ở các thành phố lớn khác, MB nằm trong nhóm 5 NHTMCP lớn nhất trên địa bàn về hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh chính như tổng tài sản, huy động, tín dụng, lợi nhuận. Đặc biệt, MB đã bước đầu mở rộng thị trường sang Lào và Campuchia bằng việc lần lượt mở chi nhánh tại mỗi nước.

Có mối quan hệ lâu bền và ổn định với cổ đông lớn

Các cổ đông lớn của MB chủ yếu là các doanh nghiệp có uy tín và các tổ chức tài chính như Viettel, Vietcombank, Tổng cơng ty Trực thăng Việt Nam, Tổng công ty Tân cảng Sài Gon,... Mối quan hệ chặt chẽ giữa MB và các cổ đơng giúp MB có được một cơ cấu cổ đơng ổn định, góp phần tích cực vào việc tăng vốn của MB.

Chi phí huy động vốn ổn định và thấp hơn trung bình ngành

MB có một cơ cấu tiền gửi đa dạng từ khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp và các TCTD. Trong đó, khách hàng doanh nghiệp đóng góp phần tiền gửi lớn nhất. MB có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp Quốc phòng lớn và các tập đoàn kinh tế lớn. Đây được coi là những khách hàng trung thành và các mối quan hệ chiến lược này đã mang lại sự ổn định trong cả hoạt động cho vay và huy động vốn cho MB, giúp MB đạt được mức chi phí vốn thấp hơn mức trung bình của các NHTMCP khác. Bên cạnh đó, MB cũng cung cấp một số dịch vụ thu hộ tiền, quản lý tiền mặt cho khách hàng doanh nghiệp của mình bằng những sản phẩm dịch vụ tài chính được tùy chỉnh theo yêu cầu. Các dịch vụ này không chỉ giúp MB cải thiện trạng thái tiền mặt mà còn giúp MB giảm bớt chi phí vốn.

Hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả

Quản lý rủi ro đóng vai trị quan trọng trong chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2015 của MB. Trong những năm qua, MB đã tiếp cận một cách toàn diện và hiệu quả các chuẩn mực Basel II, triển khai không chỉ quản trị rủi ro tín dụng, mà cịn quản trị rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Ngân hàng đã xây dựng hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng nội bộ từ năm 2007 và hiện đang hoàn thành hệ thống xếp hạng-phê duyệt tín dụng áp dụng cho nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ.

Đi đầu trong việc áp dụng công nghệ mới

MB đã nỗ lực để luôn theo kịp và sử dụng những công nghệ hàng đầu trong ngành ngân hàng. MB đã triển khai thành công hệ thống ngân hàng lõi T24 từ năm 2007, nâng cấp hệ thống lên phiên bản R10 năm 2010, và phiên bản mới nhất Temenos R13 trong năm 2014. Ngoài ra, ngân hàng còn đầu tư xây dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu thông minh (Datawarehouse), hệ thống thông tin quản trị (MIS) để nâng cao hiệu quả hoạt động và quản trị rủi ro. MB cũng hợp tác với Viettel cung cấp dịch vụ Bankplus và là ngân hàng cung cấp dịch vụ này tốt nhất (tổng số giao dịch thực hiện 500.000 lượt/tháng, tỷ lệ lỗi thấp nhất 0,37%). MB cũng đã triển khai thành cơng các kênh thanh tốn điện tử khác như VNPAY, MPLUS.

Năm GDP Nông, lâm nghiệp vàthuỷ sản Cơng nghiệp xây dựng

Dịch vụ

2.1.2. Tình hình kinh tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011- 2013

2.1.2.1. Tình hình nền kinh tế Việt Nam

a) Tăng trưởng kinh tế

Năm 2011, nền kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp: lạm phát tăng, giá

dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực, thực phẩm và giá vàng trên thị trường thế giới tiếp tục xu hướng tăng cao đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế trong nước. Trước tình hình đó, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, nhờ những điều chỉnh kịp thời nền kinh tế đã có những chuyển biến theo hướng ổn định hơn nhưng nhìn chung vẫn cịn rất nhiều khó khăn. Vốn đầu tư xã hội/GDP năm 2011 đạt 33,3% là nguyên nhân góp phần làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm. Cùng với đó, lãi suất chưa giảm nhiều; nhu cầu ngoại tệ và sức ép tỷ giá cuối năm cịn lớn; nhiều doanh nghiệp cịn rất khó khăn... Hệ quả là mức tăng trưởng kinh tế của cả năm 2011 chỉ đạt 5,89%, thấp hơn so với chỉ tiêu điều hành là 6%.

Bước sang năm 2012, kinh tế - tài chính của Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng

bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới, do khủng hoảng tài chính và nợ cơng ở châu Âu chưa được giải quyết. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế không cao mà chủ yếu là nhu cầu vay để đảo nợ. Kết quả là nhiều DN gặp khó khăn dẫn đến phá sản hoặc tạm dừng, thu hẹp sản xuất, công ăn việc làm, thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng. Để ổn định kinh tế vĩ mơ, Chính phủ đã ban hành triển khai các nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho các DN, tập trung vào miễn, giảm, gia hạn nộp thuế cho các DN thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Nhờ đó đã kịp thời kiểm sốt được CPI của năm 2012 tăng 6,81%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 18,13% năm 2011 và 11,75% năm 2010. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, đây là kết quả không bền vững và chưa phải là xu thế chuyển đổi.

Năm 2013, tình hình kinh tế vẫn cịn nhiều thách thức, mục tiêu phát triển

kinh tế - xã hội đặt ra là: “Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội”. Nhiều giải pháp đã được Quốc hội thông qua và triển khai với những kết quả bước đầu. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát tiếp tục được kiểm sốt, đến tháng 11/2013 CPI tăng 5,5%. Tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 11/2013 đạt 9%. Mặt bằng lãi suất giảm, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 7 - 9%/năm. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều lĩnh vực chưa chuyển biến, tăng trưởng cịn chậm, chưa vững chắc, nhất là cơng nghiệp và nơng nghiệp. Lạm phát tuy đã được kiểm soát nhưng nguy cơ tiềm ẩn còn cao. Sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn, nợ xấu tuy đã giảm xuống so với trước nhưng vẫn còn ở mức cao.

Theo giá so sánh năm 2010, GDP bình quân giai đoạn 2011-2013 đạt 5,6%/năm. Tuy chưa đạt kế hoạch đề ra ban đầu, song đây là mức tăng có thể chấp nhận được và có phần cao hơn chút ít so với mức bình qn của các nước ASEAN (5,1%/năm trong thời kỳ 2011-2013, theo IMF). Tuy nhiên, điều rất lo ngại là, khu vực sản xuất vật chất có xu hướng giảm dần tốc độ tăng trưởng (Bảng 1).

2012 5,25 2,68 5,75 5,90

b) Lạm phát

Trong 6 tháng đầu năm 2011, lạm phát tăng 13,29% so với đầu năm và tăng 20% so cùng kỳ năm trước, gây khó khăn cho nỗ lực kiềm chế lạm phát, thị trường bất động sản và chứng khoán sụt giảm mạnh. chỉ số giá tiêu dùng của năm 2011 đã tăng lên 1,5 lần so với mức lạm phát của năm trước (từ mức 11,75% của năm 2010 lên 18,13%). Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng lên, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, trực tiếp gây ra tình trạng rủi ro, bất ổn đe dọa hệ thống ngân hàng.

Sang giai đoạn 2012-2013, nhờ kiên trì theo đuổi mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm đã giảm từ mức 18,13% năm 2011 xuống 9,21% năm 2012 và năm 2013 lạm phát ở mức khoảng 6,04%. Mặt bằng lãi suất huy động đã giảm từ mức 17%-18% của năm 2011 xuống còn 7%-10%/năm, mặt bằng lãi suất cho vay giảm còn 9%-12%/năm, hiện lãi suất cho vay khoảng 9%-11,5% (các lĩnh vực ưu tiên là 7%-9%), tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn từ ngân hàng. Bội chi ngân sách, nợ chính phủ, nợ cơng, nợ nước ngồi của quốc gia theo cách đánh giá của Việt Nam vẫn trong giới hạn kiểm soát. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) vẫn có xu hướng tăng lên.

c) Tỷ g

Khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008-2009 và suy thối kinh tế đã gây tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế trong nước, dịng vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh, gây áp lực lạm phát và tỉ giá, buộc NHNN Việt Nam phải liên tục điều chỉnh tăng tỉ giá USD, với những biện pháp quyết liệt thị trường ngoại tệ đã ổn định dần. Cuối năm

2011, tỉ giá chính thức chỉ tăng 10,01% so với cùng kỳ năm trước và đứng ở mức 20.828 VND, tỉ giá niêm yết tại các NHTM tương đối ổn định và nằm trong biên độ cho phép, trạng thái ngoại hối của các NHTM được cải thiện.

Đến cuối năm 2012, tỉ giá và thị trường ngoại hối tiếp tục ổn định, giá USD mua

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính NHTMCP quân đội giai đoạn 2011 2013 và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khoá luận tốt nghiệp 567 (Trang 38 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w